kiến trúc IDEA
Dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và những phân tích cơ bản đã nói trong bài làm, em xin tổng hợp đưa ra một vài nhận xét về tình hình tài chính của Công ty như sau:
3.1. Ưu điểm
Qua việc phân tích BCTC của công ty CP Tư vấn đầu tư và phát triển kiến trúc IDEA trong giai đoạn từ 2017 đến 2019, chúng ta có thể thấy một số điểm nổi bật, đó là:
• về tình hình thanh toán
Hệ số thanh toán tổng quát, hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh năm 2019 đều tăng so với 2018 và ở mức cao so với các doanh nghiệp đầu ngành cho thấy rằng tình hình thanh toán của công ty đang tốt dần lên và thể hiện Công ty có những điều kiện để thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn.
Công ty không sử dụng nợ dài hạn trong giai đoạn 2012-2014 cũng là một sự tích cực nhất định. Nếu công ty sử dụng nợ dài hạn sẽ phát sinh chi phí về lãi vay, gánh nặng nợ về dài hạn. Mặt khác, Công ty cũng không đầu tư lớn vào tài sản cố định trong thời gian này mà tập trung vào sản xuất kinh doanh nên những khoản nợ trong dài hạn không phải là sự cấp bách cần có
• về cơ cấu tài chính doanh nghiệp
Hệ số nợ, hệ số tự tài trợ và D/E của công ty tương đối thấp hàm ý rằng công ty có số vốn hiện có lớn hơn số tiền đi vay, chứng tỏ khả năng tự lập về tài chính của công ty khá cao, không phải phụ thuộc vào các khoản vay từ ngân hàng hay các chủ nợ khác
• về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp phân tích đang có những biến động tích cực, sự gia tăng của vòng quay tổng tài sản và vòng quay hàng tồn kho trong năm 2019 chính là một dấu hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh, cho thấy tài sản được sử dụng một cách có hiệu quả hơn
Kỳ thu tiền bình quân năm các năm đều giảm chứng tỏ doanh nghiệp đang làm tốt công tác thu hồi các khoản phải thu do sự giảm xuống từ các khoản phải thu của doanh nghiệp
• về khả năng sinh lời
Ta có thể thấy hai chỉ số tài chính ROE và ROS của DN thì đều nhỉnh hơn so với 2018 chứng tỏ DN đã sử dụng vốn chủ một cách hợp lý và hiệu quả
3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành quả đã đạt được thì công ty vẫn còn một số điểm hạn chế cần phải được phát hiện và xử lý:
3.2.1. Hạn chế
• về tình hình thanh toán
Trong cơ cấu vốn của Công ty chỉ có nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu mà không có nợ dài hạn. Điều này chỉ phù hợp nếu Công ty không đầu tư thêm tài sản dài hạn hoặc đang tập trung vào kinh doanh. Tuy nhiên, mục tiêu của Công ty là mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô DN, tức là phải đầu tư thêm các tài sản cố định như máy móc thiết bị, xây dựng nhà máy mới và các phương tiện di chuyển.
Mặt khác, nếu sử dụng nợ ngắn hạn mà đầu tư tài sản dài hạn sẽ gây ra rủi ro trong thanh toán, do các khoản nợ ngắn hạn có thời gian thanh toán dưới một năm. Chính vì vậy, Công ty cần đa dạng các nguồn vốn tài trợ hơn nữa
Trong cơ cấu vốn của Công ty chỉ có nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu mà không có nợ dài hạn. Điều này chỉ phù hợp nếu Công ty không đầu tư thêm tài sản dài hạn hoặc
đang tập trung vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, theo như mục tiêu của Công ty là mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, tức là phải đầu tư thêm các tài sản cố định như máy móc thiết bị, và các phương tiện di chuyển. Mặt khác, nếu sử dụng nợ ngắn hạn mà đầu tư tài sản dài hạn sẽ gây ra rủi ro trong thanh toán, do các khoản nợ ngắn hạn có thời gian thanh toán dưới một năm. Chính vì vậy, Công ty cần đa dạng các nguồn vốn tài trợ hơn nữa.
• về cơ cấu tài sản
Việc quản lí và sử dụng tài sản của Công ty còn một số hạn chế, hiệu suất sử dụng tổng tài sản chưa cao. Trong quá trình đầu tư vào tài sản, công ty chưa tính toán và cân đối tốt cơ cấu tài sản của mình làm cho hiệu suất sử dụng tài sản chưa đạt hiệu quả như năm 2018
• về tình hình lợi nhuận
Ta có thể thấy năm 2019 các chỉ tiêu sinh lợi như ROA và tỷ suất lợi nhuận gộp đều giảm cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản và kinh doanh chưa đạt hiệu quả so với năm trước
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sinh lợi khác như ROE, ROS vẫn còn rất thấp cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản yếu kém mặc dù đã có cải thiện trong năm 2019, Công ty vẫn chưa có biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả
3.2.2. Nguyên nhân
Thứ nhất, do năng lực quản lý vốn bằng tiền của công ty chưa thực sự cân đối. Nếu lượng tiền và tương đương tiền dự trữ quá lớn sẽ làm tăng chi phí, còn nếu dự trữ quá ít sẽ hạn chế khả năng thanh toán, làm gia tăng rủi ro tài chính
Thứ hai, trong năm qua, công ty giảm việc đầu tư vào TSNH, doanh thu thuần và tài sản bị giảm đi so với năm 2018 cũng là nguyên nhân khiến cho hiệu suất sử dụng tài sản bị giảm đi.
Thứ ba, khả năng sinh lời của công ty còn ở mức rất thấp chưa tương xứng với doanh thu đạt được của công ty.
+ Mặc dù tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty ở mức trung bình nhưng lại có sự sụt giảm qua các năm, đây là dấu hiệu của việc công ty làm ăn kém hiệu quả và đang gặp khó khăn trong việc kiếm soát chi phí.
+ Các nhân tố tác động làm giảm tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản là do lợi nhuận sau thuế và TTS bình quân giảm trong giai đoạn 2018-2019 khiến cho ROA giảm nhẹ so với năm trước
Hai chỉ tiêu đo lường hiệu quả sinh lợi này giảm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản yếu kém mặc dù đã có cải thiện, cho thấy Công ty vẫn chưa có biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả
Thứ tư, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty không ổn định, năm 2018 dòng tiền này lại bị âm, cho thấy dòng tiền của Công ty là chưa tốt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của khóa luận đã giới thiệu sơ lược về Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và phát triển kiến trúc IDEA bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu quản lý của Công ty và nội dung phân tích báo cáo tài chính của Công ty. Đồng thời, để đánh giá khách quan hơn, em đã so sánh một số chỉ tiêu phân tích của Công ty với bốn công ty đầu ngành dịch vụ tư vấn thiết kế, xây dựng để xem xét quy mô và mức độ thanh toán của doanh nghiệp đang phân tích.
Trong chương này, em đã phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty. Qua những chỉ tiêu đã phân tích, chúng ta thấy được những khía cạnh tích cực và hạn chế của Công ty, từ đó nhà quản lí, nhà đầu tư, nhà phân tích tài chính sẽ có cái nhìn tổng thể và đánh giá chính xác hơn
Dựa vào những pahan tích ở chương này, chúng ta có thể thấy được những thành tựu mà doanh nghiệp đã đạt được để từ đó tiếp tục phát huy, bên cạnh đó cũng tìm được những hạn chế mà doanh nghiệp phải khắc phục, lấy đó làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty ở chương 3
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN
TRÚC I.D.E.A
Việc đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp là vô cùng khẩn thiết bởi vì nó sẽ giúp các chủ sở hữu doanh nghiệp đưa ra những phương hướng giải quyết kịp thời, ứng biến tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, chủ doanh nghiệp sẽ nắm bắt và áp dụng chiến lược một cách linh hoạt để hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao
Với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thành tựu đạt được luôn tồn tại một số hạn chế nhất định. Việc tìm hiểu nguyên nhân hạn chế là hết sức quan trọng từ đó làm tiền đề xây dựng hệ thống những giải pháp và phương hướng chính xác nhằm cải thiện năng lực tài chính của công ty. Hiểu rõ được sự quan trọng đó, em đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích số liệu thông qua BCTC của công ty và xin đưa ra một vài đánh giá cũng như giải pháp tạm thời cho công ty như sau: