4. Nội dung phân tích
4.4. Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
Các tỷ suất sinh lời luôn được các nhà quản trị, nhà đầu tư, các chủ nợ và các nhà phân tích tài chính quan tâm bởi chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và lãi của DN
Đây là một nội dung phân tích được nhiều đối tượng chú trọng, nó gắn liền với lợi ích của họ ở hiện tại và tương lai, đồng thời là một trong những cơ sở tham khảo để ra quyết định đầu tư, cho vay hay các quyết định tài chính khác sao cho phù hợp.
Khả năng sinh lời có mối quan hệ chặt chẽ với năng lực hoạt động và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng sinh lời, nhà phân tích có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau, như tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tài sản và vốn chủ sở hữu,...
4.4.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu
Lợi nhuận gộp là mức lợi nhuận đầu tiên, cho các nhà phân tích biết công ty tạo ra sản phẩm tốt như thế nào hoặc cung cấp dịch vụ hiệu quả ra sao so với đối thủ cạnh tranh
Tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của công ty bằng cách tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán.
λ, L i nhu n g p Doanhthu-GVHBợ ậ ộ
T su t l i nhu n g p = ——ỷ ấ ợ ậ ộ ---■—— =--- ---—---
Doanh thu Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nếu không tính đến chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có tỉ suất lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó
Ví dụ, công ty ABC kiếm được 20 triệu $ doanh thu từ sản xuất các vật dụng và phải gánh chịu 10 triệu $ trong chi phí giá vốn hàng bán.
φ Lợi nhuận gộp trên doanh thu của ABC là 20 - 10 = 10 triệu $
^ Tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu hay tỉ lệ lãi của công ty lúc này là: 10/20 = 0,5 (50%)
Điều này đồng nghĩa với việc, trong 1 $ doanh thu của công ty ABC có 0,5 $ lợi nhuận
4.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu của DN để thấy được hiệu quả mà việc sản xuất kinh doanh mang lại
Tử số của công thức trên có thể là các khoản mục lợi nhuận khác nhau, được lấy ra từ Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ, tùy theo mục đích và đối tượng phân tích mà nhà nghiên cứu lựa chọn, chẳng hạn lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản cố định hữu hình và vô hình (EBITDA), lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay lợi nhuận hoạt động (EBIT), lợi nhuận trước thuế (EBT), lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng (EAT).
Nhưng thông thường, các nhà phân tích lựa chọn lợi nhuận sau thuế làm tử số, khi đó tỷ suất này trở thành tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
___________ L i nhu n ròng (LN sau thu )ợ ậ ế
ROS (%) = —--- ' ,ɪ.--- X 100
Doanh thu
Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chính thường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản
4.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng tài sản hiện có của DN. Chỉ số này cho thấy một công ty sử dụng tài sản của mình hiệu quản đến mức nào, bằng cách thể hiện mức độ lợi nhuận của công ty so với tài sản của chính nó.
ROA được xác định bằng công thức sau:
____ L i nhu n ròng (l i nhu n sau thu )ợ ậ ợ ậ ế
ROA (°%) - ---x 100
(Tổng tài sản bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng tổng tài sản tại một thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối kỳ, thay cho tổng tài sản bình quân).
Neu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp
Ví dụ: Doanh nghiệp A có tổng tài sản đầu năm 2014 là 160 tỷ VND, tổng tài sản cuối năm 2014 là 240 tỷ VND và lợi nhuận sau thuế 2014 là 20 tỷ VND. Vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2014 của công ty là: ROA = 20 tỷ / [(160 tỷ + 240 tỷ)/2] = 0,1 hay 10%, tức là trong năm 2014, trung bình với mỗi đồng vốn đầu tư vào tài sản thì doanh nghiệp A tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Giả sử ROA trung bình ngành 2014 là 20%. Như vậy, ROA của công ty A trong năm 2014 thấp hơn các công ty ở mức trung bình của ngành này, cho thấy công ty A chưa khai thác các tài sản của mình một cách hiệu quả, hoặc tần suất sử dụng các tài sản quá thấp, không tương xứng với tiềm năng sinh lợi của các tài sản mà doanh nghiệp có
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Các ngành công nghiệp khác nhau sẽ có ROA khác nhau. Nếu ngành sử dụng nhiều vốn và đòi hỏi giá trị TSCĐ cao cho hoạt động thì sẽ có ROA thấp. Tuy nhiên, một số công ty có tài sản lớn có thể có ROA lớn nếu thu nhập của họ đủ cao. Theo nguyên tắc chung, ROA <5% được coi là DN sử dụng nhiều tài sản, ROA >20% được coi là DN sử dụng ít tài sản
4.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời tốt nhất giúp nhà phân
tích nhận diện lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp so với những đối thủ khác trong ngành, được xác định theo công thức sau:
ROE(o∕0) = L iợ nhu nậ sau thuẽ
v n CSH bình qu nỗ ẫ X 100
(VCSH bình quân trong kỳ được tính bằng trung bình cộng của VCSH đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp không có đủ số liệu, nhà phân tích có thể sử dụng VCSH tại một thời điểm nào đó, ví dụ thời điểm cuối kỳ, thay cho VCSH bình quân).
Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có VCSH đầu năm 2014 là 120 tỷ VND, VCSH cuối năm 2014 là 200 tỷ VND, lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 20 tỷ VND. Vậy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2014 là: ROE = 20 tỷ / [(120 tỷ + 200 tỷ)/2] = 0,125 hay 12,5%, tức là trong năm 2014, trung bình với mỗi một đồng vốn do chủ sở hữu đầu tư, doanh nghiệp tạo ra được 0,125 đồng lợi nhuận sau thuế. Giả sử ROE trung bình ngành năm 2014 là 16%. ROE của công ty A năm 2014 thấp hơn mức trung bình ngành, cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu. Nhà quản lý doanh nghiệp cần điều tra nguyên nhân khiến cho ROE của công ty thấp như vậy là gì và từ đó xây dựng biện pháp giải quyết phù hợp.
Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành. Chẳng hạn, với ngành mang tính phòng thủ cao như ngành Hàng tiêu dùng sẽ có chỉ số ROE thông thường sẽ ở mức 15.4%. Hay với với ngành Công nghệ thông tin, có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu thì chỉ số ROE trung bình vào khoảng 22% hoặc lớn hơn.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay được đem so sánh với tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA). Neu ROE lớn hơn ROA thì có nghĩa là đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực, nghĩa là công ty đã thành công trong việc huy động vốn của cổ đông để kiếm lợi nhuận với tỷ suất cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà công ty phải trả cho các cổ đông.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, em khái quát những vấn đề cơ bản về năng lực tài chính doanh nghiệp, bao gồm: khái niệm, các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến việc đánh giái năng lực tài chính của công ty
Bên cạnh đó, nội dung chương 1 cũng đề cập đến các phương pháp phân tích báo cáo tài chính bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tỷ số, và mô hình tài chính Dupont. Các phương pháp này đều được sử dụng phổ biến trong phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp.
Tiếp theo là nội dung phân tích. Theo lý thuyết, các nhà phân tích BCTC thường chú trọng đến các nội dung như: phân tích bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ số tài chính đặc trưng. Tuy nhiên, xuất phát từ mục tiêu phân tích cũng như nội dung của đề tài, em chú trọng đi sâu vào phân tích các nhóm chỉ số tài chính đặc trung gồm: các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời
Mã ngành Mô tả
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
KIẾN TRÚC I.D.E.A