2. Phân tích báo cáo tài chính của công ty CP Tư vấn đầu tư và phát triển kiến trúc IDEA
2.2. Tình hình cơ cấu tài chính của doanh nghiệp
Việc sử dụng nợ vay để phục vụ cho mục đích kinh doanh là nhu cầu tất yếu của bất kì doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa để bù đắp được sự thiếu hụt vốn trong kinh doanh, mặt khác để gia tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên cổ phần (EPS)
Bên cạnh đó, đây được coi là “lá chắn thuế” bởi khoản tiền lãi vay mà doanh nghiệp vay phục vụ cho mục đích kinh doanh đó được xem là chi phí hợp lý và được trừ vào thu nhập chịu thuế của DN, cho nên số tiền thuế TNDN phải nộp sẽ giảm bớt, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhưng mặt khác, việc sử dụng đồn bẩy tài chính nói trên không phải lúc nào cũng đem lại các kết quả tích cực và lợi nhuận cao cho chủ doanh nghiệp, bởi vì nếu như chúng ta không sử dụng vốn vay nợ đó một cách chính đáng và phù hợp thì nó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận và cả uy tín của doanh nghiệp
Để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính của DN, chúng ta có thể xem xét dựa trên một vài chỉ tiêu tài chính sau:
T ng nổ ợ 1. H s n = —.ệ ố ợ ɑ . Tongtaisan T ng nổ ợ 2. H s n trên VCSH =ệ ố ợ ■ ■ v n CSHố "... v n CSHố 3. H s t tài tr =ệ ố ự ợ --- - - — T ng ngu n v nổ ồ ố . _ . ʌ TSNH 4. T su tỷ ấ đ u ầ t vào TSNH = —.ư —-TTT—— T ng tài sanổ _ _ ʌ,. _ . ʌ____________ TSDH 5. T su tỷ ấ đ u ầ t vào TSDH = —.————ư Ta có bảng sau:
Bảng 6: Bảng tổng hợp nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính tại công ty CP Tư vấn đầu tư và phát triển kiến trúc IDEA giai đoạn 2017-2019
2 Tổng tài sản VNĐ 6,766,619,17 7 8,676,936,526 5,513,621,222 3 Vốn chủ sở hữu VNĐ 6,322,861,31 3 4,682,673,460 4,745,022,916 4 Tổng nguồn vốn VNĐ 6,766,619,17 7 8,676,936,526 5,513,621,222 5 Tổng tài sản bình quân VNĐ 9,723,293,08 7 7,721,777,852 7,095,278,874 6 VCSH bình quân VNĐ 6,318,466,42 5 5,502,767,387 4,713,848,188 7 Tài sản ngắn hạn VNĐ 6,354,909,48 1 8,226,959,583 5,212,175,511 8 Tài sản dài hạn VNĐ 411,709,696 449,976,943 301,445,711 9 Hệ số nợ Lần 0.07 0.46 0.14 10 Hệ số nợ trên VCSH Lần 0.07 0.85 0.16 11 Hệ số tự tài trợ Lần 0.93 0.54 0.86
12 Tỷ suất đầu tư vào TSNH
Lần 0.93 0.95 0.95
13 Tỷ suất đầu tư
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
2.2.1. Hệ số nợ
Hệ số nợ của công ty đang phân tích tại năm 2018 là 0.46 lần, cao hơn so với cả hai năm còn lại lần lượt là 0.39 (so với năm 2017) và 0.32 lần (so với năm 2019)
Năm 2017, trong một đồng vốn kinh doanh thì công ty chỉ có 0.07 đồng được hình thành từ vay nợ bên ngoài. Đến năm 2018 thì tăng lên trong một đồng vốn kinh doanh có 0.46 đồng sử dụng nợ vay. Tuy nhiên, đến năm 2019, con số này lại giảm đi đáng kể, do vốn sử dụng vay nợ chỉ chiếm 14% trong một đồng vốn kinh doanh
Có thể thấy rằng doanh nghiệp này đang có mức độ độc lập tương đối cao, dó đó không bị ràng buộc hay bị gây sức ép từ các khoản nợ vay. Hệ số nợ của công ty tại năm 2019 giảm xuống 69.57% so với năm 2018 vì cả tổng nợ và tổng vốn chủ sở hữu đều giảm. Hệ số nợ củ công ty khá thấp chứng tỏ khẩ năng độc lập về tài chính của công ty khá tốt. Hơn nữa, do đặc thù là một loại hình kinh doanh dịch vụ nên việc không sử dụng nhiều vốn vay cũng là điều dễ hiểu
2.2.2. Hệ số nợ trên VCSH (D/E)
Hệ số nợ trên VCSH (D/E) của công ty đều nhỏ hơn 1 nghĩa là số vốn hiện có của doanh nghiệp nhiều hơn số tiền đi vay. Cụ thể, trong giai đoạn 2017-2018, tỷ số D/E của công ty tăng mạnh từ 0.07 lên 0.85 do tổng nợ tăng và VCSH giảm, lại thêm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh từ 1.79 tỷ VNĐ lên 15.2 tỷ VNĐ chứng tỏ DN đã khai thác tốt nợ vay tăng lợi nhuận. Nhưng con số này không ở mức ổn định bởi đến năm 2019, hệ số nợ trên VCSH của công ty lại giảm nhiều so với năm 2018 (0.69 lần) tương đương với 81.18% cho thấy doanh nghiệp không phải chịu áp lực trong việc trả nợ và rủi ro biến động lãi suất ngân hàng.
Hệ số này giảm mạnh do nợ của DN giảm và VCSH tăng. Tuy nhiên do đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp, là một doanh nghiệp dịch vụ thì việc không cần sử dụng vốn vay cũng hết sức bình thường.
2.2.3. Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ của công ty trong hai năm gần đây đều giảm so với năm 2017, nhưng năm 2019 thì hệ số này lại được cải thiện so với năm 2018 vì vốn CSH tăng và tổng nguồn vốn giảm, chứng tỏ khả năng tự bảo đảm và độc lập về mặt tài chính của DN ở mức cao và đang dần được cải thiện.
Chỉ tiêu
Năm
2017 2018 2019
Trị số này tại thời điểm năm 2019 đạt 0.86, tăng lên 0.32 lần so với năm 2018 và tiến đến 1, từ đó các chủ nợ sẽ cảm thấy an toàn hơn khi chấp nhận hồ sơ vay vốn của đơn vị này
2.2.4. Tỷ suất đầu tư vào TSNH
Tỷ suất đầu tư vào TSNH năm 2017 là cứ trong 100 đồng vốn kinh doanh thì có 93 đồng bỏ vào đầu tư cho TSNH, và hai năm trở lại đây thì cứ 100 đồng vốn kinh doanh thì có 95 đồng đầu tư vào TSNH. Có thể thấy rằng, số tiền đầu tư cho loại tài sản này tại công ty đang ở mức cao và tăng qua các năm do tài sản ngắn hạn tăng nhiều hơn mức tăng của tổng tài sản.
Năm 2018, tài sản ngắn hạn tăng 29.46% trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng 28.23%. Đến năm 2019, mặc dù TSNH và tổng tài sản đều thấp hơn năm 2018, nhưng vẫn có tỷ suất đầu tư TSNH cao vì TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của công ty.
2.2.5. Tỷ suất đầu tư vào TSDH
Tỷ suất đầu tư vào TSDH cho biết việc bố trí cơ cấu tài sản của công ty. Tỷ suất đầu tư của công ty trong 3 năm đều rất thấp ( chỉ dao động từ 5% -> 6% ). Trong hai năm gần đây, tỷ suất đầu tư của công ty là 5% lần thấp hơn so với năm 2017 là 6%. Ta có thể thấy công ty chưa chú trọng đến việc đầu tư vào tài sản cố định cũng như các TSDH khác.
Tuy nhiên, việc đầu tư như vậy của công ty được coi là hợp lý, do đặc điểm của doanh nghiệp là tư vấn thiết kế và giám sát xây dựng là chủ yếu, và là doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên công ty có thể ít chú trọng việc đầu tư vào tài sản dài hạn.