1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng khác đến phát triển kinh tế trang trại
1.1.9.1. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sự phát triển của KTTT. Trong những năm qua nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật đã được áp dụng mạnh mẽ và nhanh chóng vào trong nông nghiệp. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá như là yếu tố đầu vào cho sản xuất của các trang trại đó là các loại vật tư, phân bón, giống cây con các loại, máy móc thiết bị... Chính những yếu tố đầu vào có chất lượng tốt đã tạo ra một khả năng to lớn góp phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.
Số lượng trang trại ngày càng tăng lên trong đó có nhiều trang trại đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh những loại cây trồng vật nuôi, những loại sản phẩm mới có năng suất và chất lượng cao
hơn và do đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại một cách rõ rệt.
1.1.9.2. Chính sách của nhà nước
Chính sách của Nhà nước là yếu tố quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, trong đó hình thức KTTT được khuyến khích phát triển mạnh mẽ. Thực tế cho thấy các trang trại ở các nước tiên tiến phát triển mạnh mẽ không chỉ vì trình độ sản xuất kinh doanh của trang trại mà một yếu tố hết sức quan trọng đó là có sự tác động và hỗ trợ mạnh mẽ của các chính sách tích cực từ Nhà nước đặc biệt là các chính sách về đất đai, chính sách về đầu tư, chính sách thuế và các chính sách hỗ trợ khác, ở nước ta trong những năm gần đây nhờ những chính sách cụ thể của Nhà nước đã góp phần tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng các loại hình KTTT. Các chủ trang trại đã mạnh dạn đầu tư vào việc hình thành và phát triển KTTT với nhiều loại hình trang trại khác nhau.
1.1.9.3. Trình độ chủ trang trại và các điều kiện khác
Việc quản lý sản xuất kinh doanh của KTTT trên thực tế là quản lý một doanh nghiệp. Vì vậy, chủ trang trại phải có trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho trang trại hoạt động có hiệu quả. Trong nền kinh tế tiểu nông, chỉ cần có những người nông dân, chủ hộ cần cù lao động, còn trong kinh tế thị trường lại cần có những chủ trang trại đồng thời là chủ doanh nghiệp năng động, đủ năng lực điều hành quản lý trang trại đạt hiệu quả cao.
Năng lực quản lý điều hành của chủ trang trại thể hiện ở khả năng về quản lý tư liệu sản xuất, quản lý lao động, quản lý vốn sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành, xây dựng kế hoạch, quy hoạch sản xuất, tiêu thụ nông sản phẩm.
Tài liệu thống kê ở các nước trong khu vực cũng cho thấy trình độ học vấn chuyên môn của chủ trang trại tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập của các trang trại.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1. Tình hình phát triển trang trại trên thế giới
Trong lịch sử phát triển KTTT ở các nước đã diễn ra sự biến động về số lượng và quy mô trang trại, theo quy luật tăng về số lượng trong thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa và giảm dần về số lượng trong thời kỳ hình thành công nghiệp hóa, còn quy mô trang trại thì biến động theo chiều hướng ngược lại sự biến động của số lượng trang trại.
1.2.1.1. Kinh tế trang trại ở một số nước công nghiệp phát triển
Cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở châu Âu từ thế kỷ XVIII và ở đây cũng là nơi đầu tiên xuất hiện hình thức tổ chức trang trại trong nông nghiệp sản xuất hàng hoá thay thế cho hình thức sản xuất tiểu nông của những người nông dân và hình thức điền trang của các thế lực phong kiến quý tộc.
- Vương quốc Anh: Cho rằng nông nghiệp cũng phải xây dựng các xí nghiệp lớn như trong công nghiệp. Vì vậy từ đầu thế kỷ XIX họ đã thúc đẩy tập trung ruộng đất để lập các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn. Giữa thế kỷ XIX các trang trại gia đình quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao. Cuối thế kỷ XIX loại hình này phát triển mạnh. Năm 1950 nước Anh có 453.000 trang trại, đến năm 1987 giảm xuống 254.000 trang trại. Tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2,1%.
- Pháp: Từ cuối thế kỷ thứ XIX (giai đoạn đầu của công nghiệp hoá), số trang trại ở Pháp tăng từ 5 triệu lên 5,6 triệu với quy mô về đất đai bình quân mỗi trang trại là 11 ha. Cuối thế kỷ XX, khi nước Pháp đã có nền công nghiệp hiện đại, số trang trại giảm xuống còn 980.000 trang trại, song quy mô của mỗi trang trại đã lớn hơn nhiều so với trước đây, khoảng từ 25 - 30 ha/trang trại. Chỉ với gần 1 triệu trang trại đã sản xuất ra số lượng nông sản thực phẩm gấp 2,2 lần nhu cầu trong nước, tỷ suất hàng hoá về hạt ngũ cốc là 95%, thịt, sữa là 70-80% và rau quả trên 70%.
- Mỹ: Mỹ là một nước có nền nông nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại bậc nhất trên thế giới; có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. TT gia đình ở Mỹ chiếm 87% trong tổng số TT, 65% diện tích đất đai và 70% giá trị nông sản sản xuất ra, năm 2012 có tổng là 2.109.363 TT đã sản xuất ra khoảng 50% sản lượng ngô, đậu tương…, tổng giá trị mà các TT tạo ra năm 2012 đạt 394,6 tỷ Đô la Mỹ, Diện tích đất đai bình quân ở Mỹ hiện nay là 174 ha/TT. Lao động làm thuê trong các TT ở Mỹ rất ít. Các TT gia đình ở Mỹ nhờ áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất nên sản lượng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp đủ nuôi được 80 người. Các TT nông nghiệp của Mỹ có trình độ chuyên môn hóa rất cao với 20 chuyên ngành phân bố trên 10 vùng sản xuất khác nhau như vành đai ngô, đậu tương, lúa mì, vành đai sữa… Nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh về chất lượng và giá thành sản phẩm. Các TT của Mỹ không hoạt động đơn độc mà nằm trong hệ thống liên ngành mang tên AGRIBUSINEESS, bao gồm các ngành chế tạo vật tư, thiết bị phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, mạng lưới các TT nông nghiệp, hệ thống dịch vụ và lưu thông sản phẩm nông sản có mối liên hệ chặt chẽ thông qua lợi ích kinh tế. Thực tế TT qui mô nhỏ ở Mỹ tạo ra nhiều sản phẩm hơn so với TT quy mô lớn được tính trên đơn vị diện tích, ngược trở lại thì các TT có quy mô lớn hơn thường có xu hướng sản xuất độc canh vì chúng thuận lợi cho việc sử dụng các máy móc thiết bị lớn hơn nên có thể thu được lợi nhuận cao hơn vì chi phí thấp
(http://www.vacvina.org.vn/..../Kinhtetrangtrai/..../365.html TT nước Mỹ).
1.2.1.2. Kinh tế trang trại ở một số nước châu Á
Ở châu Á, nhiều nước thuộc vùng Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, đã đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước và cũng chính ở các nước này KTTT đã sớm hình thành và ngày càng phát triển cao.
- Nhật Bản năm 1886 có 3,8 triệu trang trại, đến năm 1950 có 6,17 triệu trang trại và đến năm 1995 chỉ còn 4,2 triệu trang trại. Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm là 1,2%. Diện tích trang trại bình quân năm 1950 là
- Hàn Quốc: Năm 1953 có 2.249.000 trang trại, năm 1979 giảm xuống 1.172.000 trang trại. Số lượng trang trại giảm bình quân hàng năm 0,7%. Diện tích bình quân của trang trại năm 1953 là 0,86 ha, năm 1979 là 1,2 ha. Diện tích bình quân trang trại tăng 0,9% hàng năm.
- Đài Loan: Trong thời kỳ 1952-1970 (thời kỳ đầu công nghiệp hoá), trang trại ở Đài Loan cũng phát triển theo quy luật chung đó là số lượng tăng lên liên tục, còn quy mô mỗi trang trại thì nhỏ. Khi công nghiệp đã phát triển thì ngược lại, số lượng trang trại giảm và quy mô diện tích của một trang trại tăng. Năm 1952 số lượng trang trại ở Đài Loan là 679.000 trang trại, quy mô 1,29 ha/trang trại, năm 1960 có 714.000 trang trại với quy mô 1,12 ha/trang trại, năm 1988 có 739.000 trang trại với quy mô 1,2 ha/trang trại.
- Thái Lan: ở Thái Lan số lượng trang trại và bình quân diện tích mỗi trang trại đều lớn hơn ở Đài Loan. Năm 1963 có 3.214.000 trang trại, diện tích bình quân 3,5 ha/trang trại, năm 1988 có 5.245.000 trang trại, diện tích bình quân 4,52 ha/trang trại. Bình quân sử dụng lao động ở Thái Lan là 3,7 người/trang trại. Sự đóng góp to lớn của các trang trại được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực sản xuất hàng nông sản, Thái Lan đã trở thành một trong những nước xuất khẩu trái cây đứng đầu thế giới và hàng năm xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn gạo (Lê Xuân Lãm, 2011).
1.2.1.3. Một số nhận xét về tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
- Quá trình phát triển trang trại ở hầu hết các nước trên thế giới đều có xu hướng chung là: Thời kỳ đầu công nghiệp hoá, số lượng trang trại nhiều, quy mô nhỏ. Khi công nghiệp phát triển đạt trình độ cao thì số lượng giảm, quy mô tăng.
- Trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao. Kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá.
- Kinh tế trang trại là kết quả tất yếu của kinh tế hộ gắn với sản xuất hàng hoá là bước tiến bộ mới về tổ chức sản xuất của nhân loại.
- Kinh tế trang trại có thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng khác nhau (tư bản tư nhân, cổ phần, liên doanh, uỷ thác...) nhưng trang trại gia đình là loại hình thích hợp, phổ biến nhất. Trên thế giới, trang trại gia đình chiếm khoảng 80- 90% tổng số trang trại.
- Hiệu quả sản xuất - kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai, lao động vì năng suất, chất lượng sản phẩm còn chịu ảnh hưởng rất lớn của việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cũng như trình độ tổ chức quản lý của chủ trang trại.
- Sự phát triển của KTTT gắn liền với công nghiệp hoá, với sự phát triển của kinh tế thị trường.
- Công nghiệp chế biến và dịch vụ cho trang trại là điều kiện hết sức quan trọng để thúc đẩy trang trại hoạt động có hiệu quả.
- Vai trò của Chính phủ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển KTTT thông qua các chủ trương, chính sách vĩ mô. Các nước đang phát triển ở châu Á, số lượng trang trại đang có chiều hướng tăng lên và chưa đến thời kỳ giảm, vì các nước này đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa. Như ở Ấn Độ số lượng trang trại tăng từ 44,35 triệu (năm 1953) lên 97,720 triệu (năm 1985). Tại Philippin số lượng trang trại tăng từ 1,64 triệu (năm 1948) lên 3,42 triệu trang trại (năm 1980).
1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về KTTT đều khẳng định trang trại ở nước ta đã xuất hiện nhiều thế kỷ. Trải qua trong thời kỳ lịch sử của đất nước, quá trình hình thành và phát triển của trang trại cũng có sự khác nhau. Lê Trọng (2000) cho rằng: Nhìn lại lịch sử cho thấy trang trại ở nước ta đã hình thành từ thời nhà Trần, lúc bấy giờ được gọi là điền trang. Nhưng theo từ điển Tiếng Việt thì điền trang là trang trại của quý tộc, thời phong kiến. Đến đời nhà Hậu Lê, Nhà nước chủ trương mở rộng khẩn hoang lập đồn điền. Đồn điền cũng đồng nghĩa với trang trại. Người nước ngoài gọi là Farm và
cũng được dịch là trang trại, là đồn điền. Lực lượng lao động khai hoang lập đồn điền chủ yếu là phạm nhân, tù binh và một số binh lính đóng đồn ở các địa phương. Đến đời nhà Nguyễn: Từ năm 1802 - 1855 triều đình đã ban hành 25 quyết định về khẩn hoang với hình thức chủ yếu chiêu mộ dân phiêu tán để khẩn hoang lập ấp trại hoặc xã. Đồng thời, Nhà nước dùng binh lính và tù nhân bị lưu đầy để khẩn hoang hoặc giao cho tư nhân chiêu mộ dân khai phá đất hoang để lập đồn điền - trang trại - phát canh thu tô. Năm 1888 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cho bọn địa chủ thực dân được quyền lập các đồn điền (trang trại).
- Về số lượng: Theo Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 của Tổng cục Thống kê cho thấy KTTT phát triển nhanh về số lượng ở hầu hết các vùng trong cả nước, đến thời điểm 01/7/2016 cả nước có 33.488 trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT&BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại; tăng 13.460 trang trại (tăng 67,2%) so với năm 2011. Từ năm 2011 đến năm 2016 bình quân mỗi năm số lượng trang trại của cả nước tăng hơn 13%. Trong đó, vùng Đồng bằng Sông Hồng có số lượng trang trại tăng mạnh nhất (tăng 6.435 trang trại) chiếm gần một nửa số trang trại tăng thêm trong vòng 5 năm qua của cả nước.
Số lượng trang trại tăng tập trung chủ yếu ở loại hình trang trại chăn nuôi, tăng 14.521 trang trại (gấp 3,3 lần) so với cùng kỳ năm 2011. Trong vòng 5 năm qua, bình quân mỗi năm trang trại chăn nuôi tăng hơn 45%. Số lượng trang trại thủy sản giảm mạnh, giảm 2.172 trang trại (giảm 48%) so với năm 2011, giảm trung bình gần 10% mỗi năm.
Đến ngày 01/7/2016, cả nước có 9.216 trang trại trồng trọt, chiếm 27,5% trong tổng số trang trại của cả nước; 20.869 trang trại chăn nuôi,
chiếm 62,4%; 112 trang trại lâm nghiệp, chiếm 0,3%; 2.350 trang trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 7% và 941 trang trại tổng hợp, chiếm 2,8%.
Trang trại sử dụng nhiều đất đai, tạo công ăn việc làm cho người lao động Đến thời điểm 01/7/2016, các trang trại sử dụng 187 nghìn ha diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 35,9 nghìn ha so năm 2011. Trong đó, có 60 nghìn ha đất trồng cây hàng năm; 79,5 nghìn ha đất trồng cây lâu năm; 17,6 nghìn ha đất lâm nghiệp và 29,8 nghìn ha đất nuôi trồng thủy sản. Bình quân 1 trang trại sử dụng 5,6 ha đất sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Các trang trại đã sử dụng 134,7 nghìn lao động làm việc thường xuyên, tăng 40 nghìn lao động (tăng 42,4%) so với năm 2011. Trong đó, lao động của hộ chủ trang trại là 75,8 nghìn người, chiếm 56,3% tổng số lao động, còn lại là lao động thuê mướn thường xuyên. Bình quân 1 trang trại sử dụng 4,0 lao động thường xuyên. Số lượng lao động bình quân 1 trang trại giảm so với năm 2011 (năm 2011 là 4,7 lao động) do các trang trại đã áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa máy móc thiết bị vào phục vụ các khâu trong sản xuất, bên cạnh đó việc gia tăng số lượng trang trại chăn nuôi, loại hình trang trại sử dụng ít lao động hơn các loại hình trang trại khác (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản).
Trang trại tạo nhiều giá trị sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của các trang trại năm 2016 đạt 93.098 tỷ đồng, tăng 54.007 tỷ đồng (tăng 138,2%) so với năm 2011. Bình quân 1 trang trại đạt 2.780 triệu đồng, tăng 828 triệu đồng (tăng 42,4%).
1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Ba Chẽ
Ba Chẽ là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, với diện tích và điều kiện tự nhiên có nhiều lợi thế để phát triển KTTT, đặc biệt là các trang trại nông, lâm nghiệp. Cũng như nhiều nơi khác