1. Tính cấp thiết của đề tài
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Bảng 2.2. Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm
2019 I
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện
(theo giá hiện hành)
Triệu đồng 722.565 863.325 1.080.447
1 Ngành nông, lâm
nghiệp, thủy sản Triệu đồng 366.559,6 403.173,8 515.373,2 2 Ngành công nghiệp,
3 Ngành dịch vụ Triệu đồng 215.324,4 252.954,2 273.353,1 4 Tốc độ tăng giá trị sản
xuất các ngành kinh tế % 15,0 15,3 16,6
II
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh
tế (theo giá hiện
hành) % 100,0 100,0 100,0 1 Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản % 49,9 46,7 47,7 2 Ngành công nghiệp % 20,3 24,0 27,0 3 Ngành dịch vụ % 29,8 29,3 25,3
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện năm 2019
Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) trên địa bàn huyện tăng từ 722.565 triệu đồng năm 2017 lên 1.080.447 triệu đồng năm 2019. Tăng trưởng kinh tế của huyện thể hiện ở cả 3 lĩnh vực sản xuất là ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, ngành công nghiệp và ngành dịch vụ, trong đó ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất, 02 ngành còn lại có mức tăng trưởng tương đương nhau.
Cơ cấu kinh tế của huyện Ba Chẽ chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 49,9% năm 2017 xuống còn 47,7% năm 2019 (giảm 2,2%). Ngành dịch vụ giảm từ 29,8% năm 2017 xuống còn 25,3% năm 2019 (giảm 4,5%). Ngành công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ 20,3% năm 2017 lên còn 27% năm 2019 (tăng 6,7%). Việc chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Ba Chẽ, tuy nhiên vẫn cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ và công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến, trong đó chú trọng vào chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp, dược liệu để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
2.1.2.2. Điều kiện xã hội a) Dân số
Huyện Ba Chẽ được chia thành 8 đơn vị hành chính gồm 07 xã và 1 thị trấn, được chia thành 03 tiểu vùng. Tiểu vùng 1 bao gồm 3 xã phía Tây là Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm; Tiểu vùng 2bao gồm 3 xã Thanh Lâm, Thanh Sơn, Đồn Đạc; Tiểu vùng 3 gồm Thị trấn Ba Chẽ và xã Nam
dân số nông thôn: 17.534 người (chiếm 78,9% dân số toàn huyện), dân số thành thị là 4.676 người (chiếm 21,1% dân số toàn huyện).
Theo giới tính: Năm 2019 dân số nữ trung bình là 10.786 người, chiếm 48,56%; Đặc biệt với sự kiên trì của công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỷ số giới tính đã chuyển về thế cân bằng hơn và đạt mức 101 nam/100 nữ.
Huyện Ba Chẽ có 9 dân tộc anh em sinh sống rải rác ở 86 điểm dân cư thuộc 75 thôn, khu phố. Nhiều nhất là dân tộc Dao với 9.750 người (chiếm 43,7%), tiếp theo là dân tộc Kinh 4.485 người (chiếm 20,2%), dân tộc Sán Chỉ 4.020 người (chiếm tỷ lệ 18,1%), Tày 3.620 (16,3%), các dân tộc còn lại (Sán Dìu, Hoa, Thái, Mường, Nùng) chiếm tỷ lệ nhỏ (1,7%).(Theo Báo
cáo 2019 của Chi cục Thống kê huyện).
Tỷ suất sinh của huyện năm 2019 giữ ở mức ổn định 19,6. Tỷ suất sinh ở khu vực nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị là do nguyên nhân sự nhận thức và tiếp thu các kiến thức về KHHGĐ của người dân thành thị luôn nhanh và có hiệu quả hơn người dân nông thôn. Bên cạnh đó các thông tin, truyền thông về dân số và KHHGĐ đến với từng người dân thành thị được thuận lợi dễ dàng hơn. Một nguyên nhân nữa là do đặc thù của huyện, đặc biệt là các xã chiếm trên 80% dân số là dân tộc nên sự nhận thức về kiến thức KHHGĐ còn rất hạn chế. Đặc biệt do sự nhận thức của người dân các xã còn trọng nam khinh nữ nên số người sinh con thứ 3 trở lên ở các xã chiếm tỷ lệ cao, trong năm 2019 toàn huyện có 117 cháu ra đời là con thứ 3 trở lên. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện giảm từ 2% năm 2017 xuống còn 1,61% năm 2019.
Bảng 2.3. Dân số huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Dân số phân theo thành thị,
nông thôn Người 21.977 23.377 22.210
- Thành thị Người 4.605 4.652 4.676
- Nông thôn Người 17.372 17.725 17.534
2 Dân số phân theo giới tính Người 21.977 22.377 22.210
- Nam Người 11.328 11.559 11.424
- Nữ Người 10.649 10.818 10.786
3 Mức giảm tỷ suất sinh ‰ 23,9 20,9 19,6
4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 2,0 1,68 1,61
Nguồn: Niên giám Thống kê 2019 b) Lao động và việc làm
Bảng 2.4. Tình hình lao độnghuyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1
Số người trong độ tuổi lao động phân theo thành thị, nông thôn
Người 13.867 13.631 13.811
- Thành thị Người 3.425 2.984 3.938
- Nông thôn Người 10.442 10.647 9.873
2
Số người trong độ tuổi lao động phân theo giới tính Người 13.867 13.631 13.811 - Nam Người 7.388 7.261 7.345 - Nữ Người 6.479 6.370 6.466 3 Lao động theo ngành, lĩnh vực Người 13.867 13.631 13.811
- Nông nghiệp Người 10.066 10.196 9.855
- Phi nông nghiệp Người 3.801 3.435 3.956
4 Giải quyết việc làm mới Lao động 475 495 550 5 Tỷ lệ lao động qua đào
tạo % 46,7 52,1 63,5
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2019
Số người trong độ tuổi lao động của huyện tính đến hết năm 2019 là 13.811 người, chiếm 62,2% tổng dân số toàn huyện. Giai đoạn 2017-2019 có sự chuyển dịch lao động giữa khu vực thành thị và nông thôn, trong khi lao động thành thị tăng từ 3.425 người năm 2017 lên 3.938 người năm 2019 thì lao động nông thôn giảm từ 10.442 người năm 2017 xuống còn 9.873 người năm 2019. Như vậy có thể thấy lao động khu vực nông thôn vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Điều này đặt ra vấn đề phải tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.
Lao động theo giới tính: Lao động là nam giới tính đến hết năm 2019 là 7.345 người, chiếm 53,2% tổng số người trong độ tuổi lao động toàn huyện, tỷ lệ lao động là nữ chiếm 46,8%.
Lao động theo ngành, lĩnh vực: Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành kinh tế của huyện tuy có tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các ngành công nghiệp, dịch vụ tính đến hết năm 2019 là 3.956 người trong khi lao động thuộc khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản là 9.855 người, chiếm 71,3% tổng số lao động toàn huyện. Mặc dù đã có sự
chuyển dịch lao động từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị nhưng tỷ lệ còn rất thấp. Lao động có tay nghề, có kỹ năng, được đào tạo trong các lĩnh vực còn thấp cả về số lượng và chất lượng.
Số người được giải quyết việc làm mới trong giai đoạn 2017-2019 là 1.520 lao động, bình quân giải quyết việc làm cho 506 lao động/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 46,7% năm 2017 lên 63,5%, điều đó cho thấy huyện rất quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, qua đó góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
c) Về thu nhập của người dân:
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 25,6 triệu đồng năm 2017 lên 37,6 triệu đồng năm 2019, nguyên nhân là do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành đã góp phần tăng thu nhập cho người dân. Nếu khai thác tốt những tiềm năng thế mạnh của huyện thì thu nhập bình quân đầu người còn có thể tăng cao hơn nữa.
Bảng 2.5.Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Thu nhập bình quân đầu người Triệu
đồng 25,6 33,2 37,6
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2019 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
a) Hạ tầng giao thông
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa, vật tư của nhân dân. Trong những năm qua nhiều công trình giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn đã hoàn thành, góp phần cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, thúc đẩy kinh tế huyện phát triển. Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ của huyện hiện nay như sau:
Đường tỉnh lộ: Ba Chẽ có 3 trục đường tỉnh lộ là:
Tỉnh lộ 330: Hải Lạng - Ba Chẽ - Lương Mông - Sơn Động (Bắc Giang): dài 63 km. Hiện nay đang là cấp 6 miền núi: nền đường 6m, mặt đường 3,5m, kết cấu mặt đường là bê tông xi măng.
Tỉnh lộ 342: Thanh Lâm (Ba Chẽ) - Kỳ Thượng (Hoành Bồ): dài 22,2km đạt tiêu chuẩn cấp 6 miền núi: nền đường 6m, mặt đường 3,5m.
Tỉnh lộ 329: Thị trấn Ba Chẽ - Mông Dương (Cẩm Phả): có chiều dài 17km, hiện nay đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi: nền đường 9m, mặt đường 6,5m.
Đây là các trục đường chính của tỉnh qua huyện có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nên trong giai đoạn tới cần nâng cấp các trục đường này.
Đường huyện: Dài 116,62 km, trong đó kết cấu mặt đường là bê tông xi măng là 72,62 km (đạt 62,27%); đường cấp phối đạt 2,2km (đạt 1,88%); đường đất là 41,8km (35,8%).
Đường xã: Dài 49,43 km. Trong đó, có 12,42 km bê tông, xi măng (chiếm 25,1%); còn lại 37,01 km là đường đất (chiếm 74,8%).
Đường thôn: Tổng chiều dài 54,22km (đã cứng hóa 6,82%).
Đường ngõ xóm: Tổng chiều dài 143,41 km (hiện nay đã cứng hóa 9,96%).
Đường nội đồng: Tổng chiều dài là 119,71 km (chủ yếu là đường đất). Đường đô thị thuộc thị trấn Ba Chẽ: dài 15,553 km hầu hết đó được bê tông hóa, chất lượng khá.
Như vậy, có thể nói hệ thống giao thông được quan tâm đầy tư đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, là điều kiện quan trọng đối với việc hình thành và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
b) Hạ tầng điện - nước:
- Hạ tầng mạng lưới điện: Tính đến cuối năm 2019, 7/7 xã và 98% số hộ được sử dụng điện. Đây là cơ hội tạo điều kiện giúp địa phương chuyển dịch sản xuất, bố trí lại dân cư, cơ cấu kinh tế, xây dựng hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và nâng cao đời sống nhân dân.
Nhận xét chung: Việc đầu tư phát triển hệ thống điện góp phần quan trọng đối với thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là hệ thống điện phục vụ cho các tiểu ngành công nghiệp chế biến nông sản, hệ thống điện phục vụ hế thống trạm bơm tưới tiêu nông nghiệp, hệ thống điện phục vụ cho các trang trại và doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp.
- Hạ tầng thủy lợi, cấp thoát nước: Do đặc thù là huyện miền núi, diện tích đất canh tác nông nghiệp nhỏ, manh mún nên các công trình thủy lợi trong huyện hầu hết là công trình có công suất nhỏ, phục vụ diện tích canh tác nhỏ.
Hiện nay, toàn huyện Ba Chẽ có 162,6 km kênh mương (trong đó: đã kiên cố hóa là 114 km) với năng lực tưới 1.694,5 ha. Xã Đồn Đạc có hệ thống kênh dài nhất (61,85km); thấp nhất là thị trấn Ba Chẽ với 6 tuyến dài 1,1km. Có 221 đập dâng (nhiều nhất là xã Đồn Đạc 130 đập; thấp nhất là thị trấn Ba Chẽ 6 đập) với chiều dài thân đập là 3,3289 km (trong đó đã kiên cố 1,8358
Về chất lượng công trình: Đập xây chiếm 51,13%; đập đất chiếm 48,87%. Có 114 km kênh đã được đầu tư kiên cố (70,37%), còn lại 48,6 km (29,88%) là kênh đất. Do điều kiện địa hình, chế độ thủy văn phức tạp nên 50% các công trình đã xuống cấp cần được nâng cấp, sửa chữa.
Năng lực tưới tiêu của hệ thống thủy lợi mới đảm bảo được cho gần 700 ha đất nông nghiệp.
Đánh giá chung: Trong những năm qua, các công trình thủy lợi của huyện đã được cải thiện nhiều, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều nhỏ, kênh mương có khoảng 50% là chưa được kiên cố hóa nên mỗi mùa lũ đến hàng năm hệ thống kênh mương và các phai đập bị sụt lở, xuống cấp nhanh chóng, hơn nữa do việc khai thác rừng bừa bãi cho nên nguồn sinh thuỷ bị ảnh hưởng, lượng nước rất hạn chế.
c) Hạ tầng thông tin liên lạc
Mạng lưới viễn thông huyện hiện có: 1 tổng A1000 E10 có 5 trạm V5X đặt tại các xã: Thanh Sơn, Thanh Lâm, Đạp Thanh, Lương Mông, Minh Cầm mỗi trạm có dung lượng mắc: 288 số.
Trạm phát di động: có 4 mạng điện thoại và 4 trạm phát sóng là: Vina phone, Mobi phone, Vietel mobile, EVN-Telecom ở thị trấn và 5 trạm phát Vina phone ở: Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Nam Sơn, có 1 trạm Viete ở xã Lương Mông.
Nhận xét chung: Hệ thống viễn thông có vai trò quan trọng trong việc quảng bá các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù cho Ba Chẽ như: Ba kích, lâm nghiệp, dược liệu. Đây chính là kênh thông tin, cầu nối quan trọng để các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tiếp cận với Ba Chẽ để đầu tư vào các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trong thời gian tới.
d) Hạ tầng giáo dục - đào tạo
Hiện nay trên địa bàn huyện có 21 trường, trong đó có 7 trường mầm non, 14 trường phổ thông. Hệ thống trường lớp đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân, trong đó có 16 trường đạt chuẩn Quốc gia; 08 điểm trường có học sinh bán trú xã dân nuôi. Toàn huyện luôn duy trì được 8/8 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo. Chất lượng giáo dục đang có sự chuyển biến tích cực, tăng quy mô học sinh, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc.
e) Y tế
Ngày càng được củng cố phát triển, từng bước được hoàn thiện từ tuyến huyện đến tuyến xã. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế từng bước
được đầu tư; 100% các xã, thị trấn có trạm y tế và 95,5% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; giường bệnh tăng từ 60 giường năm 2015 lên 80 giường năm 2019. Đội ngũ cán bộ được tăng cường đào tạo, số bác sỹ tăng từ 8,2 bác sỹ/10.000 dân năm 2015 lên 12 bác sỹ/10.000 dân năm 2019.
2.1.3. Đánh giá về các tác động của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ nói chung và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế trang trại nói riêng
2.1.3.1. Thuận Lợi
- Là huyện có thế mạnh về rừng và đất lâm nghiệp (rừng và đất lâm nghiệp chiếm 90,8% diện tích tự nhiên); Huyện có điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tỉnh Quảng Ninh.
- Huyện Ba Chẽ có mỏ sét với trữ lượng khoảng 500 ha phân bố ở vùng hạ lưu sông Ba Chẽ thuộc thôn Làng Mới, Cái Gian, Sơn Hải thuộc xã Nam Sơn là nguồn tài nguyên có thể khai thác, chế biến sét nguyên liệu cho công nghiệp. Ngoài ra còn có mỏ đá xây dựng chiếm diện tích khá lớn (20 km2) thuộc thôn Bắc Cáy - xã Đồn Đạc (là đá mác ma, đá ryolit,...) nhân dân khai thác làm đá xây dựng.
- Tài nguyên nhân văn khá đa dạng, Ba Chẽ là mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa. Sự đa dạng của kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền như hát “Sóng cọ” của dân tộc Sán chay, hát Then của dân tộc Tày, Lễ cấp sắc hay còn gọi là “Phùn vòong” của dân tộc Dao…
2.1.3.2. Khó khăn trở ngại
- Vị trí địa lý không thuận lợi, không nằm trên quốc lộ đường 18A. Vì thế Ba Chẽ giao lưu với bên ngoài có nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất của huyện chậm phát triển.