Nguyện vọng của các chủ trang trại được điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 94)

tra trên địa bàn huyện Ba Chẽ

Nội dung Số trang

trại

Tỷ lệ (%)

- Được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 10 100

- Được vay vốn ngân hàng 10 100

- Được thăm quan, học hỏi các mô hình trang trại hoạt động có hiệu quả

08 80

- Được tiếp cận thường xuyên thông tin về thị trường

10 100

- Được hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm 06 60 - Được hỗ trợ đào tạo kiến thức quản lý, khoa học

kỹ thuật

10 100

(Nguồn số liệu điều tra trang trại năm 2019)

Qua quá trình điều tra nguyện vọng của các chủ trang trại tại 10 trại cho thấy nguyện vọng được hỗ trợ tiệu thụ sản phẩm, được vay vốn ngân hàng, được tiếp cận thường xuyên với thông tin thị trường và được hỗ trợ đào tạo kiến thức quản lý, khoa học kỹ thuật là cả 10/10 chủ trang trại đều có nguyện vọng, chiếm tỷ lệ 100%; tiếp theo là nguyện vọng được tham quan học hỏi các mô trình trang trại hoạt động có hiệu quả là 08/10 trang trại, chiếm tỷ lệ 80%; và 06/10 chủ trang trại có nguyện vọng được hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy tất cả các chủ trang trại điều có nguyện vọng làm thế nào để ngày càng phát triển trang trại của mình, hàng hóa của trang trại sản xuất ra có nơi tiêu thụ, đạt giá cả, chất lượng và năng suất cao. Điều này đặt ra các vấn đề đối với các cấp lãnh đạo hiện nay của huyện Ba Chẽ làm cách nào để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định cho người dân, hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn vốn như thế nào để phát triển mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn, tiếp cận khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi để tăng năng xuất sản xuất....

3.3.3. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế của các trang trại ở huyện Ba Chẽ các trang trại ở huyện Ba Chẽ

3.3.3.1. Kết quả đạt được

- Phát triển kinh tế trang trại đang được các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương quan tâm, đầu tư. Chính phủ đã ban hành những văn bản tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ còn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương từ huyện xuống các xã. Đặc biệt là sự tư vấn, hướng dẫn về chuyên môn của các cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện.

- Số lượng các trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Từ 04 trang trại năm 2014 lên 06 trang trại năm 2015 và đạt 10 trang trại năm 2019.

- Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần tạo ra công ăn việc làm cho các lao động khác trên địa bàn huyện.

- 100% các chủ trang trại đã được tham gia tập huấn các lớp khuyến nông. Đa số chủ trang trại nhận được sự hỗ trợ từ các cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y; nhận được sự hỗ trợ về cây, con giống và các vật tư khác từ các chương trình, dự án; được tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng.

- Về kết quả kinh doanh, mặc dù năm 2019 vừa qua, các trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ chịu tác động bởi nhiều yếu tố gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng 80% số trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.

3.3.3.2. Hạn chế

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp, chủ trang trại chưa qua đào tạo còn chiếm tới 70%.

- Vốn vay vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các trang trại. Số trang trại thiếu vốn sản xuất kinh doanh còn chiếm tỷ lệ lớn, tới 60% tổng số trang trại trên địa bàn huyện.

- Có rất ít chủ trang trại được được tham gia học tập các lớp về kỹ năng kinh doanh, quản lý, kinh tế thị trường; được tham gia thăm quan, học tập các mô hình trang trại hoạt động có hiệu quả, cho thu nhập cao.

- Một số chủ trang trại còn chưa quan tâm, chưa thường xuyên cập nhật các thông tin về thị trường, dẫn đến khi giá cả trên thị trường thay đổi, chủ trang trại không kịp phản ứng trước sự thay đổi của thị trường.

- 100% các sản phẩm của trang trại bán ra là bán cho tư thương và các hộ dân khác trên địa bàn. Hiện nay, chưa có một trang trại nào ký kết được hợp đồng với các doanh nghiệp, nhà máy để tiêu thụ sản phẩm cho trang trại.

- Vẫn còn tình trạng trang trại làm ăn thua lỗ. Điều này phản ánh nhiều hạn chế của chủ trang trại như kế hoạch sản xuất, kỹ năng quản lý cũng như khả năng phản ứng trước sự thay đổi bất lợi của giá cả thị trường.

- Quy mô của phần lớn các trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ đều có quy mô nhỏ, còn mang tính tự phát, chưa đồng đều ở các xã, thị trấn.

- Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 10 trang trại đang hoạt động đã được cấp Giấy chứng nhận Kinh tế trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT ngày 13/4/2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại và 15 trang

trại đạt khoảng 70 % tiêu chí, chưa được cấp Giấy chứng nhận vẫn còn hoạt động, nhưng xét theo tiêu chí mới quy định tại Thông tư số 02/2020/TT- BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí kinh tế trang trại, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2020 và thay thế Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì các trang trại này không đủ điều kiện, đa số là điều kiện về quy mô giá trị sản xuất.

- Một số trang trại chăn nuôi vẫn gần khu dân cư, nước thải từ trang trại được thải trực tiếp ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân ở xung quanh.

3.3.3.3. Nguyên nhân

- Xuất phát điểm về phát triển kinh tế xã hội của huyện Ba Chẽ còn thấp, phần lớn là người dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí còn thấp, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do nguồn kinh phí và nhân lực có hạn nên huyện chưa mở được nhiều, được thường xuyên các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho chủ trang trại, đặc biệt là việc thăm quan, học tập các mô hình trang trại có hiệu quả, cho thu nhập cao.

- Địa hình bị đồi núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn nên gây ra nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của trang trại làm ra. Do đó, nhiều khi biết bị tư thương ép giá nhưng người dân vẫn phải bán.

- Trước khi xây dựng mô hình trang trại, bản thân hộ gia đình chủ trang trại có thu nhập chủ yếu từ nông, lâm nghiệp là chính. Mức thu nhập thấp, bấp bênh do chịu ảnh hưởng nhiều của thiên nhiên nên khả năng tích lũy thấp. Khi đầu tư mở rộng trang trại, do mức vốn tích lũy thấp trong khi nhu cầu đầu tư cho trang trại lớn mà khả năng tiếp cận với vốn vay của người dân trên địa bàn khó.

- Hiện nay huyện chưa có các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung nên chưa có kế hoạch đưa các trang trại chăn nuôi vào vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư. Chưa thực sự quyết liệt trong việc xử lý các trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trường

3.3.4. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ba Chẽ

- Lựa chọn mô hình trang trại phát triển phù hợp với từng vùng trên địa bàn huyện để đầu tư hiệu quả, từ đó hình thành các vùng trang trại tập trung với quy mô phù hợp gắn với bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, đồn điền đổi thửa, chuyển đổi từ đất khác sang trang trại chuyên canh hoặc kết hợp.

- Chú trọng đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư; chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, khoa học công nghệ cho chủ trang trại.

- Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến và đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản, góp phần đưa kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ ngày càng phát triển bền vững.

- Phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 10 trang trại được cấp Giấy chứng nhận theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí kinh tế trang trại, 15 trang trại đạt 70% tiêu chí trở lên, trung bình mỗi xã có ít nhất 01 trang trại. Mỗi trang trại tạo việc làm cho từ 4-6 lao động thường xuyên với thu nhập bình quân đạt từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.

3.4. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại Ba Chẽ

Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại và từ quan điểm, định hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ đến năm 2025, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ trong thời gian tới như sau:

3.4.1. Giải pháp về đất đai

- Vận động, tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người nông dân. Nhận thức của nông dân về sự cần thiết phải tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất hàng hóa quy mô lớn còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất. Nhất là nhận thức của người nông dân, mặc dù sản xuất nông nghiệp không hiệu quả, bản thân người nông dân cũng không có khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất, không gắn bó với nghề nông và tuy đã làm nghề khác nhưng vẫn có tâm lý cố giữ lấy ruộng đất như vật bảo đảm sinh kế cuối cùng nếu mất việc.

3.4.2. Giải pháp về vốn

- Các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo, phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn huyện tạo điều kiện thuận lợi nhất để các hộ nông dân nói chung và các chủ trang trại nói riêng được vay vốn, nhất là đối với các dự án chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp có hiệu quả để mở rộng sản xuất.

- Áp dụng chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức đi vay thông qua sự bảo lãnh vay của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên.

- Các trang trại được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, diện tích đất xen kẹp do UBND xã quản lý để trồng rừng gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng cây lâu năm vừa có giá trị kinh tế vừa có tác dụng bảo vệ nguồn nước và khi thuê diện tích các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích nuôi trồng thuỷ sản.

3.4.3. Giải pháp về thị trường

Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại, với các hộ trang trại thì đây là vấn đề họ gặp khó khăn.

Chính vì thế, giải pháp cho công tác này là: Tổ chức dự báo thị trường, mở rộng hình thức thông tin kinh tế. Khuyến khích thành lập hợp tác xã, tổ hợp dịch vụ chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng và phát triển hệ thống

tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng khâu bảo quản nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch. Thiết lập hệ thống thông tin thị trường thông qua hệ thống Trung tâm Truyền thông và Văn hoá từ tỉnh, huyện xuống xã để kịp thời phát thanh về thông tin thị trường Việt Nam cũng như thế giới cho bà con nông dân nắm, không bị ép giá và định hướng sản xuất tốt.

Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông sản. Ký kết với các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để cung cấp các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cuộc sống công nhân, góp phần tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại; Định hướng cho các trang trại đầu tư phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của tỉnh, tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản xuất, du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Đa dạng hoá các loại giống cây trồng, vật nuôi. Đưa các đối tượng nuôi, trồng đã thử nghiệm có hiệu quả vào sản xuất để đa dạng hoá các đối tượng nuôi, trồng.

3.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Chú trọng công tác thông tin KH&CN cho các chủ trang trại; tập trung công tác khuyến nông riêng đối với các hộ nông dân - trang trại sản xuất hàng hóa là lực lượng xung kích, đi đầu trong ứng dụng tiến bộ KH&CN, từng bước hình thành các câu lạc bộ khuyến nông cho các chủ trang trại theo ngành sản xuất, như các trang trại sản xuất cây ăn quả, nuôi gà, vịt, nuôi lợn, nuôi trâu bò, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng với qui mô vừa và lớn, khối lượng hàng hóa nhiều ở từng địa phương, đi vào từng chuyên đề thiết thực.

- Tiếp tục đầu tư thoả đáng cho công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, khuyến công để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho trang trại, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lượng cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp chế biến,

bảo quản sản phẩm nông nghiệp; rút kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình thành công ra nhiều trang trại khác. Khuyến khích lập hợp tác xã liên kết tự nguyện giữa các trang trại cùng loại hình cây trồng, như vậy có thể tập hợp nguồn lực vốn, dễ đầu tư máy móc tốt và tận dụng hết công suất hiệu quả của máy.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”, tác giả đưa ra một số kết luận như sau:

- Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ đang có sự phát triển qua các năm. Số lượng các trang trại đến này đã có 10 trang trại với quy mô trung bình. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần tạo ra công ăn việc làm cho các lao động khác trên địa bàn huyện từ đó góp phần tăng thêm thu thập cho người dân.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ vẫn còn một số hạn chế như: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp; Số trang trại thiếu vốn sản xuất kinh doanh còn chiếm tỷ lệ lớn, tới 60% tổng số trang trại trên địa bàn huyện; sản phẩm sản xuất của trang trại khó tiêu thụ chiếm 80%; thiếu khoa học ký thuật lên tới 60%, thiếu thông tin về kinh tế thị trường. Điều này phản ánh nhiều hạn chế của chủ trang trại như kế hoạch sản xuất, kỹ năng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 82 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)