Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 86)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.3.3. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế của các

các trang trại ở huyện Ba Chẽ

3.3.3.1. Kết quả đạt được

- Phát triển kinh tế trang trại đang được các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương quan tâm, đầu tư. Chính phủ đã ban hành những văn bản tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ còn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương từ huyện xuống các xã. Đặc biệt là sự tư vấn, hướng dẫn về chuyên môn của các cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện.

- Số lượng các trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ đang có xu hướng tăng lên qua các năm. Từ 04 trang trại năm 2014 lên 06 trang trại năm 2015 và đạt 10 trang trại năm 2019.

- Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần tạo ra công ăn việc làm cho các lao động khác trên địa bàn huyện.

- 100% các chủ trang trại đã được tham gia tập huấn các lớp khuyến nông. Đa số chủ trang trại nhận được sự hỗ trợ từ các cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y; nhận được sự hỗ trợ về cây, con giống và các vật tư khác từ các chương trình, dự án; được tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng.

- Về kết quả kinh doanh, mặc dù năm 2019 vừa qua, các trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ chịu tác động bởi nhiều yếu tố gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng 80% số trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi.

3.3.3.2. Hạn chế

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp, chủ trang trại chưa qua đào tạo còn chiếm tới 70%.

- Vốn vay vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các trang trại. Số trang trại thiếu vốn sản xuất kinh doanh còn chiếm tỷ lệ lớn, tới 60% tổng số trang trại trên địa bàn huyện.

- Có rất ít chủ trang trại được được tham gia học tập các lớp về kỹ năng kinh doanh, quản lý, kinh tế thị trường; được tham gia thăm quan, học tập các mô hình trang trại hoạt động có hiệu quả, cho thu nhập cao.

- Một số chủ trang trại còn chưa quan tâm, chưa thường xuyên cập nhật các thông tin về thị trường, dẫn đến khi giá cả trên thị trường thay đổi, chủ trang trại không kịp phản ứng trước sự thay đổi của thị trường.

- 100% các sản phẩm của trang trại bán ra là bán cho tư thương và các hộ dân khác trên địa bàn. Hiện nay, chưa có một trang trại nào ký kết được hợp đồng với các doanh nghiệp, nhà máy để tiêu thụ sản phẩm cho trang trại.

- Vẫn còn tình trạng trang trại làm ăn thua lỗ. Điều này phản ánh nhiều hạn chế của chủ trang trại như kế hoạch sản xuất, kỹ năng quản lý cũng như khả năng phản ứng trước sự thay đổi bất lợi của giá cả thị trường.

- Quy mô của phần lớn các trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ đều có quy mô nhỏ, còn mang tính tự phát, chưa đồng đều ở các xã, thị trấn.

- Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 10 trang trại đang hoạt động đã được cấp Giấy chứng nhận Kinh tế trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT- BNN&PTNT ngày 13/4/2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại và 15 trang

trại đạt khoảng 70 % tiêu chí, chưa được cấp Giấy chứng nhận vẫn còn hoạt động, nhưng xét theo tiêu chí mới quy định tại Thông tư số 02/2020/TT- BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí kinh tế trang trại, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2020 và thay thế Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì các trang trại này không đủ điều kiện, đa số là điều kiện về quy mô giá trị sản xuất.

- Một số trang trại chăn nuôi vẫn gần khu dân cư, nước thải từ trang trại được thải trực tiếp ra ngoài môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân ở xung quanh.

3.3.3.3. Nguyên nhân

- Xuất phát điểm về phát triển kinh tế xã hội của huyện Ba Chẽ còn thấp, phần lớn là người dân tộc thiểu số nên trình độ dân trí còn thấp, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do nguồn kinh phí và nhân lực có hạn nên huyện chưa mở được nhiều, được thường xuyên các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho chủ trang trại, đặc biệt là việc thăm quan, học tập các mô hình trang trại có hiệu quả, cho thu nhập cao.

- Địa hình bị đồi núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn nên gây ra nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của trang trại làm ra. Do đó, nhiều khi biết bị tư thương ép giá nhưng người dân vẫn phải bán.

- Trước khi xây dựng mô hình trang trại, bản thân hộ gia đình chủ trang trại có thu nhập chủ yếu từ nông, lâm nghiệp là chính. Mức thu nhập thấp, bấp bênh do chịu ảnh hưởng nhiều của thiên nhiên nên khả năng tích lũy thấp. Khi đầu tư mở rộng trang trại, do mức vốn tích lũy thấp trong khi nhu cầu đầu tư cho trang trại lớn mà khả năng tiếp cận với vốn vay của người dân trên địa bàn khó.

- Hiện nay huyện chưa có các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung nên chưa có kế hoạch đưa các trang trại chăn nuôi vào vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư. Chưa thực sự quyết liệt trong việc xử lý các trang trại, nhất là trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)