3.3.1. Đối với Công ty hãng kiểm toán AASC
Thứ nhất, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Công ty cần tập
trung phát triển, nâng cao chất lượng KTV. Muốn nâng cao chất lượng của quá trình đánh giá RRKT thì con người chính là yếu tố quyết định. Vì bản chất của quá trình đánh giá rủi ro chính là dựa vào kinh nghiệm và chuyên môn của KTV. Yêu cầu đối với KTV là không chỉ tuân theo đúng các quy định về đánh giá rủi ro, MTY mà công ty đã ban hành mà cần phải linh hoạt đối với những trường hợp khách hàng đặc biệt. Không nên áp dung các hướng dẫn một cách mát móc vì các hướng dẫn
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Thứ ba, quan tâm chú trọng sử dụng thủ tục phân tích một các có hiệu quả hơn trong quá trình đánh giá RRKT. Đầu tiên, cần bổ sung thêm thủ tục phân tích các hệ số tài chính trong năm kiểm toán của công ty khách hàng. Ngoài phân tích về mặt số liệu, KTV cần kết hợp phân tích các thông tin định tính liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Đồng thời, KTV cần áp dụng kết quả phân tích để phục vụ nâng cao chất lượng đánh giá rui ro. Tại AASC mới chỉ sử dụng phân tích xu hướng trong quá trình đánh giá mà không đề cập đến việc sử dụng phân tích tỷ suất. Vì vậy chỉ có thể nhận biết được những khoản mục có biến động bất thường nhưng lại chưa thể hiểu được rõ về bản chất và tính hợp lý của các nghiệp vụ phát sinh. Tức là ở đây, KTV mới chỉ so sánh, phân tích về công ty trên dòng thời gian, mà chưa đặt công ty vào thực tế ngành nghề để phân tích và so sánh. Vì vậy, KTV cần phải biết cách kết hợp các thủ tục phân tích để có thể khai thác được lợi ích tối đa phụ vụ cho cuộc kiểm toán. Đồng thời, AASC cũng cần xây dựng riêng cho mình một hệ thống các tỷ xuất tài chính phù hợp với các loại ngánh nghề đa dạng của khách hàng.
Thứ tư, cần chú trọng việc đào tạo KTV theo chuẩn quốc tế thông qua việc tạo điều kiện cho KTV tham gia học và thi các loại chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA Ustralia...
Thứ năm, khi thực hiện phân bổ MTY, KTV cần sử dụng kết hợp các thông tin về RRTT đã thu thập và đánh giá được để điều chỉnh các hệ số một cách phù hợp. Hiện tại AASC thực hiện phân bổ MTY theo hệ số 1, 2, 3, mà các hệ số này xác định dựa trên chi phí để thực hiện kiểm toán đối với từng khoản mục. Do RRTT của công ty có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên BCTC sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ số phân bổ mà AASC đã quy định chung với toàn bộ các loại hình kinh doanh của khách hàng. Vì vậy KTV cần kết hợp các RRTT đã phát hiện để có thể phân bổ MTY một các hợp lý. Hiện tại AASC thực hiện phân bổ MTY theo hệ số 1, 2, 3, mà các hệ số này xác định dựa trên chi phí thực hiện kiểm toán tại các khoản mục.
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 54 Lớp: K19CLCKTA
không thể bao quát toàn bộ các trường hợp khách hàng trong thực tế. Không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá MTY và RRKT, yếu tố con người còn có ảnh hưởng trực tiếp đên chất lượng cuộc kiểm toán. Bởi vậy, công ty cần tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao khả năng khả năng phán đoán, phân tích cho KTV. Phát triển về con người đồng nghĩa với việc phát triển năng lực của Công ty, nâng cao sức cạnh tranh, vị thế của Công ty trên nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay. Đội ngũ nhân viên chính là tài sản lớn nhất của bất kì doanh nghiệp nào, đặc biệt là các Công ty trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán, tài chính. Để đạt được mục tiêu này, BGĐ tạo điều kiện cho các KTV được học tập, trau dồi kinh nghiệm thông qua các buổi đào tạo riêng biệt của công ty, các buổi trao đổi, truyền đạt kiến thức giữa các nhân viên trong công ty; ngoài ra khuyến khích các KTV học các chứng chỉ hành nghề trong nước cũng như quốc tế. Ngoài ra, việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp cũng là yếu tố quan trọng giúp công ty có thể giữ chân các kiểm toán viên có trình độ cao.
Thứ hai, ban hành các quy định, chính sách về đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT: Để khắc phục các nhược điểm còn tồn tại trong quá trình đánh giá RRKT, Công ty AASC cần nghiên cứu, chỉnh sửa và bổ sung các quy định sao cho phù hợp. Bổ sung thêm các quy định về thủ tục đánh giá RRTT và RRKS trên từng khoản mục và yêu cầu KTV thực hiện trình bày các GLV liên quan, có thể nghiên cứu và áp dụng mẫu GLV theo chương trình Kiểm toán mẫu do VACPA ban hành (2013); Xây dựng hệ thống kí hiệu biểu đồ để phục vụ cho KTV sử dụng phương
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
pháp lưu đồ trong quá trình đánh giá KSNB; Có các quy định xử phạt đối với các hành vi không tuân thủ theo qua định. Đồng thời tạo điều kiện cho KTV làm quen với các thay đổi quy định mà công ty thực hiện.
Thứ ba, không ngừng đẩy mạnh soát xét hồ sơ kiểm toán: để tránh việc KTV thực hiện việc đáng giá theo kiểu đối phó, hình thức, quy trình soát xét chất lượng càng phải được đẩy mạnh và quan tâm nhiều hơn đến các tài liệu, hồ sơ, giấy tờ liên quan đến đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC.
3.3.1. Đối với kiểm toán viên
KTV tại AASC cần tự giác ý thức về trách nhiệm của bản thân, Phải tự giác trau dồi, học hỏi, cập nhật nhưng thay đổi trong chính sách mới của Công ty cũng như các chính sách, chuẩn mực mà nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp ban hành. KTV cần biết nắm bắt cơ hội hoàn thành các chứng chỉ nghề nghiệp của mình, tham gia các khóa học đào tạo do Công ty hoặc do Hiệp hội nghề nghiệp tổ chức.
3.2.3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội nghề nghiệp
Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện hoàn thiện chuẩn mục liên quan đến đánh giá rủi ro: Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề VACPA cần nghiên cứu các văn bản hướng dẫn các chuẩn mực đã ban hành để KTV khi thực hiện cuộc kiểm toán có thể dễ dàng hiểu và thực hiện theo đúng các quy định của cơ quan nhà nước. Đồng thời, nghiên cứu “Chuẩn mực kiểm toán quốc tế - ISA” để có xây dựng các văn bản hưỡng dẫn hướng tới hoàn thiện theo các chuẩn mực quốc tế.
Thứ hai, trách nhiệm của Bộ Tài chính và hiệp hội nghề nghiệp VACPA là tạo điều kiện cho sự phát triển của kiểm toán độc lâp: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung hành lang pháp lý phù hợp cho sự hoạt động của kiểm toán độc lập. Các văn bản hướng dẫn thực hiện đối với việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp cũng cần được Bộ Tài chính quan tâm, xây dựng theo chuẩn mực quốc tế COSO - một chuẩn mực của thế giới trong lĩnh vực Kiểm Soát Nội Bộ được ban hành lần đầu vào năm 1992 tại Hoa Kỳ.
Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập: Do số lượng các công ty kiểm
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
toán độc lập xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng không phải tất cả đều đảm bảo về chất lượng kiểm toán. Vì vậy, Bộ Tài chính cần có các biện pháp kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán mà các công ty này cung cấp, cần có các biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời với các sai phạm của các công ty kiểm toán trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. Theo Thông tư số 157/2014/TT- BTC: “các cơ quan có thấm quyền như Bộ Tài chính, ủy ban Chứng khoán Nhà nước được phép thành lập đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các doanh nghiệp kiểm toán.” Việc tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm soát chất lượng vận dụng thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT nói riêng của các cơ quan này, sẽ khắc phục thực trạng không vận dụng hoặc vận dụng sơ sài, không hiệu quả thủ tục phân tích và đánh gúa rủi ro của các công ty kiểm toán ở Việt Nam.
Thứ tư, Hiệp hội nghề nghiệp VACPA cần chú ý xây dựng những chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức cho các KTV theo tiêu chuẩn quốc. Trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay, việc đào tạo nâng cao chất lượng KTV không chỉ nâng cao tình cạnh tranh, hoàn tiện chấy lượng của các công ty kiểm toán độc lập trong nước, mà còn giúp các công ty kiểm toán Việt Nam có cơ hội cung cấp dịch vụ kiểm toán trên toàn thế giới.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:
Trong chương này, trên cơ sở thực trạng thực hiện đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC do Công ty hãng kiểm toán AASC thực hiện và các ưu nhược điểm đã được tác giả đánh giá tại Chương 2, khóa luận trình bày các giải pháp cụ thể liên quan đến chiến lược đào tạo KTV theo tiêu chuẩn quốc tế; đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư tài khoản và loại nghiệp vụ chi tiết cho từng cơ sở dẫn liệu; nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát; chú trọng hơn tới đánh giá rủi ro kiểm soát... Ngoài ra, Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước, đối với Công ty AASC cũng như các doanh nghiệp được kiểm toán nhằm thiết lập các tiền đề để thực hiện các giải pháp.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
KẾT LUẬN
Nen kinh tế thị trường ngày càng phát triển đồng nghĩa với nhu cầu về chất lượng thông tin ngày càng trở nên khắt khe. Bởi vậy việc đảm bảo tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính trên các khía cạnh trọng yếu ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp, cũng như với các quyết định của nhà đầu tư. Điều này thúc đẩy hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam không ngừng phát triển, và cũng đồng thời làm tăng tính cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán kể cả trong nước và nước ngoài. Để có thể tăng khả năng cạnh trang trên thị thường cung cấp dịch vụ kiểm toán, các công ty kiểm toán luôn không ngừng tìm phương pháp để nâng cáo chất lượng phục vụ đồng thời tiết kiệm được chi phí.
Có thể khẳng định rằng việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT là một công việc quan trọng trong toàn bộ cuộc kiểm toán, có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu nâng cao chất lượng, giảm thiểu chi phí của các công ty kiểm toán độc. Một khi đưa ra được các đánh giá đúng đắn về các rủi ro trong một cuộc kiểm toán, đặc biệt là trong giai đoạn lập KHKT sẽ cung cấp cho KTV có một cái nhìn toàn cảnh về tình hình hoạt động của đơn vị khách hàng kiểm toán, nhận biết được các vấn đề cần chú ý trong quá trình kiểm toán, đồng thời giới hạn được phạm vị công việc, cung như phân bổ được thời gian, nguồn lực cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Yếu tố “chất lượng” sẽ được tối ưu khi KTV ý thức được tại khoản mục nào trên báo cáo tài chính có thể chứa đựng nhiều sai sót mang tình trọng yếu, “chi phí” đồng thời sẽ được giảm thiểu khi các thủ tục kiểm toán được giảm bớt đối với các khoản mục chứa đựng các sai sót không được cho là trọng yếu trên BCTC.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra:
- Một là, khóa luận đã làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC. Qua nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm và nội dung về nhận thức đối với vấn đề này.
- Hai là, trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại Công ty AASC, phân tích, đánh giá và tổng kết về việc thực hiện đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC, khóa luận đã đưa ra một bức tranh khá toàn diện về thực trạng đánh giá rủi ro trong giai
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
đoạn lập KHKT BCTC do AASC thực hiện.
- Ba là, trên cơ sở lý luận đã nghiên cứu và thực trạng đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC, khóa luận đã đánh giá được ưu, nhược điểm từ đó đưa ra được những giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC của Công ty AASC.
Các kết quả đạt được góp phần đưa đến nhận thức đầy đủ hơn về việc thực hiện đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC do công ty kiểm toán độc lập thực hiện. Đồng thời khóa luận cũng góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá rủi ro tại Công ty AASC phù hợp với định hướng phát triển của Công ty trong tương lai.
Do giới hạn về thời gian cũng như phạm vi tiếp cận, khóa luận chỉ phán ánh được những nét tổng quát nhất về đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC do Công ty AASC thực hiện nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kết quả nghiên cứu sẽ được hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AASC (2017) Hồ sơ kiểm toán và các văn bản đào tạo nội bộ.
2. Bộ Tài chính (2012), Hệ thống Chuẩn mực Ke toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.
3. Bộ Tài chính (2014), Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính.
4. Bộ tài chính (2012) Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012.
5. Đinh Văn Giao (2017), “Hoàn thiện thủ tục phân tích và đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại công ty TNHH hãng kiểm toán AASC”, luận văn thạc sĩ, Học viện Tài chính.
6. Đoàn Thanh Nga (2011), “Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam”, luận văn tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Giáo trình lý thuyết kiểm toán (2013), Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính.
8. Nguyễn Thị Thu Hương (2006), “Hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân.
9. Webside AASC “ https://aasc.com.vn/web/”
10. Webside Bộ Tài chính: “ https://www.mof. gov.vn/”
11. Webside hiệp hội nghề nghiệp VACPA: “ http://www.vacpa.org.vn/”
Kiểm tra số' liệu so sánh (6.02) và kiểm tra tổng thể BCTC (6.04) _Tổ ng h ợ p kế t q uả k iể m to án v à đá nh g iá c hấ t l ư ợ ng Tổng hợp kết quả kiểm toán (3.02 và 3.03) Kiểm tra hệ thố'ng KSNB
đối với các chu trình chính (xx5x) Bổ sung, sửa đổi kế' hoạch kiểm toán (nếu
cần thiết) (4.02)
Thư giải trình của Ban Giám đố'c (1.03) Thực hiện các thử nghiệm cơ bản Các phần hành kiểm toán (từ phần A đến phần I)
Các Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tài chính dự
thảo (2.01, 2.04)
Các nội dung khác(phần
K)
Thư quản lý dự thảo (2.02)
Thực hiện các thủ tục khác (3.09, 6, 8 và GLV
xx9x trong các phần