Đánh giá thực trạng đánh giá rủi rokiểm toán

Một phần của tài liệu 122 đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán AASC thực hiện thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62)

2.3.1. Ưu điểm

Thứ nhất, quy trình đánh giá MTY và RRKT chung của công ty hãng kiểm toán AASC đã tương đối phù hợp, logic, rõ ràng. Nhờ vậy, KTV dễ dàng nắm bắt và thực hiện công việc của mình trong khi thực hiện các đánh giá. Quá trình được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kiếm toán liên quan như VSA 400 - “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ’; VSA 300 “Tính trọng yếu trong kiểm toán”, đồng thời tham khảo, áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA ban hành năm 2013.

Thứ hai, việc đánh giá RRKT trong quá trình lập KHKT tại AASC được quy định do thành viên trong BGĐ, những KTV có năng lực chuyên môn cao chịu trách nhiệm thực hiện. Với việc lập KHKT sẽ do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện, các trợ lý kiểm toán sẽ dựa theo kế hoạch chung để thực hiện xây dựng kế hoạch chi tiết và các thủ tục cần thiết cho cuộc kiêm toán. Riêng trong việc thực hiện đánh giá RRKT thủ tục phân tích đã được AASC xây dựng quy trình và yêu cầu phù hợp với VSA 520 - “Thực hiện thủ tục phân tích”.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

2.3.2. Tồn tại

2.3.2.1. Hạn chế trong đánh giá rủi ro

Không thể phủ nhận rằng đánh giá rủi ro đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lập KHKT BCTC, là một thủ tục không thể thiếu để có thể lập được một kế hoạch kiểm toán hiệu quả. Tuy nhiên, tại AASC vẫn còn những tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng của các đánh giá rủi ro.

Việc đánh giá rủi ro còn mang tính hình thức: Chính vì việc đánh giá rủi ro trong quá trình lập KHKT BCTC còn mang tính hình thức nên KTV chưa thể khai thác được tối đa lợi ích cho việc lập kế hoạch. Ví dụ như việc đánh giá RRTT chỉ được đánh giá trên cấp độ BCTC mà chưa đi vào các khoản mục cụ thể. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, RRTT thường sẽ được đánh giá tại mức “cao” mà không thực hiện các thủ tục đánh giá để giảm chi phí cho cuộc kiểm toán.

RRTT mới chỉ được đánh giá trên cơ sở toàn bộ báo cáo tài chính, chưa được đánh giá trên từng khoản mục và trên cơ sở dữ liệu: khi thực hiện đánh giá RRTT, KTV chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin của khách hàng thông qua bảng hỏi, từ đó đánh giá RRTT trên phương diện toàn bộ báo cáo tài chính. Dù có thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ, nhưng chỉ dừng lại ở việc tìm ra biến động bất thường, chưa đáp ứng việc nâng cao chất lượng việc đánh giá RRTT trong giai đoạn lập kế hoạch. Đồng thời không có quy định riêng biệt giữa các công ty khách hàng thường niên và khách hàng mới, bảng hỏi sử dụng cho việc tìm hiểu môi trường và đặc điểm doanh nghiệp áp dụng theo mẫu của VACPA (phụ lục 1)

Chưa kết hợp các phương pháp một các hợp lý khi thu thập thông tin nhằm mục đích đánh giá RRKS: Hiện tại, xác định RRKS đang được thực hiện thông qua việc sử dụng công cụ bảng hỏi. Dù AASC có quy định về bảng hỏi mẫu cho KSNB của khách hàng, tuy nhiên bảng hỏi được thiết kế chung cho toàn bộ khách hàng nên không thể phát huy hiệu quả với một số các loại khách hàng có tính chất hoạt động kinh doanh đặc thù. Nếu chỉ sử dụng bảng hỏi là chưa hợp lý, khiến việc tìm hiểu thông tin, các chu trình nghiệp vụ khó khăn hơn và không đầy đủ; không thể hiểu rõ kết cấu và hoạt động, sự phân công phân nhiệm trong hệ thống KSNB của

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

khách hàng. Đối với các khách hàng thường niên, do sự chủ quan về sự quen thuộc với khách hàng mà quá trình này tại AASC còn mang tính hình thức khi sử dụng bảng hỏi là thông tin của các năm trước đồng thời trong quá trình phòng vấn chỉ phỏng vấn BGĐ của doanh nghiệp, như vậy việc tìm hiểu kiểm soát nội bộ không thực sự đem lại hiệu quả. Ngoài ra việc đánh giá RRKS chỉ được dựa trên cơ sở đánh giá môi trường kiểm soát mà không quan tâm đến các thành phần còn lại của hệ thống KSNB.

Nhìn chung, việc xác định rủi ro trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán chưa được thực sự coi trọng mà chỉ được thực hiện trên kinh nghiệm của KTV. Để đảm bảo nguyên tắc thận trọng và tiết kiệm chi phí tại quá trình lập kế hoạch, thì KTV sẽ xác định mức RR ở mức cao, điều đó đồng nghĩa với việc chưa tối thiểu hóa được chi phí khi thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.

2.3.2.2. Thủ tục phân tích chưa được coi trọng trong đánh giá rủi ro

Thủ tục phân tích là thủ tục quan trọng trong giai đoạn lập KHKT, giúp KTV khoanh vùng, xác định rủi ro có sai sót trọng yếu, tuy nhiên vẫn chưa thực sự được coi trọng.

-KTV mới chỉ áp dụng phân tích xu hướng về biến động số dư của các tài khoản năm nay so với năm trước, chưa kết hợp thủ tục phân tích tỷ suất, đồng thời KTV chưa tiến hành đối chiếu số dư của các khoản mục có liên quan với nhau để tìm ra sự bất hợp lý trên BCTC.

-Bên cạnh đó thủ phân tích mới chỉ dừng lại ở các yếu tố tài chính, chưa tìm hiểu, kết hợp các yêu tố phi tài chính trong khi thực hiện thủ tục phân tích.

-Thông qua thủ tục phân tích, các biến động bất thường chỉ được ghi lại để phục vụ trong giai đoạn thực hiện kiểm toán mà chưa được sử dụng như một công cụ phục vụ cho việc đánh giá rủi ro trong quá trình lập KHKT.

Với thủ tục phân tích được thực hiện như trên, việc khoanh vùng rủi ro chưa thực sự hiểu quả, chưa thể giảm được công việc kiểm tra chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, cùng với đó là các khoản mục có mức rủi ro cao chưa được tập trung thực hiện phù hợp.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

2.3.2.3. Chưa gắn đánh giá rủi ro với phân bổ mức trong yếu

Việc phân bổ MTY sử dụng hệ số chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, chưa chú ý đến các yếu tố đặc thù: Sau khi đã ước lượng ban đầu về MTY, KTV thực hiến phân bổ MTY đối với từng khoản mục dựa trên hệ số tương ứng với hàng tồn kho, công nợ, tài khoản khác. Các thức phân bổ dựa trên hệ số là điều cần thiết, tuy các hệ số được xác định chung chung, là như nhau đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp của khách hàng. Chính vì chưa xây dựng được hệ số phân bổ cho từng loại hình doanh nghiệp nên có thể nhận thấy mối quan hệ giữa MTY và đánh giá rủi ro chưa được áp dụng, chưa mang lại hiệu quả thực tế cho quá trình lập kế hoạch.

2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng

Thực trạng về đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty hãng kiểm toán AASC là những vấn đề chung đối với nhiều công ty kiểm toán Việt Nam, nguyên nhân có thể được kể đến như:

Thứ nhất, Kiểm toán tại Việt Nam dù đã đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng không thể phủ nhận đây vẫn là một ngành nghề mới. Bởi vậy mà các hành lang pháp lý cũng như các quy định chung, văn bản hướng dẫn thực hiện kiểm toán vẫn còn chưa đầy đủ và chưa thống nhất, còn đang trong quá trình hoàn thiện. Dù Bộ Tài chính đã ban hành Bộ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA), nhưng các chuẩn mực có liên quan đến đánh giá rủi ro còn mang tính khái quát, nội dung còn phụ thuộc nhiều vào chuẩn mực kiểm toán Quốc tế (ISA) nên chưa thật sự hữu dụng với như cầu thực thế. Dẫn đến KTV khi hành nghề còn gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và làm theo các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, Hiệp hội nghề nghiệp kế toán - kiểm toán tại Việt Nam chưa hoàn toàn phát huy được vai trò của mình trong quá trình đảm bảo chất lượng kiểm toán viên cũng như chất lượng cuộc kiểm toán, chưa có các văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kiểm toán đã ban hành.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Thứ hai, trình độ KTV tại AASC chưa thực sự đồng đều, chưa có KTV đào tạo chuyên sau về các lĩnh vực đặc thù. Điều này có thể dẫn đến việc KTV được phân công thực hiện kiểm toán tại một khách hàng đặc thù lại không đủ kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, khiến cho việc đánh giá rủi ro trở nên khó khăn hơn.

Thứ ba, tùy thuộc từng khách hàng, giá trị từng hợp đồng và chi phí của cuộc kiểm toán mà công ty kiểm toán thường không quan tâm đồng đều đối với các cuộc kiểm toán khác nhau dẫn đến việc đánh giá rủi ro đôi khi còn mang tính hình thức.

Thứ tư, do việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC là một công việc phức tạp, đòi hỏi KTV phải có chuyên môn, cũng như có kinh nghiệm dày dặn. Đồng thời với số lượng công việc khá lớn, KTV có thể e ngại khi phải thực hiện việc đánh giá rủi ro theo đúng quy định, thay vào đó là thực hiện một cách đối phó, không khai thác được lợi ích của việc đánh giá rủi ro.

Thứ năm, các chính sách và quy định, hướng dẫn thực hiện đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT tại AASC còn mang tính chung chung cho tất các các loại hình kinh doanh của khách hàng, khiến cho KTV gặp khó khăn trong việc tuân thủ và thực hiện hiểu quả đánh giá rủi ro. Đồng thời, trong nội bộ công ty kiểm toán chưa có những quy định quản lý hoặc kỉ luật đối với các cá nhân sai phạm.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở quan sát thực tế, tìm hiểu các tư liệu của công ty AASC của tác giả cùng với việc phỏng vấn, khảo sát các KTV có kinh nghiệm, tác giả đã khái quát được thực trạng đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC của Công ty hãng kiểm toán AASC. Trên cơ sở đối chiếu so sánh với các kiến thức cá nhân cùng với các văn bản quy định hướng dẫn của công ty cũng như của cơ quan quản lý nhà nước, tác giả đưa ra các đánh giá, nhận xét; tìm các hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC của Công ty AASC. Đây là cơ sở để đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng việc thực hiện đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT BCTC tại Công ty AASC trong chương 3.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY

AASC THỰC HIỆN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

3.1.1. Định hướng phát triển đối với Công ty hãng kiểm toán AASC

Với mục tiêu mở rộng thị phần cung cấp các dịch vụ kiểm toán BCTC chất lượng không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn vươn xa đến thị trường quốc tế, áp lực về việc nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng sức cạnh tranh đối với Công ty hãng kiểm toán AASC là rất lớn. Nhận biết biết được nhu cầu đó, Công ty hãng kiểm toán AASC cần không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lược cuộc kiểm toán nói chung và việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT nói riêng. Để đảm bảo cho việc thực hiện đánh giá rủi trong giai đoạn lập KHKT BCTC có thể phát huy được tối đa lợi ích mang lại cho chất lượng kiểm toán thì hướng phát triển của công ty phải phù hợp với các tiêu chí sau:

- Đáp ứng và phù hợp với định hướng phát triển ngắn và dài hạn của Công ty.

- Tuân theo các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, các chuẩn mực Kiểm toán đã ban hành (VSA) và các thông lệ, chuẩn mực kiểm toán quốc tế phổ biến (ISA);

- Phải phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Tài chính đối với hoạt động kiểm toán hiện nay;

3.1.2. Nguyên tắc chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Ngày nay, hộ nhập kinh tế là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới, Ngành Kiểm toán cũng không ngoại lệ trong việc hội nhập, nâng cao chất lượng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thế giới. Đứng trước nhu cầu đó, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nói riêng và toàn bộ các văn bản quy phạm hành lang pháp lý nói chung đều cần phải được hoàn thiện sao cho phù hợp với chuẩn mực của thế giới.

3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN TIỆN ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN

Thứ nhất, việc đánh giá RRKS cần được kết hợp thêm phương pháp sử dụng lưu đồ, lập bảng tường thuật để có thể nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá. Sử dụng lưu đồ là phương pháp hiệu quả nhưng cũng đồng thời là phức tạp nhất trong cả 3 phương pháp. Lưu đồ và việc ghi chép lại các thông tin thu được từ quá trình kiểm soát nội bộ của khách hàng, các chứng từ và tài liệu kiên quan bằng các kí hiệu vè biểu đồ. Phương pháp này sẽ giúp kiểm toán viên có một cái nhìn tổng quát hơn và đưa ra những nhận xét chính xác hơn đồng thời cũng dễ dàng chỉ ra các thủ tục cần bổ sung để nâng cao chất lượng đánh giá. Hiện tại AASC đang chỉ sử dụng 1 phương pháp bảng hỏi cho quá trình tìm hiểu đánh giá KSNB, điều đó mang lại

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân hàng

Nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo được tính phù hợp với đặc điểm ngành nghề kiểm toán tại Việt Nam. Xây dựng chuẩn mực kiểm toán trên cơ sở của chuẩn mực kiểm toán thế giới đồng thời thay đổi để thiết thực và phù hợp với thực trạng nên kinh tế tại Việt Nam là điều vô cùng quan trọng, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp cần thật sự quan tâm và hoàn thiện hơn.

Theo “Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viêc và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.” yêu cầu: “KTV phải thực hiện xét đoán chuyên môn và luôn duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như thực hiện kiểm toán, trong đó có các công việc:

-Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, dựa trên sự hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, kể cả kiểm soát nội bộ của đơn vị;

-Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các sai sót trọng yếu có tồn tại hay không, thông qua việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với rủi ro đã đánh giá;

-Hình thành ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính dựa trên kết luận về các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được.”

Thông qua yêu cầu trên ta có thể thấy tầm quan trọng của đánh giá rủi ro đối với toàn bộ cuộc kiểm toán, đặc biệt là trong giai đoạn lập KHKT. Bộ Tài chính có ban hành một chuẩn mực riêng đưa ra yêu cầu và hướng dẫn cụ thể cho việc đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập KHKT - “Chuẩn mực kiểm toán số 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”.

SV: Nguyễn Thị Thanh Ngọc 52 Lớp: K19CLCKTA

những hạn chế nhất định cho KTV. Vì vậy khuyến khích Công ty nên áp dụng cả 3

Một phần của tài liệu 122 đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán AASC thực hiện thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w