6. Ket cấu của khoá luận
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Việc lập kế hoạch và thực hiện những kế hoạch về chi phí
Công tác lập kế hoạch chi phí còn nhiều bất cập do công ty chưa thực hiện việc lập
kế hoạch chi tiết đến từng khoản mục chi phí. Chưa đưa ra được mục tiêu và những bước
để thực hiện đối với những mục tiêu đó. Sau khi có kế hoạch, trong khâu thực hiện kế hoạch công ty chưa thực hiện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, tổ chức kế hoạch ra sao nên chưa nhận diện được sự sai khác giữa với mục tiêu và kết quả đạt được.
Mặc dù Công ty đã có những cố gắng trong việc tiết kiệm, cắt giảm chi phí. Tuy nhiên các khoản cắt giảm công ty thực hiện được chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí của Công ty.
Tổng chi phí
Trong giai đoạn 2018 - 2020, tổng chi phí của Công ty có xu hướng tăng mạnh trong khi lợi nhuận thu được lại giảm mạnh cho thấy công tác kiểm soát chi phí và sử dụng chi phí một cách hiệu quả chưa được thực hiện tốt.
Chi phí tài chính
Hiện nay, khoản trả lãi cho khoản vốn vay tại Công ty là khá cao và có xu hướng tăng nhanh. Hiện nay nguồn vốn vay và nợ của Công ty đang rất lớn, với đặc trưng của ngành điện việc ĐTXD và SXKD không thể chủ yếu sử dụng VCSH mà còn cần sử dụng vốn đi vay, vì vậy tỷ lệ vốn vay của ngành điện thường cao, bên cạnh đó đặc thù của ngành điện là vốn đầu tư ban đầu thường rất lớn nhưng hiệu quả nhìn thấy ngay trong những năm đầu chưa cao, vốn đầu tư không thể thu hồi về ngay trong 1, 2 năm sau khi bỏ vốn.
Nguyên nhân do lãi suất vay vốn có xu hướng tăng từng năm. Việc vay vốn hiện nay không quá nghiêm ngặt, bên cạnh đó với một thực tế tại Việt Nam hiện nay đó là chưa có thông lệ phá sản khi doanh nghiệp đã quá thời gian để trả lại khoản gốc hay lãi
Bên cạnh đó, các ngân hàng tại Việt nam cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trong việc huy động vốn và khiến cho lãi suất huy động cho vay lên quá cao. Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước, chính sách của Chính phủ về thị trường mở, về lãi suất, thị trường
vàng, bình ổn giá...chỉ đem lại tác dụng phần nào. Các vấn đề lãi suất cao chỉ có thể giải quyết triệt để ở tầm vi mô. Quan trọng hon cả, nếu xét về tính dài hạn, bản thân doanh nghiệp cùng Ban lãnh đạo cần phải có ý thức xây dựng cho mình chiến lược sử dụng vốn sao cho hiệu quả, trách nghiệm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí nhân viên quản lý: về chi phí nhân công của Công ty Lưới điện cao thế
Thành phố Hà Nội trong năm 2020 so với năm 2019 đã tăng 2.170 triệu đồng cùng với phần trăm tăng tưong ứng là 11,42%. Ta có thể thấy trong năm 2020 mức lưong thưởng và đãi ngộ đối với nhân viên trong Công ty đã được nâng cao rõ rệt thông qua sự tăng lên của tổng quỹ lương trong năm 2020 là 80%. Tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu tại
Công ty là 79,54%. Việc tăng quỹ quá cao so với doanh thu thuần đạt được có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh mang lại chưa được phản ánh đúng.
Chi phí vật liệu quản lý: Công tác nhập kho thu hồi từ các công trình ĐTXD còn
chậm, khiến cho số liệu từ sổ sách so với thực tế có sự chênh lệch. Theo quy định nhập kho vật tư thu hồi: 7 ngày kể từ khi tháo dỡ khỏi lưới điện vận hành phải nhập về kho.
Giá trị tồn kho vật tư thiết bị vẫn còn lớn. Nguyên nhân là do (1) Những vật tư thiết bị vận hành trong trạm, cũng như dây và các phụ kiện đường dây có nhiều loại đặc
chủng, đắt tiền, trong nước chưa đáp ứng được trình độ và kỹ thuật để sản xuất và bắt buộc phải nhập khẩu từ nước ngoài như TU, TI, máy cắt, dao cách ly, rơle kỹ thuật số, dây và các phụ kiện đường dây siêu nhiệt... Thời gian nhập khẩu vật tư thiết bị lâu không
đáp ứng được tức thời khi cần thiết ,vì vậy cần phải dự phòng vật tư thiết bị với chủng loại, số lượng vật tư đa dạng và đầy đủ nhằm đảm bảo cung cấp điện liên tục. (2) Việc khảo sát thiết kế chưa được sát với thực tế hay do thay đổi thiết kế cũng là điều dẫn đến quyết toán các công trình còn dư thừa vật tư.
Chi phí đồ dùng văn phòng: Chi phí này trong năm 2020 tăng mạnh so với năm
Chiphí khấu hao TSCĐ: Dựa vào kết quả tính toán ở bảng trên ta có thể thấy chi
phí khấu hao chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí và có thể dễ dàng nhận thấy
trong loại hình doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, việc kiểm soát chi phí này đóng một vai trò quan trọng.
Thứ nhất, việc tăng TS của các đơn vị đại diện chủ đầu tư (X9, X10) chưa kịp thời
dẫn đến việc tài sản trên sổ sách chưa phản ánh đúng với thực tế. Nguyên nhân là do việc hoàn thiện Hồ sơ tăng tài sản kể từ lúc nghiệm thu công trình đưa để vào sử dụng đến lúc tăng tài sản mất nhiều thời gian. Sự chậm chễ này do số liệu tài sản trong biên bản bàn giao với số liệu trên thực tế và trong biên bản bàn giao với số liệu trong quyết toán còn có sự sai khác dẫn đến việc phải trả lại hồ sơ để đơn vị đại diện chủ đầu tư kiểm tra rà soát hoàn thiện lại.
Thứ hai, việc tiếp nhận tài sản khách hàng tăng chậm so với quy định. Nguyên nhân có thể đến từ trình tự thủ tục khách hàng chưa hiểu được quy trình tăng tài sản của
ngành điện cũng như việc hoàn thiện hồ sơ tăng tài sản còn chưa đúng. Thời gian bàn giao giá trị tài sản của một vài công trình còn chậm hơn so với tiến độ và chậm hơn so với thời gian cần đưa vào sử dụng, điều này khiến cho việc ghi nhận chi phí không kịp thời, kế hoạch khấu hao của Công ty cũng như của Tổng Công ty cũng có thể bị ảnh hưởng.
Thuế, phí và lệ phí: So với năm 2018, khoản mục này năm 2019 có xu hướng
giảm
tuy nhiên lại tăng tại năm 2020. Sự biến động không ổn định này chứng tỏ việc kiểm soát và cân đối chi phí này của công ty chưa được chú trọng.
Chiphí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty năm 2019
tăng
lên so với năm 2018 là do từ 2018 Công ty thực hiện chủ trương TBA không người trực.
Do đó Công ty phải thuê Công ty bảo vệ trông coi và giám sát các trạm biến áp 24/24h. Và chi phí này không ngừng tăng lên do các TBA mới được đưa vào vận hành. Việc sử dụng tiết kiệm khoản mục chi phí này đóng vai trò quan trọng nhằm tiết giảm chi phí
thấp hơn so với năm 2019 nhưng điều này cũng thể hiện công tác quản lý chi phí bằng tiền của công ty còn lãng phí chưa đạt yêu cầu và tác động trực tiếp hoạt động SXKD của Công ty.
Chi phí khác
Mặc dù chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng mạnh trong
ba năm vừa qua, cụ thể trong năm 2019 đã tăng 235,42% so với năm 2018, tại năm 2020
tăng 1411,61% so với năm 2019, tốc độ tăng cao gấp nhiều lần so với tốc độ tăng doanh
thu, điều này cho thấy việc kiểm soát khoản mục chi phí này của Công ty chưa tốt. Nguyên nhân là do việc kiểm tra, kiểm soát chi phí này không được công ty chú trọng.
Việc các chi phí như thuế, phí, lệ phí, hay những chi phí bằng tiền khác của Công
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Có thể nhận xét chung về tình hình quản lý chi phí và sử dụng chi phí của Công ty qua một số năm gần đây rằng, mặc dù còn tồn đọng nhiều khó khăn trong công tác quản
lý về chi phí, song Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tăng cường tiết kiệm và hiệu quả hơn về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hoàn thành tương đối tốt những nhiệm vụ mà Tổng công ty giao cho. Tuy vậy, nếu đánh giá một cách nghiêm túc
thì tại Công ty Lưới điện cao thế Thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế trong công tác này, đặc biệt là trong việc quản lý chi phí. Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường để quản lý tốt hơn chi phi sản xuất của Công ty là một việc làm
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA CÔNG TY LƯỚI ĐIỆN CAO THẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI