Củng cố và hoàn thiện quy trình thu mua vật liệu, công cụ dụng cụ

Một phần của tài liệu 156 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại công ty lưới điện cao thế thành phố hà nội (Trang 77 - 81)

6. Ket cấu của khoá luận

3.2.3. Củng cố và hoàn thiện quy trình thu mua vật liệu, công cụ dụng cụ

Với mỗi doanh nghiệp thì nhà cung ứng là đối tác quan trọng bởi việc cân nhắc và

lựa chọn nhà cung ứng có thể tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Do vậy, thay vì chỉ lựa chọn những nhà cung ứng có giá thành rẻ, Công ty nên tập trung tìm những nhà cung cấp mang uy tín và danh tiếng nhất định trên thị trường, hoặc

những nhà cung ứng đã hợp tác lâu năm với công ty để mua hàng. Vì những nhà cung này có thể sẽ đảm bảo cho công ty về các yêu cầu như yêu cầu về thời gian, số lượng đặt hàng và cả về chất lượng về vật liệu như công ty yêu cầu, tránh cho việc làm chậm tiến độ sản xuất của Công ty. Tuy nhiên việc thường xuyên tìm kiếm cho mình một nhà cung ứng mới là một điều vô cùng cần thiết, và không nên chỉ dừng lại ở một nhà cung ứng hiện tại. Vì như vậy công ty sẽ tự đẩy mình vào tình thế lệ thuộc hoàn toàn vào một

nhà cung ứng, và có thể sẽ khiến cho mình rơi vào trường hợp bị nhà cung ứng ép giá. Việc tìm kiếm cho mình các nhà cung cấp khác nhau giúp cho Công ty chủ động hơn khi lựa chọn nguồn hàng, tuy nhiên Công ty cần bám sát về tiêu chí khi lựa chọn nơi cung ứng, từ đó có thể chủ động trao đổi thông tin, tăng cường giao tiếp, chủ động học hỏi để nâng cao trình độ kỹ thuật của nhân viên trong Công ty.

Bên cạnh việc tìm kiếm nhà cung ứng mới thì công ty vẫn cần giữ mối quan hệ với các nhà cung ứng hiện tại. Để duy trì hợp tác với các nhà cung ứng lâu năm thì

Tiêu chí

Trọng số

Thang điểm

1 2 3 4 5

Để hạn chế việc liên kết giữa nhân viên công ty và nhà cung cấp gian lận thì doanh

nghiệp nên linh hoạt hơn cũng như nên chủ động hơn trong công việc việc tìm kiếm và lựa chọn cho mình những nhà cung ứng để tiến hành mua mới. Và những lợi ích và ưu điểm từ việc mua của nhà cung ứng có thể kể như sau:

+ Tiêu chí giữ đúng thời gian giao hàng mà bên cung ứng đã thoả thuận trước đó với công ty.

+ Không gây khó khăn cho công ty.

+ Công ty thu được nhiều thông tin có liên quan từ những nhà cung ứng mới. Công ty nên xây dựng dựa vào những tiêu chí đã đề ra để có thể tìm kiếm và chọn lựa một nhà cung cấp hàng hoá dành cho Công ty mình đáp ứng đủ các tiêu chí ổn định về mặt hàng, ổn định về chất lượng mà giá cả hợp lý:

+ Về chất lượng: Là một tiêu chí luôn được chú trọng trong việc đánh giá để lựa chọn nhà cung ứng của mỗi doanh nghiệp. Để tạo dựng được sự tin tưởng của khách hàng, cũng như gây dựng được uy tín trên thị trường thì cần phải dựa vào chất lượng tốt

từ sản phẩm mà công ty cung ứng.

+ Về giá cả: Giá mà bên cung ứng đưa ra phải hợp lý và cùng có lợi dành cho bên mua và bán. Giá cả cần phải theo giá của thị trường hoặc thấp hơn và có thể đưa ra một mức giá hợp lý mà công ty có thể chấp nhận được. Đây cũng là một tiêu chí vô cùng quan trọng giúp Công ty trong việc lựa chọn khi tìm nhà cung ứng mới để hợp tác bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Hơn nữa, yếu tố về giá luôn cạnh tranh vô cùng gay gắt trên thị trường. Nếu so sánh các công ty cung ứng có chất lượng hàng như nhau, tuy nhiên công ty sẽ lựa chọn nhà cung cấp nào có mức giá thấp hơn so với bên còn lại. Vì vậy, công ty luôn tích cực trong việc tìm kiếm những nhà cung ứng đảm bảo được những tiêu chí như với chất lượng tốt, giá thành rẻ nhưng vẫn luôn bám sát giá thị trường cùng với chi phí vận chuyển thấp... Có như vậy mới có thể giảm bớt chi phí sản xuất, giúp công ty tăng lợi nhuận kinh doanh.

+ Về khả năng cung ứng hàng: Bên cạnh các tiêu chí như về giá cả và chất lượng, tiêu chí về khả năng cung ứng hàng hoá cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là

một tiêu chí mà doanh nghiệp cần để tâm khi đưa ra lựa chọn bên cung ứng. Lý do

chính 60

độ, gây lãng phí chi phí chờ, bảo hành, bảo quản tài sản. Vậy nên Công ty cần đánh giá và lựa chọn cho mình những nhà cung ứng có thể cung cấp khối lượng hàng đủ để đáp ứng cho công ty mình.

+ Thời gian giao hàng: Để đảm bảo cho việc tiêu thụ, không làm chậm đơn hàng của khách hàng và để không làm mất đi sự tín nhiệm và mất đi sự hợp tác của Công ty, nhà cung ứng phải có trách nhiệm cung ứng hàng đúng thời gian đã thoả thuận cùng với Công ty. Công ty chỉ tạo lập quan hệ với nhà cung ứng nào đảm bảo được thời gian giao hàng để không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của công ty. Tùy vào vị trí địa lý của nhà cung ứng mà công ty sẽ thỏa thuận thời gian giao hàng phù hợp. Đối với từng nước cung cấp, công ty đặt ra thời gian giao hàng khách nhau.

+ Ve uy tín của nhà cung ứng trên thị trường: có thể đánh giá uy tín của nhà cung ứng dựa trên sự ổn định về vấn đề tài chính, kết quả hoàn thành các lần giao hàng của họ trong những lần gần đây đối với các đối tác khác của nhà cung ứng và đối với Công ty. Trong tiêu chí này, Công ty có thể dựa vào tình hình hoặc khả năng tiêu thụ mặt hàng của nhà cung ứng trong thị trường, có thể dựa vào phản ứng của người mua và từ đó có thể đưa ra quan điểm khách quan đánh giá mức độ uy tín trên thị trường của nhà cun g ứng.

Công ty có thể xây dựng Bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung ứng như sau:

Chất lượng 0,3 Rất xấu Xấu thườngBình Tốt Rất tốt

Giá cả 0,2 Quá cao Cao thườngBình Rẻ nhấtRẻ

Khả năng cung ứng

hàng 0,15 - -

Thiếu

nhiều Thiếu Đủ

Thời gian giao hàng

(ngày) 0,2 1-15 1-10 1-7 1-5 1-3

Uy tín kinh doanh 0,15 - -

Bình

Công ty có thể dựa vào bảng tiêu chuẩn, hoặc xây dựng riêng cho mình một bảng tiêu chuẩn đánh giá để sẽ tiến hành đánh giá về nhà cung ứng đó, qua đó đó có thể lựa chọn ra nhà cung ứng tốt nhất. Qua bảng đánh giá trên, ta có thể nhận thấy rằng, mọi tiêu chuẩn như sự uy tín, thời gian giao hàng, khả năng cung ứng, giá thành và chất lượng đều là những tiêu chuẩn cần thiết trong công tác đưa ra quyết định để lựa chọn nhà cung ứng cho công ty. Tuy nhiên tiêu chuẩn chất lượng là tiêu chuẩn có vị trí và được đánh giá cao nhất, giá thành, thời gian giao hàng đứng vị trí thứ hai và sau đó là tiêu chuẩn uy tín kinh doanh và khả năng cung ứng. Tuy nhiên cần dựa vào nhu cầu của

từng công ty để xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá nhà cung ứng cho phù hợp, và trong

quá trình lựa chọn nên so sánh cẩn thận giữa các nhà cung ứng và qua đó doanh nghiệp có thể đưa ra lựa chọn một nhà cung ứng phù hợp nhất, có thể đáp ứng điều phù hợp với

mong muốn của Công ty.

Ngoài ra, để tránh các trường hợp gian lận xảy ra, Công ty nên thành lập bộ phận giám sát, kiểm tra đánh giá việc tuân thủ các thủ tục của bộ phận mua hàng, bộ phận thủ

kho của Công ty, ví dụ kiểm tra việc nhận hàng từ các nhà cung cấp có đúng số lượng, chất lượng như trong hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận hay không, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp làm trái với quy định của Công ty.

Một phần của tài liệu 156 giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại công ty lưới điện cao thế thành phố hà nội (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w