Các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng và phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu 140 gải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần quảng cáo thông minh cleverads,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40)

Đối với mỗi doanh nghiệp, giá trị thương hiệu là vô cùng quan trọng bởi nó chính là danh tiếng, nền tảng của doanh nghiệp. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nếu giá trị thương hiệu càng lớn thì càng làm tăng giá trị của doanh nghiệp đó. Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế thì các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ bao gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan

1.3.3. Yếu tố chủ quan

Những yếu tố chủ quan hay bao gồm những yếu tố bên trong nội bộ của doanh nghiệp có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới sự phát triển của thương hiệu. Một thương hiệu có đứng vững trên thị trường hay không đều phụ thuộc vào một hoặc một vài yếu tố sau đây:

Nhận thức của nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu. Chỉ khi nhà lãnh đạo nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thương hiệu thì việc xây dựng, phát triển thương hiệu mới được đầu tư phát triển và thực hiện một cách bài bản.

Phòng ban chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu

Đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ xây dựng thương hiệu có tinh thần trách nhiệm, hiểu biết sâu sắc về thương hiệu, nhiệt tình với công việc đồng thời nắm vững mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo ra chiến lược thương hiệu mang tính thực tế cao. Còn ngược lại, sự yếu kém, thái độ quan liêu, chủ quan duy ý chí của đội ngũ cán bộ sẽ dẫn đến việt xây dựng chiến lược xa với mang tính lý thuyết.

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Nguồn lực về tài chính là một yếu tố tối quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện thành công một chiến lược thương hiệu. Đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, để xây dựng một thương hiệu mạnh đối với họ không phải là điều quá khó khăn. Nhưng ngược lại, đối với doanh nghiệp có tài chính hạn chế thì hoàn toàn không đơn giản. Nguồn lực tài chính sẽ buộc các doanh nghiệp có tài chính hạn chế phải có sự

lựa chọn cẩn thận sao cho hiệu quả đạt được là tối ưu so với lượng chi phí bỏ ra. Với nguồn lực có hạn nên xây dựng chiến lược phải tính toán kỹ càng.

1.3.4. Yếu tố khách quan

Những yếu tố khách quan hay còn gọi là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới sự thành, bại của một thương hiệu. Những yếu tố này có thể mang tới cho doanh nghiệp những cơ hội và thách thức. Khi xác định được đâu là cơ hội, đâu là thách thức đó sẽ giúp doanh nghiệp chuyển mình, vượt qua những rào cản và kịp ứng phó với sự biến động không ngừng từ việc nhận thức được sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan.

Hệ thống pháp luật

Mỗi quốc gia đều có những luật riêng mà hệ thống pháp luật lại có ảnh hướng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Nếu các chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu vi phạm những quy định của pháp luật sẽ gây khó khăn, rắc rối cho doanh nghiệp. Ví dụ, pháp luật Việt Nam quy định không được quảng cáo, trưng bày băng rôn quảng cáo thuốc lá tại những nơi công cộng mà doanh nghiệp cố tình thực hiện thì sẽ bị xử phạt, hình ảnh thương hiệu sẽ xấu đi trong mắt người tiêu dùng.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu của mình khi đã được đăng ký bảo hộ hoặc doanh nghiệp có thể vướng vào rắc rối khi đặt tên, logo, slogan của thương hiệu trùng với một thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ.

Nền văn hoá

Nền văn hoá ảnh hưởng chủ yếu đến việc thiết kế, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và cách thức quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, nếu logo, slogan hay hình ảnh, nội dung quảng cáo của thương hiệu không phù hợp với văn hoá, thuần phong mỹ tục sẽ khiến việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại.

Người tiêu dùng

Bước vào nền kinh tế thị trường, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng rất được coi trọng. Người tiêu dùng có quyền tẩy chay những doanh nghiệp hàng hoá kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhái mà họ chính là nạn nhân. Nếu người tiêu dùng kiên quyết bảo vệ quyền lợi của mình, sẵn sàng kiện nhà sản xuất gây thiệt hại đến mình thì sẽ tạo cho các doanh nghiệp có ý thức cao hơn về việc cần phải có chiến lược nhằm xây dựng, bảo vệ và củng cố nhãn hiệu, thương hiệu của mình. Còn ngược lại, nếu người tiêu dùng thờ

ơ không có ý thức bảo vệ bản thân thì khi đó nhà sản xuất còn coi việc bảo vệ thương hiệu uy tín của mình là chuyện chưa cần thiết

Đối thủ cạnh tranh

Đối với mọi doanh nghiệp trong cơ thế thị trường hiện nay, cạnh tranh là điều không thể tránh, vậy nên việc phân tích đối thủ cạnh tranh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Phân tích đối thủ cạnh tranh là nhằm xác định số lượng đối thủ tiềm năng, mục tiêu của họ, các chiến lược của họ như thế nào, kế hoạch của họ trong thời gian tới, ưu nhược điểm của họ... Căn cứ vào những thông tin thu nhập được doanh nghiệp sẽ tạo cho mình hướng đi đúng, xây dựng một chiến lược xây dựng thương hiệu thích hợp và đứng vững trên thị trường.

Các nhà cung ứng

Các nhà cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp hoạt động. Đó là tài chính, điện, nước, vật tư, máy móc thiết bị... Nếu quá trình cung cấp các đầu vào này bị trục trặc thì ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, từ đó cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Đặc biệt, giá cả và dịch vụ của nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tạo dựng những giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải hiểu biết, quan tâm và xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhà cung cấp.

1.4. Thành công trong việc phát triển thương hiệu của một số doanh nghiệp

Có nhiều cách, nhiều con đường để có thể xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhưng để xây dựng nên một thương hiệu không chỉ lớn mạnh tại một thời điểm mà còn bền vững theo thời gian lại là cả một nghệ thuật. Đã có những doanh nghiệp làm nên được những tác phẩm nghệ thuật thương hiệu đó với những ý tưởng rất sáng tạo và đầy thuyết phục. Sau đây sẽ là một số ví dụ về những điểm nhấn đã giúp các thương hiệu thành công.

1.4.3. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu của Vinamilk

Vinamilk đã rất tinh tế khi xây dựng thương hiệu của mình dựa trên tinh thần dân tộc, niềm tự hào dân tộc rực rỡ và chính điều đó đã giúp họ thành công. Cụ thể Vinamilk đã tổ chức các chương trình, sự kiện đặc biệt như: “Ươm mầm tài năng”, “Chiến dịch sáu triệu ly sữa cho trẻ em Việt”, xây dựng quỹ từ thiện “Cùng Vinamilk vươn tới trời cao”,... Chẳng hạn như chiến dịch “Vươn cao Việt Nam” đã lấy hình ảnh những đứa trẻ đến từ nhiều vùng đất khác nhau, từ Nam chí Bắc hát về quê hương Việt

Nam của mình. Hay chiến dịch “Sáu triệu ly sữa cho trẻ em Việt” đã làm nổi bật được vai trò thương hiệu quốc gia của Vinamilk với ý thức đạo đức mạnh mẽ, có trách nhiệm với cộng đồng thông qua sự tôn trọng, quan tâm đến những người kém may mắn, đặc biệt là hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đó là cách mà Vinamilk chạm đến trái tim người tiêu dùng Việt, thông qua vẻ đẹp, thành quả của đất nước và trẻ em là thế hệ tương lai để truyền tải thông điệp của mình. Giá trị này luôn được Vinamilk tin tưởng lựa chọn để song hành phát triển và dường như chưa bao giờ cũ đi.

Bên cạnh đó, Vinamilk luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, sản phẩm của họ được kiểm chứng và mang hình ảnh chất lượng cao. Vinamilk thuê những marketer giàu kinh nghiệm và có năng lực, những người có khả năng nhạy bén trong việc đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm theo thị hiếu khách hàng dù cho đó là sữa, sữa chua, kem, nước ép trái cây hay các loại đồ uống lành mạnh để phát triển số lượng người tiêu dùng cho thương hiệu của mình

Chính những ý tưởng nhân văn, sáng tạo này đã truyền cảm hứng tự hào dân tộc tới người tiêu dùng từ đó tạo được kết nối cảm xúc và niềm tin ở thương hiệu, đưa Vinamilk lên tầm thương hiệu quốc gia.

1.4.4. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu Viettel

Thành công của thương hiệu Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Viettel đến từ việc xây dựng tầm nhìn lâu dài về việc đầu tư ra thị trường nước ngoài và phương châm hoạt động “Dám nghĩ khác, dám đi và lao động sáng tạo”. Sau khi có được sự phát triển khá ổn định ở trong nước, Viettel đã mạnh dạn lựa chọn Châu Phi và Châu Mỹ Latinh là thị trường chiến lược quốc tế đầu tiên. Viettel quyết định đầu tư 60 triệu USD vào Haiti ở Bắc Mỹ với thương hiệu Natcom đã đưa Viettel trở thành nhà mạng lớn nhất Haiti với việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ 3G qua cổng kết nối internet quốc tế duy nhất của Haiti. Nối tiếp thành công tại Haiti, tháng 5/2012, Viettel đã công bố chính thức kinh doanh tại Mozambique với tổng số vốn đầu tư 400 triệu USD để đóng góp 50% hạ tầng mạng di động tại đất nước này. Chính ý chí dám nghĩ dám làm như một người lính cùng tính kỷ luật, nhanh, quyết đoán và triệt để là một trong những chìa khóa để giúp Viettel có thể vượt qua nhiều đối thủ viễn thông lớn mạnh khác trên thế giới để có mặt tại 7 quốc gia nước ngoài hiện nay.

Viettel đã đạt giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại thị trường các nước đang phát triển năm 2009 (WCA); Top 100 thương hiệu viễn thông

lớn nhất thế giới (Informa PLC); Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường đang phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Frost&Sullivan).

Thương hiệu Metfone tại Campuchia được công nhận là Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm tại thị trường mới nổi (Frost&Sullivan) năm 2010. Giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển” (WCA) cũng được trao cho Metfone (2011) và Unitel tại Lào (2012). Đặc biệt, tại Mozambique, Movitel đã được công nhận là “Nhà mạng có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông tại khu vực nông thôn” do Hiệp hội truyền thông Châu Phi trao tặng năm 2012 và là “Doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực di động” do Tổ chức nghiên cứu thị trường Frost and Sullivan trao tặng cho Movitel năm 2013.

Trong thời gian tới, Viettel xác định châu Phi và châu Mỹ Latinh là những thị trường chiến lược. Tuy nhiên, để mở rộng kinh doanh, nhà mạng lớn nhất Việt Nam này vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh ở bất kỳ thị trường châu lục nào.

Đầu tư ra nước ngoài tiếp tục là một trong những chiến lược quan trọng của Viettel nhằm duy trì sự phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu Viettel toàn cầu.

1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp

Khi lựa chọn cho doanh nghiệp của mình một biểu trưng thương hiệu hay muốn có một lộ trình phát triển lâu dài thì những điều đó cần có tính nhân văn, nên mang lại những ý nghĩa tích cực, thiết thực cho xã hội vì chỉ có như thế mới giúp doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trong tương lai.

Đặc biệt khi gắn kết được hình ảnh của doanh nghiệp với những hình ảnh thiêng liêng như tinh thần dân tộc hay đơn giản là mang đến lợi ích cho cộng đồng, xã hội thì đó chính là vũ khí mạnh nhất đưa thương hiệu của doanh nghiệp lên tầm thương hiệu quốc gia.

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu không được xa rời với chất lượng sản phẩm dịch vụ vì vậy doanh nghiệp vẫn cần tập trung giữ gìn và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình khi cung ứng ra thị trường.

Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một tầm nhìn rõ ràng và phải đủ lớn, song song với điều đó là quyết tâm dám nghĩ, dám thực hiện. Lựa chọn cho mình một chiến lược thương hiệu khác biệt hóa và phải quyết liệt thực hiện nó, vì cố gắng nửa vời chính

là thất bại. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần khẳng định được vị thế của mình tại các thị trường mà mình đặt chân đến. Phải vững vàng tại những chỗ mình đến thì mới tiếp tục bước tiếp được xa hơn nữa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vấn đề thương hiệu hiện nay đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. Thương hiệu không chỉ đơn thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp mà đó còn chính là một cơ sở để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng như uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Xây dựng một thương hiệu là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và sự đầu tư thích đáng của doanh nghiệp.

Chương 1 đã đưa ra những khái niệm, vai trò của thương hiệu, quy trình xây dựng thương hiệu cùng những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu. Đó chính là nền tảng để đi sâu phân tích thực trạng xây dựng thương hiệu CleverAds của Công ty cổ phần Quảng cáo thông minh CleverAds.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔPHẦN QUẢNG CÁOTHÔNG MINH CLEVERADS

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Quảng cáo thông minh CleverAds

2.1.1. Thông tin chung về Công ty cổ phần Quảng cáo thông minh CleverAds

- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Quảng cáo thông minh CleverAds - Tên giao dịch: CLEVER ADS., CORP

- Tổng giám đốc: Nguyễn Khánh Trình - Mã số thuế: 0102850165

- Ngày hoạt động: 06/08/2008

- Giấy phép kinh doanh: 0102850165

- Trụ sở chính: Tầng 3 nhà G1, khu trung tâm thương mại, Tòa nhà Five Star Garden, số 2 Kim Giang, phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Lĩnh vực kinh doanh: Digital Marketing - Điện thoại: +84 24 7304 6066

- Website: https://cleverads.vn

- Email: contact@cleverads.vn

- Vốn điều lệ: 400.000.000 VNĐ

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Quảng cáo thôngminh CleverAds minh CleverAds

Ngày 04 tháng 8 năm 2008 Công ty cổ phần Quảng cáo thông minh CleverAds được thành lập và có trụ sở chính tại số 2 Kim Giang, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngày đầu doanh nghiệp được thành lập với vốn điều lệ là 400.000.000 VNĐ cùng 10 nhân viên được phân chia đơn giản ở ba phòng ban chính là: phòng Sale, phòng Tech và bộ phận Back office.

Trong suốt hơn mười năm thành lập và đi vào hoạt động, phát triển cho đến hôm nay, ngoài ba chi nhánh ở trong nước còn có mặt tại ba chi nhánh quốc tế tại Philippines, Indonesia, Myanmar và hứa hẹn sẽ còn phát triển tiếp trong tương lai. Qua

những thăng trầm trong những năm hoạt động, CleverAds đã khẳng định được vai trò tiếp thị trực tuyến với nhiều hình thức phong phú, đa dạng của mình để từ đó mở ra thật nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận với sự tiến bộ của xã hội, áp dụng những tiến bộ đó vào hoạt động quảng cáo của họ.

Hình 2.1: Diễn đàn CleverAds

(Nguồn: Trang web cleverads.vn)

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển vừa qua, Công ty cổ phần Quảng cáo thông minh CleverAds đã có những dấu mốc, những thành công nhất định, cụ thể phát triển qua từng giai đoạn như sau:

Năm 2008:

CleverAds được chính thức thành lập vào ngày 6 tháng 8 và bắt đầu đi vào hoạt

Một phần của tài liệu 140 gải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần quảng cáo thông minh cleverads,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w