SẢN
SANG HÀ LAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Trên thế giới, có rất nhiều quốc gia đạt được những thành tựu to lớn về việc xuất khẩu mặt hàng nông sản. Ở nội dung này bài khoá luận hướng tới kinh nghiệm của hai thị trường đó là Thái Lan và Brazil. Đây là hai thị trường xuất khẩu nông sản cạnh trạnh mạnh mẽ với Việt Nam về mặt số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, dứa... Chọn thị trường Thái Lan vì Việt Nam và Thái Lan đều thuộc khu vực Đông Nam Á, từ những kinh nghiệm của Thái Lan, Việt Nam ta có thể tận dụng những mặt tích cực và đồng thời thay đổi những mặt tiêu cực để cải thiện chất lượng nông sản. Cùng với đó là thị trường Brasil, đây là thị trường xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới và có những phương pháp trồng cà phê hiện đại từ đó nước ta có thể học hỏi những kinh nghiệm tại nước bạn.
1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là nước có tiềm năng sản xuất hàng nông sản tương đương với nước ta, song kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan vượt xa so với nước ta. Ví dụ như mặt hàng dứa, kim ngạch xuất khẩu của ta chỉ bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan. Về mặt hàng gạo, vào năm 2020 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam sang Hà Lan chỉ đạt 4.173 USD với giá 583 USD/tấn, trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Thái Lan sang Hà Lan gấp gần 9 lần so với Việt Nam đạt 35.494 USD với giá xuất khẩu 943 USD/tấn, từ đây có thể thấy được sự vượt trội của đất nước Thái Lan về giá trị xuất khẩu một số hàng nông sản cao hơn so với Việt Nam ta (Nguồn từ Trademap).
Một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản của Thái Lan là: ngoài yếu tố thuận lợi về thị trường tiêu thụ (thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Thái Lan là: EU, Hà Lan, Tây Đức, Đông Âu), Thái Lan rất nỗ lực trong việc phát triển các mặt hàng hoá nông sản. Thái Lan chú trọng đầu tư trang thiết bị dây chuyền công nghệ chế biến tiên tiến, đảm bảo điều kiện vận tải kỹ thuật đóng gói hiện đại và đặc biệt thỏa mãn được các yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đặt ra.
Cụ thể, Thái Lan đã tập trung vào các biện pháp sau:
- Quy hoạch vùng cung ứng nguyên liệu quy mô lớn, đồng thời có biện pháp để tăng công suất sử dụng của các cơ sở chế biến nông sản.
- Đầu tư vào việc nghiên cứu và ứng dụng, kể cả việc nhập khẩu các loại giống cây, con có chất lượng cao từ các nước có nền nông nghiệp phát triển. Thái Lan đã
xây dựng những trung tâm nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng và vật nuôi
chất lượng cao.
- Đầu tư vào khâu chế biến và bảo quản, đặc biệt là đầu tư vào việc thiết kế và sản xuất bao bì để hấp dẫn người mua. Đối với mặt hàng gạo, Thái Lan đầu tư hệ thống chế biến gạo xuất khẩu quy mô lớn và trang bị công nghệ hiện đại. Thái Lan
có trên 90% cơ sở chế biến gạo (xay xát, sàng tuyển, đánh bóng gạo) quy mô lớn,
được trang bị đồng bộ nên chất lượng gạo xuất khẩu cao.
- Đầu tư vào khâu tiêu thụ, quảng bá và phát triển thương hiệu sản phẩm cả trong nước và nước ngoài. Hầu hết hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan được bảo
quản tốt, mẫu mã và bao bì hàng hoá được thiết kế đẹp, hấp dẫn người mua. Các doanh nghiệp Thái Lan chú trọng nhiều đến xây dựng, đăng ký và quảng bá thương
hiệu.
1.4.2. Kinh nghiệm của Brazil
Là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà phê Arabia và đứng thứ hai về sản lượng cà phê Robusta, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Brazil sang Hà Lan đạt 79.041 nghìn USD, sản lượng đạt 36.288 tấn với mức giá là 2.182 USD/tấn tăng trưởng giá trị hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 là 11%. So với Việt Nam, xuất khẩu cà phê của Brazil sang Hà Lan hơn cả về kim ngạch và sản lượng, khối lượng xuất khẩu cà phê của Brazil sang Hà Lan lớn hơn 26.702 tấn so với Việt Nam, ngay cả giá mặt hàng này của Brazil cũng cao hơn 231 USD/tấn so với nước ta. ( Nguồn từ Trademap)
Chính phủ Brazil và các tổ chức điều phối ngành cà phê đã có nhiều chính sách phát triển công nghiệp chế biến cũng như thu hút đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào công nghiệp chế biến của Brazil. Brazil có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, trên cơ sở đó, đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê rất chính xác, được công bố qua Hội thảo triển vọng thị trường được tổ chức hàng năm tại Brasil. Hệ thống tổ chức ngành hàng cà phê được xây dựng và phát triển tốt, hoạt động chuyên nghiệp và mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhóm lợi ích tham gia trong ngành. Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm lợi ích khác nhau, tham gia vào quá trình: (i) thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Brasil có chức năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh ATTP, phòng chống bệnh dịch. Chính phủ Brasil đã hỗ trợ một phần kinh phí cho Hiệp hội XK cà phê Brasil để thực hiện kế hoạch gia tăng kim ngạch XK cà phê chế biến (cà phê rang xay, cà phê hoà tan).
1.4.3. Bài học cho Việt Nam
Từ những kinh nghiệm xuất khẩu nông sản của các nước như Thái Lan, Brasil,... Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường Hà Lan có thể học hỏi một số kinh nghiệm như:
Thứ nhất, phải coi giống là một trong những khâu tạo ra lợi thế so sánh một cách bền vững để đưa nông sản thâm nhập thị trường khu vực và thế giới. Hiện nay, việc sử dụng giống cây trồng ở Việt Nam còn tùy tiện không rõ nguồn gốc xuất xứ, do vậy năng suất và chất lượng cây trồng thấp, tính đồng nhất về quy cách của sản phẩm không cao.
Thứ hai, cần có sự đầu tư thích đáng vào công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch, kể cả khâu đóng gói, vận chuyển. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chế biến và bảo quản. Đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ hiệnđại cho chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch là yếu tố quyết định để tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng giữ được chất lượng.
Thứ ba, cần đầu tư kinh phí đi tiếp thị, tổ chức khảo sát, tham gia hội chợ để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng tại thị trường Hà Lan. Xây dựng kênh nghiên cứu riêng của mình về thị trường Hà Lan để cập nhật thông tin thị trường và những thay đổi trong chính sách thương mại của Hà Lan nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp.
Thứ tư, xây dựng mối liên kết chặt chẽ với nông dân để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, gắn liền với việc đầu tư hệ thống chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch để doanh nghiệp chủ động về số lượng, chất lượng nông sản và thời gian giao hàng cho đối tác.
Thứ năm, chú trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học (giống mới, quy trình canh tác tiên tiến, công nghệ sinh học). Quyết tâm theo đuổi mục tiêu xuất khẩu nông sản đã chế biến sâu vào thị trường Hà Lan để đảm bảo xuất khẩu bền vững, hiệu quả. Quan tâm thu hút vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư Hà Lan để mở rộng thị trường thông qua hệ thống phân phối của họ tại Hà Lan.
Thứ sáu, Chính phủ cần chủ động đàm phán và ký kết các hiệp định song phương mới với đối tác Hà Lan; nâng cao khả năng thực thi các hiệp định và các thỏa thuận đã ký kết để tạo môi trường thuận lợi cho nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường Hà Lan. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đưa ra các biện pháp, quy định thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này đã khái quát một số lý thuyết cơ bản về nông sản, hoạt động xuất khẩu nông sản cũng như vai trò và đặc điểm của các mặt hàng này. Bên cạnh đó cũng nêu ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu nông sản, từ đó, có thể biến bất lợi thành cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Trong chương này cũng tập trung phân tích các tiêu chí đánh giá, đưa ra kinh nghiệm của các nước để làm cơ sở cho việc đánh giá, vận dụng trong hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HÀ LAN
2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đã có những thay đổi tích cực như: đa dạng về sản phẩm, sự tăng lên của kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu mở rộng hơn. Sự thay đổi đã được thể hiện qua tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 2016-2020.