Tổng quan về thị trường Hà Lan

Một phần của tài liệu 133 đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản việt nam sang thị trường hà lan (Trang 51 - 70)

Trong những thị trường nhập khẩu nông sản Việt, có thể thấy được thị trường EU là một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất của xuất khẩu Việt. Trong thị trường Châu Âu phải kể tới Vương quốc Hà Lan, đây là một thị trường khó tính nhưng mang lại nhiều tiềm năng đối với xuất khẩu nông sản Việt. Thị trường này giúp cho nông sản Việt được nâng cao giá trị hơn khi được Hà Lan nhập khẩu đồng thời đây cũng là nơi kết nối và đưa nông sản nước ta sang các nước khác tại EU.

2.2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước Hà Lan

Hà Lan là một quốc gia nằm ở phía Tây châu Âu, phía Đông giáp Đức, phía Nam giáp Bỉ, hai phía Tây và Bắc đều trông ra biển Đại Tây Dương. Hà Lan có diện tích khoảng 41.543 km2 với luồng khí hậu ôn hoà, mùa đông ấm áp còn mùa hè mát mẻ. Hà Lan là một đất nước nhỏ nhưng lại có thành tựu to lớn và được bầu chọn là quốc gia đáng sống nhất trên thế giới. Quốc gia này là một thành viên sáng lập của Liên minh Châu Âu và là nơi đặt trụ sở của Toà án Quốc tế vì công lý.

Hà Lan có mật độ dân số khá dày đặc 400 người/ km2 nằm thấp nhất so với mực nước biển, địa hình bằng phẳng, có 60% dân số và khoảng 27% diện tích nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển. Nơi đây nổi tiếng với các cối xay gió, hoa tulip và sự đa dạng về văn hoá. Thủ đô của Hà Lan là Amsterdam, song trụ sở của chính phủ và nghị viện lại nằm ở Den Haag. Đặc biệt, cảng Rotterdam là một cảng

Các ngành kinh tế trọng điểm:

- Công nghiệp

Hà Lan là đất nước có ngành công nghiệp rất phát triển đặc biệt là hàng hải, hoá chất, dầu khí, công nghệ... và có tầm ảnh hưởng mạnh trên thế giới. Hà Lan là một trong những nước có nền công nghệ nano đứng top đầu thế giới, các lĩnh vực khác như về khoa học, nghiên cứu gen cũng được Chính phủ nước này ưu tiên xây dựng 30 năm nay. Và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố từ Hà Lan.

- Dịch vụ

Một trong những lợi thế về ngành dịch vụ tại Hà Lan phải kể đến là cảng Rotterdam-hải cảng lớn nhất thế giới. Nhờ cảng Rotterdam đã góp phần thúc đẩy phát

triển ngành vận tải thuỷ, cảng biển nơi đây. Không chỉ thế, Hà Lan còn như một bức tranh nhiều màu sắc về thiên nhiên và con người, giúp thu hút du lịch từ các nước khác. Hàng năm, quốc gia này thu hút hơn 10 triệu lượt khách, đóng góp trên 7 tỷ Euro. Ngoài ra, dịch vụ còn có về sân bay, tài chính, ngân hàng ... cũng rất phát triển.

- Nông nghiệp

Hà Lan, một đất nước nhỏ, nghèo tài nguyên thiên nhiên đã gây dựng nên một

nền nông nghiệp có thể “ nuôi cả thế giới”. Và điều độc đáo là ngành nông nghiệp Hà Lan đó chính là việc áp dụng kĩ thuật công nghệ cao tạo ra những mặt hàng nông sản, chăn nuôi đảm bảo cả về chất lượng và an toàn. Ngành nông nghiệp phần lớn hướng về xuất khẩu, chủ yếu là hoa, rau quả... ( bao gồm cả cây và hạt giống), xuất khẩu nông nghiệp của Hà Lan đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ.

Chính trị

Vương quốc Hà Lan theo chế độ quân chủ lập hiến, có hệ thống đa đảng. Quan

điểm chính trị của người dân nơi đây được đại diện bởi 3 Đảng là Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Tự Do và Đảng Dân chủ Thiên chúa.

Năm

Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Hà

Lan

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hà

Lan

Tổng kim ngạch

này có một nền xã hội ổn định và văn minh, con người nơi đây có suy nghĩ cởi mở, tôn trọng và thân thiện với mọi người. Ngôn ngữ chính thức ở đây là tiếng Hà Lan nhưng đa số họ đều nói tiếng Anh. Bên cạnh đó văn hoá giao tiếp, ứng xử của đất nước này rất lịch thiệp và tinh tế.

2.2.1.2. Quan hệ hợp tác giữa Hà Lan - Việt Nam

- Quan hệ ngoại giao

Việt Nam và Hà Lan thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 9/4/1973, từ năm 1990, quan hệ hai nước đẩy mạnh. Trong những lần tham gia các Hội nghị toàn cầu, Việt Nam và Hà Lan cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong suốt thời gian đó. Hai nước

đã có những cuộc gặp gỡ lãnh đạo cấp cao và ký thoả thuận một số hiệp định song phương, cùng với đó là quan hệ hợp tác phát triển nền kinh tế, đầu tư, giáo dục, chính

trị.

- Quan hệ kinh tế - thương mại

Quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam - Hà Lan là quan hệ đối tác và củng cố toàn diện cả chiều sâu và chiều rộng trên các lĩnh vực về: kinh tế, chính trị, thương mại, an ninh, đầu tư... Hà Lan trong những năm qua, đã vươn lên để trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU. Cụ thể, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Hà Lan đạt khoảng 8 tỷ USD tăng 12,7% so với năm 2017. Theo

thống kê từ cục Hải Quan, tính chung 11 tháng của năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Hà Lan đạt 6,26 tỷ USD, tăng 0,22% còn nhập khẩu vào Việt Nam giảm 4,13% đạt 582,4 triệu USD. Việt Nam là nước xuất siêu sang thị trường Hà Lan,

đây cũng là nơi trung chuyển hàng hoá góp phần đưa các loại hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu. Các mặt hàng chính của nước ta xuất khẩu sang Hà Lan chủ yếu là giày dép, hạt điều, rau quả, cà phê, hạt tiêu,. còn các mặt hàng nhập khẩu từ Hà Lan chủ yếu là sữa và các sản sản phẩm từ sữa, thức ăn gia súc, dược

2018 7,08 0,72 7,8

2019 6,9 0,66 7,56

Đồng thời, hai quốc gia cũng đã ký kết các Hiệp định song phương như: Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (3/1994), Hiệp định khung về Hợp tác Phát triển (2000),... cùng với đó là thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA tăng cường hoạt động xúc tiến giữa hai quốc gia. Hà Lan luôn là nhà nhập khẩu top 2 của Việt Nam trong quá trình xuất nhập khẩu, qua đây có thể thấy quan hệ giữa Việt Nam- Hà Lan là một mối quan hệ cùng nhau phát triển, cung cấp các nguồn sản phẩm và trong tương lai mối quan hệ hợp tác giữa hai bên ngày càng mở rộng và chuyên sâu không chỉ về thương mại mà còn về kinh tế, văn hoá, giáo dục.

2.2.1.3 Cơ chế nhập khẩu của vương quôc Hà Lan

Mỗi một sản phẩm, một ngành riêng biệt sẽ có những quy định khác nhau. Ở đây, bài khoá luận chuyên sâu về xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Hà Lan, do đó bài viết sẽ nêu ra cơ chế nhập khẩu dành cho hàng nông sản vào vương quốc Hà Lan.

Tất cả người Hà Lan nói riêng và người dân Châu Âu nói chung đều đặt ra những yêu cầu cụ thể về các sản phẩm khi thâm nhập vào thị trường Châu Âu cũng như là thị trường Hà Lan. Một trong những rào cản xuất khẩu nông sản phải kể đến những quy định về nhập khẩu của Hà Lan:

+ Các quy định về hương liệu và các chất phụ gia trong sản phẩm + Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm

Nhóm mặt hàng

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan ( triệu USD)

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

( triệu USD)

Tỷ

trọng

(%)

+ Quy định về nhà sản xuất khi sản phẩm bị khiếm khuyết + Các quy định về vi khuẩn có hại trong sản phẩm

+ Quy định về các khâu nuôi trồng, kiểm soát sản phẩm + Các quy định về biến đổi sinh học

+ Quy định về bảo vệ môi trường

+ Các quy định về dư lượng tối đa có trong sản phẩm + Quy định về hàm lượng dinh dưỡng và vitamin

Quy định khi nhập khẩu nông sản vào thị trường Hà Lan đầu tiên phải kể đến quy định về kiểm dịch động thực vật. Cần đảm bảo các sản phẩm đã kiểm tra thông qua các cơ quan chức năng, đảm bảo về quy trình chế biến, sản xuất đáp ứng theo tiêu chuẩn thị trường Hà Lan. Thứ hai, quy định về bao bì, nhãn mác cũng được quốc

gia này chú ý đến, nếu như hàng hoá khi quá cảnh qua đây mà ghi ký hiệu xuất xứ Hà Lan trong khi đó sản xuất ở quốc gia khác khi bị Hà Lan phát hiện thì đều bị cấm.

Còn về thủ tục xuất khẩu vào thị trường Hà Lan cần có chứng từ nhập khẩu. Các chứng từ cần có là: Hoá đơn thương mai, bản sao vận đơn, giấy phép nhập khẩu và giấy chứng nhận xuất xứ đối với tuỳ trường hợp được yêu cầu và ngôn ngữ sử dụng phần lớn là Tiếng Anh.

Hà Lan là một thị trường kỹ tính về các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, ATTP, bảo vệ môi trường... quy định rất khắt khe những vấn đề trên. Nông sản xuất khẩu đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về sản phẩm: an toàn, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bên cạnh đó một số mặt hàng còn cần phải có chứng nhận theo yêu cầu của Hà Lan trước khi vận chuyển.

2.2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị

trường

Lan giai đoạn 2016-2020

Hà Lan là một bạn hàng lớn của Việt Nam trong thị trường Châu Âu. Kim

2.2.2.1 về kim ngạch xuất khẩu

Trong những năm gần đây, Hà Lan vươn lên là thị trường nhập khẩu từ Việt Nam nhiều nhất trong khối Liên minh Châu Âu đặc biệt là các mặt hàng nông sản đã và đang được Hà Lan quan tâm tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta sang Hà Lan năm 2020 được thống kê qua một số hàng nông sản.

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị

Hàng rau quả 82,39 3.260 2,53 Cao su 12,66 2.380 0,53 Gạo 4,47 3.070 0,15 Cà phê 21,22 2.700 0,79 Gỗ và sản phẩm gỗ 72,94 12.371 0,59 Tổng 801,1 35.371 2,26

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan “Tính chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Hà Lan đạt 6,27 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2019”. Tổng kim ngạch một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Hà Lan năm 2020 đạt hơn 800 triệu USD chiếm 2,26% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, mặt hàng điều chiếm tỷ trọng cao nhất so với các mặt hàng khác cụ thể chiếm 12,19% so với tổng trị giá xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trên thế giới. Tuy lượng và trị giá của các mặt hàng xuất khẩu còn chưa lớn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang mạnh dần lên sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Bên cạnh tiềm năng xuất khẩu sang Hà Lan ngày càng mở rộng thì việc thắt chặt các quy định về

tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ.. .càng được nâng cao điều đó cũng tác động đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

2.2.2.2 về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu - Gạo

Gạo đang là mặt hàng xuất khẩu đứng top đầu trên thế giới của Việt Nam.Tuy nhiên tại thị trường Hà Lan, mặt hàng này chiếm tỷ trọng còn nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Giai đoạn 2016-2020, kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta sang thị trường Hà Lan có xu hướng gia tăng qua các năm.

Biều đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Hà Lan.

Nhìn vào biều đồ trên có thể thấy kim ngạch xuất khẩu gạo ổn định và ngày càng tăng lên vào thời điểm năm 2019 kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 2.922.351 USD với sản lượng gần 6 nghìn tấn gạo so với năm 2018 đã tăng sản lượng lên 71,38 tấn cùng 60,9% về trị giá . Hơn nữa vào 10 tháng đầu năm 2020, mặt hàng gạo đã tăng 35,71% so với cùng kỳ năm 2019. Trong vòng 5 năm, mặt hàng gạo giảm mạnh vào năm 2017 nhưng đã lấy lại được đà tăng trưởng vào những năm tiếp theo đặc biệt là 2 năm 2019 và 2020 khi tình hình xuất nhập khẩu toàn cầu gặp khó khăn do dịch bệnh nhưng con số về kim ngạch xuất gạo sang Hà Lan lại có phần vượt trội hơn.

từ Việt Nam nhiều nhất trong Liên minh Châu Âu.

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hà Lan năm 2020

Xuất khấu tôm Viất Nam sang Hà

- Thuỷ sản

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn thuỷ sản phong phú, đa dạng và có tốc độ tăng trưởng thuỷ hải sản qua các năm ổn định. Hà Lan là một quốc gia trong khối EU có thị trường tiêu thụ thuỷ hải sản lớn của Việt Nam. Các mặt hàng về tôm, cá da trơn, cá phile,... được tiêu dùng Hà Lan yêu thích và lựa chọn.

Biều đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của mặt hàng thuỷ sản sang thị

trường Hà Lan. Đvt: triệu USD

—■—Tốc độ tăng trưởng (%)

Nguồn: Vinanet

Theo số liệu tổng hợp ở biểu đồ 2.4, có thể thấy tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Hà Lan có vẻ hơi chững lại, tốc độ tăng trưởng từ năm 2016 đến năm 2020 giảm hơn 15%. Cụ thể, vào 10 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã giảm sâu xuống còn 183,32 triệu USD, giảm 74,22 triệu USD so với năm 2018 có lẽ do ảnh hưởng bởi thẻ vàng IUU. Tuy nhiên đến 10 tháng đầu năm 2020 tốc độ tăng trưởng ngành thuỷ sản có bước tiến rõ rệt đạt được khoảng 184,15 triệu USD tăng 0,83 triệu USD. Đặc biệt, mặt hàng tôm xuất khẩu sang Hà Lan chiếm thị phần không hề nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản. Các sản phẩm về tôm như tôm

10T/2017 35.08 19.82

10T/2018 24.56 11.23

10T/2019 23.41 10.91

10T/2020 19.96 945

Nguồn: Tổng cục Hải Quan

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng phía trên có thể thấy càng về những tháng cuối năm tốc độ tăng trưởng tôm sang Hà Lan càng tăng cao dù tình hình Covid vẫn tiếp tục diễn biến gây nên cản trở trong quá trinhg xuất nhập khẩu. Ngay từ tháng 1 tốc độ giảm 23,2% nhưng đến tháng 2 đã tăng lên 4,6% và tháng 9 đã tăng lên 31,4%. Bên cạnh đó, Việt Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu tôm vào thị trường Hà Lan 54.846 USD (7 tháng đầu năm 2020) chỉ sau Morocco (đạt 70.149 USD). Cùng với hiệu ứng tích cực từ EVFTA mặt hàng thuỷ sản đang ngày càng có khả năng cạnh tranh trên thị trường “ xứ sở hoa tulip”.

- Hạt tiêu và Cao su

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu và cao su của Việt Nam sang Hà Lan

2016 382,7 2017 52.767 541,8 2018 44.103 413,5 2ỠT9 46.482 347,5 2020 56.492 388,7 Nguồn: Vinanet

Theo số liệu thu thập trên thì cả hai mặt hàng hồ tiêu và cao su đều giảm rõ rệt

về trị giá xuất khẩu từ năm 2016 - 2020. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu cũng giảm mạnh từ 45,99 triệu USD năm 2016 đến 19,96 triệu USD cùng kỳ năm 2020, giảm 26,03 triệu USD về kim ngạch.

Về mặt hàng hồ tiêu, 10 tháng đầu năm 2020 sản lượng đạt 6.494 tấn , kim ngạch xuất khẩu khoảng 19,96 triệu USD giảm 6,6% về lượng và giảm 14,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019. Còn đối với mặt hàng cao su, với khối lượng xuất khẩu 10T/2019 đạt 8.742 tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 10,91 triệu USD so với cùng thời điểm năm 2020 đã bị giảm xuống khi chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu là 9,45 triệu USD (giảm 1,46 triệu USD) và xuất khẩu 7.189 về lượng (giảm 1.553 tấn). Đây là hai sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây đang có chiều hướng xuất khẩu giảm do đó nước ta cần có những hướng đi mới để gia tăng xuất khẩu mặt

Một phần của tài liệu 133 đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản việt nam sang thị trường hà lan (Trang 51 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w