Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam được bài khoá luận phân tích thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu nông sản ở các năm, cơ cấu các mặt hàng và các thị trường nhập khẩu nông sản Việt. Từ đó, thấy được sự chuyển dịch tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam.
2016 2017 2018 2019 2020 Gạo 2,17 2,62 3,06 2,81 3,12 Thuỷ sản 7,05 8,32 8,8 8,54 8,41 Hạt điều 2,84 3,52 3,37 3,29 3,21 Rau quả 2,5 35 3,81 3,75 3,27 Cà phê 3,34 3,24 3,54 2,86 2,74 Gỗ và sản phẩm gỗ 7,00 7,7 89 10,6 12,37 Cao su 1,67 2,25 2,09 23 2,38 Hồ tiêu 1,43 1,12 0,76 0,71 0,66
Như chúng ta đều biết, kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị của toàn bộ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong một kỳ nhất định, sau đó được quy đổi đồng bộ về một loại tiền tệ nhất định. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt hơn 160 quốc gia, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản ở vị trí thứ 2 Đông Nam Á và đứng trong top 15 trên thế giới. Với sự đa dạng về các sản phẩm nông sản, nước ta đã có hơn 9 nhóm hàng nông sản chủ lực xuất khẩu, trong đó có các sản phẩm vượt ngưỡng tỷ đô như: gỗ và sản phẩm từ gỗ, cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, ... đã đạt giá trị kim ngạch hơn 2 tỷ USD trong năm 2020. Dưới đây là biểu đồ về kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam qua các năm.
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam
Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam Đơn vị tính: Tỷ USD
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của Bộ NN&PTNT
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy từ năm 2016 đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông sản có bước tiến vượt bậc về trị giá , cụ thể trong 5 năm qua kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng 9,1 tỷ USD xu hướng duy trì và tăng đều qua các năm, năm 2017 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với những năm khác tăng 13,4% so với năm 2016. Năm 2020 là một năm bối cảnh kinh tế đầy biến động, thị trường xuất khẩu gặp nhiều trắc trở, tuy nhiên nước ta đã rất nỗ lực “vượt bão” đạt được gần hết các mục tiêu đề ra. Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2020 đạt 41,2 tỷ USD, giảm 0,24% so với cùng thời điểm năm ngoái, tuy nhiên một số mặt hàng nông sản quan trọng xuất khẩu tăng so với năm 2019 như: gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 12,37 tỷ USD,
tăng 16,2% so với năm 2019, gạo đạt 3,12 tỷ USD tăng 11,2% về kim ngạch so với năm trước. ( Nguồn Báo cáo XNK 2020, 2021)
Theo Bộ NN&PTNN hàng nông sản Việt vẫn chủ yếu xuất thô, chưa tập trung vào xây dựng sản xuất chế biến nhiều nên khi xuất khẩu ra nước ngoài giá trị nông sản nước ta còn thấp hơn so với cùng loại sản phẩm ở nước khác. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu vẫn đang ổn định qua các năm, nhưng với các quy định từ các Hiệp định, Tổ chức... về chất lượng, thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ cũng tác động đến số lượng và giá trị hàng nông sản khi xuất khẩu. Để đảm bảo đầy đủ cân bằng cung cầu trong nước và quốc tế do đó xuất khẩu nông sản luôn được chú trọng về cả số lượng và chất lượng.
2.1.2.2. Xuất khẩu theo mặt hàng
Với sự hội nhập quốc tế, sự đa dạng về các mặt hàng nông sản do đó cơ cấu mặt hàng nông sản Việt Nam đã có những bước chuyển dịch bên ngoài thế giới. Các mặt hàng nông sản ngày càng ổn định, có uy tín cùng với sự phát triển ngày càng tăng. Nhiều mặt hàng nông sản đã đạt ngưỡng trên 1 tỷ USD thậm chí có nhiều hàng nông sản đã đạt ngưỡng trên 3 tỷ USD. Tuy nhiên, vào từng thời điểm khác nhau, giá hàng hoá có sự thay đổi dẫn tới việc dù xuất khẩu với khối lượng lớn hơn nhưng lại thu về kim ngạch thấp hơn.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam giai đoạn
Nhìn vào bảng trên có thể thấy được những con số tăng giảm từng năm của các sản phẩm nông sản Việt Nam. Những mặt hàng trong bảng trên đều có giá trị cao và là hàng chủ lực nước ta xuất khẩu, chiếm phầm không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Có thể thấy trong vòng 5 năm qua, qua từng thời gian khác nhau
một số hàng nông sản đã đem lại giá trị xuất khẩu cao cho nền kinh tế Việt Nam. Điển
hình năm 2016, thuỷ sản được coi như là then chốt với kim ngạch hơn 7 tỷ USD thì tới năm 2020 mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ đã chiếm thị phần không hề nhỏ trong xuất khẩu với kim ngạch 12,37 tỷ USD. Tuy xu hướng lựa chọn các loại hàng nông sản ngày càng đa dạng hơn với các mặt hàng nông sản khác nhau nhưng các mặt hàng
được thống kê tại bảng 2.1 vẫn là những hàng nông sản chính chiếm thị phần cao trong hàng hoá xuất khẩu nông sản của nước ta.
Hầu hết, các mặt hàng nông sản chủ lực đều giảm giá trị xuất khẩu trong năm 2020. Có thể nói vào thời điểm năm 2020, khi thế giới xuất hiện một loại dịch bệnh đầu tiên gây nên những ca tử vong hàng loạt cho con người khiến nền kinh tế toàn cầu thời gian qua gặp vấn đề vô cùng khó khăn cho việc xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm trong 2 năm 2019 và năm 2020, theo số liệu bảng trên năm 2020 so với năm 2019 giá trị xuất khẩu thuỷ sản nước ta đạt 8,41 tỷ USD, giảm 1,5%,
hạt điều đạt 515 nghìn tấn tăng 13% về lượng nhưng kim ngạch chỉ đạt 3,21 tỷ USD, giảm 2,3% cùng với rau quả đạt 3,27 tỷ USD, giảm 12,7%,... Bên cạnh đó, vẫn có một số mặt hàng vượt qua khó khăn mang về những con số ấn tượng trong bối cảnh phức tạp của dịch Covid, điển hình như mặt hàng gạo đã đạt 3,12 tỷ USD, tăng 11,2%
2.1.2.3 Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Việt Nam ta có thể nói là một đất nước thân thiện, hoà đồng tham gia vào các tổ chức quốc tế, hợp tác với các quốc gia khác đã giúp cho hàng nông sản Việt Nam được hội nhập trên thế giới. Gần đây nhất, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là một trong những cơ hội để đưa sản phẩm Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói riêng ra thị trường EU, một trong những thị trường tiềm năng của nước ta. Đối với mỗi hàng nông sản khác nhau thì thị trường tiêu thụ cũng khác nhau.
Nông sản Việt Nam đã xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia từ các châu lục khác nhau và dưới đây là biểu đồ về các thị trường lớn nhập khẩu nông sản từ Việt Nam.
Biểu đồ 2.2: Các thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 2016 -
Các thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam 2016-2020 Đvt: tỷ USD
Nguồn: Báo cáo XNK năm 2016-2020
Nông sản Việt Nam đang ngày càng vươn xa ra các quốc gia khác và những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN và Hàn Quốc. Theo báo cáo xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thuỷ sản sang các thị trường trên đạt 18,66 tỷ USD, chiếm 74,5% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thuỷ sản cả nước. Có thể thấy, các thị trường trên qua các năm vẫn luôn là các thị trường trọng điểm của nước ta cho quá trình xuất khẩu.
về cơ bản, Việt Nam xuất khẩu nông sản đã có mặt ở hầu hết các quốc gia, với những mặt hàng nông sản đa dạng, phong phú. Song bên cạnh đó, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam đang ngày càng yêu cầu khắt khe về nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn về kỹ thuật, chất lượng,... Như vào năm 2017, nước ta đã bị “thẻ vàng” áp dụng bởi Uỷ ban Châu Âu đến nay vẫn chưa tháo gỡ được, gây không ít khó khăn trong quá trình xuất khẩu thuỷ sản của Việt
Nam sang EU. Bện cạnh đó, thị trường lớn là Trung Quốc càng ngày càng thắt chặt các quy định về chất lượng, bao bì. cùng với việc thị trường Mỹ áp dụng chính sách về chống bán phá giá về thuỷ sản đồng thời áp dụng đạo luật Lacey Act đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ.
Với tình hình thực tế thời gian gần đây, do tác động mạnh mẽ bởi dịch bệnh Covid 19 đã gây nên khó khăn đáng kể cho hàng nông sản nói riêng và toàn thế giới nói chung. Do đó, bên cạnh việc tìm kiếm các thị trường mới, bà con nông dân cùng Nhà nước kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản đảm bảo các tiêu chuẩn, cung cấp đầy đủ nguồn cung trong và ngoài nước.