Có thể nói yếu tố căn bản trong sự biến động của giá cổ phiếu lại chính là lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của cổ phiếu, lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi tức cổ phần.
Thực tế trên thị trường chứng khoán luôn có 2 luồng ý kiến, bên thì đánh giá rằng tình hình hoạt động của doanh nghiệp này là không tốt, sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nên phải bán đi, nhưng trái lại có bên thì lại cho rằng tương lai của nó rất triển vọng nên cần phải mua vào nhiều. Tỷ lệ giữa 2 luồng ý kiến này sẽ thay đổi phụ thuộc vào các diễn giải về thông tin chính trị lẫn kinh tế, cũng như đánh giá về nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Mỗi nhà đầu tư khác nhau sẽ có những phong cách đầu tư khác nhau. Người thì dựa vào những tín hiệu kỹ thuật, người thì lại tìm đến phân tích cơ bản, nhưng phần nhiều các nhà đầu tư sẽ kết hợp cả hai phương pháp phân tích trên để đưa ra quyết định đầu tư của minh.
• Quy luật cung — cầu của thị trường
Thị trường hàng hóa nói chung và thị trường tài chính nói riêng luôn vận hành theo quy luật cung cầu. Một cách đơn giản, giá cổ phiếu sẽ tăng lên khi có nhiều người muốn mua một mã cổ phiếu nhưng lại ít người muốn bán nó. Nhu cầu vượt nguồn cung nên giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên cao.
Một nhà đầu tư chứng khoán vĩ đại tại Mỹ - William J.Oneil, cha đẻ của phương pháp CANSLIM cho rằng cổ phiếu của công ty đại chúng, có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi vì lượng cầu của những cổ phiếu này khá lớn trong khi nguồn cung lại ít nên giá cổ phiếu thường được đẩy lên cao, không phản ánh giá trị thực tế của chúng. Những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị trường thì thường có triển vọng và khả năng tăng giá hơn so với cổ phiếu có só lượng lưu hành lớn.
Bên cạnh đó, làn sóng IPO của các doanh nghiệp lớn cũng ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Các cuộc IPO sẽ thu hút lượng vốn khá lớn của các nhà đầu tư và tạo nên việc giá cổ phiếu trên sàn có thể đi ngang hoặc giảm một chút trong vài tuần diễn ra IPO.
• Biến động của chứng khoán thế giới
Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới như hiện nay, các hoạt động sản xuất của công ty không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước mà còn phát triển trên toàn thế giới. Nói cách khác, TTCK của các quốc gia luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau và không tách biệt. Với nhiều các tổ chức đầu tư quốc tế được thành lập như hiện nay, sự lựa chọn đầu tư vào một khu vực nào đó của các tổ chức này có ảnh hưởng rất lớn đến TTCK của các khu vực khác. Bất kỳ biến động nào trên thị trường của một quốc gia đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các tổ chức quốc tế. Khi kinh tế của một quốc gia hay một khu vực bị khủng hoảng thì không chỉ mỗi TTCK của khu vực đó bị suy giảm mà còn ảnh hưởng đến TTCK ở những khu vực khác, đặc biệt là những TTCK ở các nước, khu vực phát triển như Châu Âu, Mỹ, Châu Á... Khi TTCK của một quốc gia có xảy ra khủng hoảng, giá chứng khoán ở quốc gia đó sẽ có xu hướng giảm so với trước, các nhà đầu tư xu hướng mạo hiểm vẫn kỳ vọng lợi nhuận ở các thị trường này sẽ cao nên sẽ có động thái bán chứng khoán ở các thị trường khác để đầu tư vào thị trường có giá chứng khoán rẻ, điều đó làm ảnh hưởng đến TTCK của các nước khác. Tuy nhiên cũng có những nhà đầu tư sẽ bán chứng khoán ở thị trường đó để đầu tư sang quốc gia có nền kinh tế ổn định và an toàn hơn.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của các nhân tố đến giácổ phiếu của các doanh nghiệp