Trong quá khứ đã có nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước đánh giá về tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp, có thể kể đến một số nghiên cứu như sau:
(1) Al — Tamimi và ctv. (2007)
Al - Tamimi và ctv (2007) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết của 17 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán UAE (United Arab Emirates), dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian 15 năm từ 1990 đến 2005. Nhóm các tác giả đưa ra mô hình các biến độc lập gồm có: thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), cung tiền, GDP và lãi suất. Sau đó sử dụng các phương pháp hồi quy để đưa ra kết quả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng EPS là nhân tố tác động mạnh
mẽ và cùng chiều đến giá. Các nhân tố như cung tiền và GDP cũng có ảnh hưởng thuận chiều đến giá cổ phiếu nhưng lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Bên cạnh đó nhân tố có quan hệ ngược chiều với giá các cổ phiếu doanh nghiệp niêm yết ở UAE đó là lãi suất và chỉ số giá tiêu dùng, tuy nhiên chỉ có ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng lên giá cổ phiếu là có ý nghĩa về mặt thống kê.
(2) Liu và Shrestha (2008)
Liu và Shrestha (2008) đã thực nghiệm nghiên cứu tác đông của các nhân tố vĩ mô lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, dữ liệu mà các tác giả sử dụng được thu thập trong giai đoạn từ 01/1992 tới 12/2001. Các nhân tố vĩ mô mà tác giả cho rằng có ảnh hưởng lên giá cổ phiếu đó là tỷ giá, giá trị công nghiệp sản xuất, lãi suất, lạm phát và cung tiền. Sau khi sử dụng mô hình kiểm định đồng kết hợp (cointegration test), nhóm tác giả đã chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa giá cổ phiếu với tỷ giá, lãi suất và tỷ lệ lạm phát, ngược lại mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và cung tiền, giá trị công nghiệp sản xuất lại là thuận chiều.
Dựa trên những kết quả đã chỉ ra trong nghiên cứu, Liu và Shrestha cũng đưa ra khuyến nghị rằng các nhà đầu tư khi muốn tham gia vào thị trường chứng khoán Trung Quốc thì nên đầu tư dài hạn bởi vì thị trường chứng khoán Trung Quốc trong ngắn hạn biến động rất mạnh nên mang đến rất nhiều rủi ro.
(3) Mehr-un-Nisa và Nishat (2012)
Nhóm tác giả đã thu thập số liệu của 221 công ty trong vòng 11 năm từ 1995 đến 2006 để đánh giá ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính của công ty và các yếu tố vĩ mô lên giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Karachi (Pakistan) bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy GMM (Generalized Method of Moments). Trong bài nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa giá cổ phiếu với các nhân tố vĩ mô như cung tiền, tăng trưởng GDP và độ sâu tài chính là tương quan thuận. Còn ảnh hưởng của các nhân tố như các cấu trúc vốn, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B), quy mô của công ty và EPS lên giá cổ phiếu cũng là mối quan hệ thuận chiều. Bên cạnh đó, các nhân tố vĩ mô khác như lãi suất và tỷ lệ lạm phát lại có tương quan nghịch với giá cổ phiếu doanh nghiệp.
Aurangzeb đã nghiên cứu trên thị trường chứng khoán tại khu vực Nam Á với dữ liệu sử dụng được thu thập từ giai đoạn 1997 đến 2010 của ba quốc gia đó là Pakistan, Ản Độ và Sri Lanka, và ông đã tìm ra các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỷ giá hối đoái, lãi suất và lạm phát. Kết quả phân tích hồi quy cũng đã chỉ ra rằng tác động tich cực lên giá chứng khoán đó là FDI và tỷ giá hối đoái. Trong khi đó lãi suất lại có mối quan hệ tương quan nghịch với giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Cùng có mối tương quan nghịch lên giá cổ phiếu đó là lạm phát, tuy nhiên biến số này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê.
(5) Humpe & Macmillan (2007)
Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 1971 đến 1990 ờ thị trường vốn Hoa Kỳ và Nhật Bản, Humpe & Macmillan đã áp dụng áp dụng mô hình phân tích hợp nhất để tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô và giá cổ phiếu ở hai thị trường này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại thị trường Hoa Kỳ mối quan hệ là tích cực giữa giá cổ phiếu và giá trị sản xuất công nghiệp, còn CPI và lãi suất thì lại có ảnh hưởng tiêu cực. Còn ảnh hưởng của cung tiền đến giá cổ phiếu là tích cực tuy nhiên lại không đáng kể. Ở thị trường Nhật Bản, tác động của giá trị sản xuất công nghiệp lên giá cổ phiếu là tích cực còn tác động của cung tiền lại là tiêu cực. Những kết quả tương phản này có thể là do sự sụt giảm trong nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990.
(6) Eita (2012)
Tác giả đã nghiên cứu trên TTCK Namibia về ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến giá của cố phiếu. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thời gian theo quý trong giai đoạn 1998 - 2009 với các nhân tố được kỳ vọng là sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đó là cung tiền, lạm phát, GDP, lãi suất và tỷ giá. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng lãi suất và lạm phát có mối tương quan nghịch với giá cổ phiếu, còn nhân tố GDP, cung tiền và tỷ giá lại có quan hệ thuận chiều với giá của cổ phiếu.
(7) Khaled Hussainey & Ngoc (2009)
Nhóm các tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô trong nước và quốc tế đến giá cổ phiếu Việt Nam. Các yếu tố vĩ mô tại Việt Nam được xem xét là
thuộc
giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và lãi suất. Còn của Hoa Kỳ là chỉ số S&P 500, lãi suất trái phiếu chính phủ, CPI và giá trị sản xuất công nghiệp. Áp dụng mô hình hồi quy trên dữ liệu của Việt Nam và Hoa Kỳ, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị sản xuất công nghiệp của cả hai quốc gia đều có mối quan hệ thuận chiều với giá cổ phiếu ở Việt Nam. Tuy nhiên mối quan hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu lại là nghịch và không có ý nghĩa về mặt thống kê.
(8) Lê Phước Tấn (2016)
Lê Phước Tấn thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến độc lập với giá chứng khoán với mẫu dữ liệu là các công ty niêm yết trên sàn HSX trong giai đoạn từ 2007 đến 2015. Các biến độc lập được tác giả đưa ra đó là EPS, tỷ lệ lạm phát, GDP, giá vàng, lãi suất cho vay ngắn hạn và tỷ giá USD/VND. Sau khi sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến lạm phát và tỷ giá USD/VND có mối tương quan âm với giá chứng khoán, còn các biến còn lại là EPS, GDP, lãi suất và giá vàng lại cho mối tương quan dương, trong đó lãi suất có tương quan mạnh nhất và EPS có tương quan yếu nhất với giá chứng khoán.
(9) Trương Đông Lộc (2014)
Dữ liệu được tác giả thu thập trong nghiên cứu này bao gồm 20 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong khoảng thời gian từ ngày 01/10/2005 đến ngày 31/12/2012. Trương Đông Lộc đánh giá mối quan hệ của giá cổ phiếu với các biến như EPS, lãi suất cho vay, tỷ giá USD/VND, giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy EPS và tỷ giá USD/VND có tương quan thuận với giá cổ phiếu, ngược lại biến động của giá vàng và tỷ lệ lạm phát lại có mối tương quan nghịch với các cổ phiếu niêm yết trên HOSE. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở thị trường chứng khoán mới nổi.
(10) Nguyễn Ngọc Thức, Bùi Ngọc Toản, Hoàng Như Anh (2018)
Các tác giả thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu của các DN với nguồn dữ liệu thu thập từ 200 doanh nghiệp trên TTCK trong giai đoạn từ 2013 - 2017 và đã đưa ra mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:
Pit = β0 + β1 PEit + β2 EPSit + β3 DAit + β4 SIZEit + β5 INFt + εit
Trong đó: Biến phụ thuộc (P) là giá đóng cửa hàng năm của cổ phiếu
Biến độc lập gồm có PE: giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu, EPS: thu nhập trên mỗi cổ phiếu, DA: tỷ lệ nợ của doanh nghiệp, SIZE: quy mô doanh nghiệp, INF: tỷ lệ lạm phát.
Tác giả tiến hành nghiên cứu hồi quy theo 3 phương pháp trên dữ liệu bảng: phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM) và hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM)
Để lựa chọn phương pháp phù hợp, tác giả thực hiện các kiểm định sau: Kiểm định F để chọn lựa giữa mô hình Pooled OLS và mô hình FEM; kiểm định Hausman để chọn mô hình FEM hay mô hình REM; kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Kết quả hồi quy cho thấy, phương pháp hồi quy FEM phù hợp hơn do kiểm định F(199, 795) = 9,45 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, kiểm định Hausman chi 2(4) = 980,68 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Và kết quả mô hình nghiên cứu có phương trình như sau:
Pit = -0,0572 + 4,2962 EPSit - 0,0067 DAit + 0,0056 SIZEit + εit
Qua đó có thể thấy giá cổ phiếu bị tác động bởi các yếu tố sau: EPS (4.2962) và quy mô doanh nghiệp (0.0056) tác động cùng chiều, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp (- 0.0067) tác động ngược chiều và chưa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của P/E và INF đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
2 Liu và Shrestha
(2008)
Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô lên giá cổ phiếu trên TTCK Trung Quốc từ 1/1992 đến 12/2001
Giá cổ phiếu
* Tương quan thuận: cung tiền, giá trị công nghiệp sản xuất
* Tương quan nghịch: tỷ giá, lãi suất, tỷ lệ lạm phát
3 Mehr-un-
Nisa và Nishat (2012)
Ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính và yếu tố vĩ mô lên giá của 221 công ty từ 1995 đến 2006 trên TTCK Karachi (Pakistan)
Giá cổ
phiếu * Tương quan thuận: cungtiền, GDP, độ sâu tài chính, cấu trúc vốn, EPS, quy mô công ty, P/B
* Tương quan nghịch: lãi suất, tỷ lệ lạm phát
4 Aurangzeb
(2012)
Các nhân tố tác động lên giá cổ phiếu từ 1997 đến 2010 tại 3 quốc giá: Ản Độ, Pakistan và Srilanka
Giá cổ
phiếu * Tương quan thuận: tỷ giáhối đoái, FDI * Tương quan nghịch: lãi suất * Không có ý nghĩa thống kê: lạm phát 5 Humpe & Macmillan (2007)
Mối quan hệ giữa nhân tố vĩ mô và giá cổ phiếu tại thị trường Nhật và Hoa Kỳ từ 1971 - 1990
Giá cổ phiếu
Tại thị trường Hoa Kỳ
* Tương quan thuận: giá trị sản xuất công nghiệp * Tương quan nghịch: CPI và lãi suất
Tại thị trường Nhật Bản
* Tương quan thuận: giá trị sản xuất công nghiệp
* Tương quan nghịch: cung tiền
7 Khaled Hussainey
& Ngoc (2009)
Ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô của Việt Nam và Hoa Kỳ lên giá chứng khoán Việt Nam
Giá cổ phiếu
* Tương quan thuận: giá trị sản xuất công nghiệp * Không có ý nghĩa thống kê: lãi suất
Các nghiên cứu trong nước
8 Lê Phước
Tấn (2016)
Ảnh hưởng của các nhân tố lên giá chứng khoán các công ty niêm yết trên sàn HSX từ 2007 đến 2015
Giá cổ
phiếu * Tương quan thuận: EPS,GDP, lãi suất và giá vàng * Tương quan nghịch: lạm phát, tỷ giá USD/VND
9 Trương
Đông Lộc (2014)
Mối quan hệ của các nhân tố lên giá cổ phiếu của 20 DN niêm yết trên sàn HSX từ 1/10/2005 đến 21/12/2012
Giá cổ
phiếu * Tương quan thuận: EPSvà tỷ giá USD/VND * Tương quan nghịch: giá vàng và tỷ lệ lạm phát ĩõ Nguyễn Ngọc Thức, Bùi Ngọc Toản, Hoàng Như Anh (2018) Tác động của các nhân tố lên giá chứng khoán của 200 DN trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 - 2017
Giá cổ
phiếu * Tương quan thuận: EPS,quy mô doanh nghiệp * Tương quan nghịch: tỷ lệ nợ của DN
* Không có ý nghĩa: P/E, tỷ lệ lạm phát
của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thức, Bùi Ngọc Toản, Hoàng Như Anh (2018) là phù hợp nhất với đề tài khóa luận em chọn về phạm vi cũng như môi trường nghiên cứu. Do đó khóa luận tốt nghiệp này sẽ dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng như bài “Các nhân tô tác động lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thức, Bùi Ngọc Toản, Hoàng Như Anh (2018) để thực hiện bài nghiên cứu của mình.
Như vậy trong bài khóa luận này biến phụ thuộc là giá cổ phiếu (P) và các biến độc lập được lựa chọn đó là: tỷ lệ lạm phát, tỉ giá USD/VND, quy mô của doanh nghiệp, khả năng thanh toán (QR), khả năng sinh lời (ROA và ROS), thu nhập trên cổ phiếu EPS, hệ số giá trên thu nhập P/E, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua nội dung chương 2: iiTong quan nghiên cứu về cổ phiếu và tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu”, nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý thuyết về các loại cổ phiếu, giá cổ phiếu cũng như các phương pháp định giá cổ phiếu. Cùng với đó là tổng quan các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp, từ đó rút ra được các nhân tố được cho là có tác động tới giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Thủy sản niêm yết trên thị TTCK Việt Nam. Các nhân tố được xét tới bao gồm các nhân tố vĩ mô và các nhân tố nội tại bên trong doanh nghiệp, tuy nhiên chưa bài nghiên cứu chưa có đủ điều kiện để đánh giá tác động của các biến như cung - cầu thị trường, tâm lý nhà đầu tư, biến động của chứng khoán thế giới đến giá cổ phiếu.
Như vậy, khung nghiên cứu cho đề tài được rút ra bao gồm các nhân tố ảnh hưởng lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thủy sản đó là quy mô doanh nghiệp (thể hiện qua tổng tài sản Size), khả năng thanh toán ngắn hạn (thể hiện qua khả năng thanh toán nhanh QR), hiệu quả sản xuát kinh doanh (thể hiện qua ROS, ROA), hệ số giá trên thu nhập P/E, thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp (DA) và các biến vĩ mô là tỷ lệ lạm phát, tỷ giá USD/VND. Đây sẽ là cơ sở để nghiên cứu đánh giá và thực hiện đề tài.
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM