Mỗi ngành nghề, lĩnh vực đều có những đăc trưng riêng biệt của mình và những đặc điểm ấy có ảnh hưởng không ít tới sự phát triển của ngành đó, một số đặc điểm đó như sau:
* Đôi tượng sản xuất của ngành Thủy sản: là những sinh vật sống ở trong môi trường nước. Không giống ở những ngành nghề khác, đối tượng sản xuất là những vật vô chi vô giác, hỏng hóc có thể thay thế được nhưng riêng với ngành Thủy sản, nếu đối tượng sản xuất bị mắc bệnh hoặc chết thì cũng đồng nghĩa với vụ thu hoạch sẽ bị thiệt hại và mất mùa. Bên cạnh đó, những loài sinh vật ấy không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn mang lại chất dinh dưỡng rất cao như: cá, tảo, giáp xác, tôm...
- Thủy vực rất đa dạng, gồm có mặt nước, ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch, biển...
- Thủy vực có giới hạn về không gian, đó là phần diện tích nội địa và biển trong lãnh thổ của quốc gia đó, tuy nhiên sức sản xuất là không giới hạn.
- Thủy vực có vị trí cố định, nhưng mực nước không cố định mà luôn biến đổi theo mùa và chất lượng nước thì không đồng đều.
- Thủy vực khó bị đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu biết cách sử dụng hợp lý và giữ được chất lượng nguồn nước tốt thì sẽ thuận lợi cho việc canh tác dài lâu. Thông thường sau một thời gian sản xuất thì các tư liệu sản xuất đều bị hao mòn và đào thải ra khỏi quá trình sản xuất, tuy nhiên thủy vực sẽ là tư liệu sản xuất “vĩnh cửu” nếu như duy trì tốt mối quan hệ “kinh tế - sinh thái” và luôn luôn cải tạo nhằm hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm đến chất lượng nguồn nước.
* Đôi tượng sản xuất được phân bổ tại khắp các vùng miền và địa phương trên cả nước. Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất thủy sản do vậy chúng mang tính khu vực rõ rệt bởi mỗi vùng miền lại mang những đặc điểm về khí hậu thời tiết khác nhau.
* Sản xuất thủy sản mang tính thời vụ cao
• Chuỗi giá trị ngành thủy sản
3.2. Thực trạng ngành Thủy sản Việt Nam và giá cổ phiếu ngành Thủy sản giai đoạn từ 2012 - 2018