Đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu 125 đánh giá tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71 - 77)

Sau khi khuyết tật phương sai sai số thay đổi được khắc phục, loạt bỏ các khuyết tật ta thu được kết quả mô hình FEM như sau:

DA -0.57914 0.13969 -4.1460 0.000114

LP -0.34358 0.2852 -1.2047 0.233293

TG 31.037 12.418 2.4994 0.015344

P-value 0.0000

Kết quả từ mô hình FEM đã được hiệu chỉnh thu được giá trị P-value = 0.0000 < 0.05 từ ta có thể kết luận rằng mô hình có ý nghĩa thông kê tại mức ý nghĩa 1%, và hệ số xác định R2 khá cao bằng 0.5517 có nghĩa là mô hình hồi quy này phù hợp với tập dữ liệu 55.17% hay các biến độc lập giải thích được 55.17% sự biến động của biến phụ thuộc trong mô hình (44.83% còn lại là do sai số đo lường, số liệu thu thập, các yếu tố khác chưa đưa vào mô hình nghiên cứu).

Ta sẽ thể phân tích cụ thể dựa vào bảng kết quả trên như sau:

+ Khả năng thanh toán nhanh (QR) có p-value =0.0000 < 0.05, ở mức ý nghĩa 1% thì khả năng thanh toán nhanh (QR) có tác động lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Thủy sản. Trong đó β = - 0.76328 mang dấu (-) chứng tỏ QR và giá

là ngược chiều nhau. Bởi vì khi doanh nghiệp tiến hành thanh toán đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ tích trữ một lượng tài sản lớn để phục vụ cho nghĩa vụ thanh toán và không đưa vào sản xuất kinh doanh và khiến cho tình hình sản xuất không phát triển, khả năng thu hút nhà đầu tư giảm và kéo giá chứng khoán đi xuống. Minh chứng cho điều này có thể nhìn giá của HVG trong giai đoạn 2017 - 2018, hay CMX giai đoạn 2014 - 2015 khi QR tăng lên thì giá cổ phiếu đều giảm.

+ Hệ số giá trên thu nhập (PE) có kết quả ước lượng hệ số β = -0.004375 < 0 cho mối liên hệ ngược chiều giữa hệ số giá trên thu nhập và giá cổ phiếu. Bên cạnh đó giá trị p-value = 0.041613 < 0.05 nghĩa là biến này có ý nghĩa, khi hệ số giá trên thu nhập tăng 1 đơn vị thì giá sẽ cổ phiếu giảm đi 0.004375 đơn vị. Khi PE của một doanh nghiệp tăng quá cao thì doanh nghiệp có thể đang được định giá quá cao, không đúng với giá trị thực tế nên sẽ khó thu hút được các nhà đầu tư, qua đó có thể khiến giá cổ phiếu sẽ giảm.

+ Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp (DA) có giá trị p-value = 0.000114 < 0.05 nên có ý nghĩa thống kê. Biến DA có β = -0.57914 mang dấu (-) nên tỷ lệ nợ và giá cổ phiếu có mối quan hệ ngược chiều, khi tỷ lệ nơ tăng 1 đơn vị thì giá cổ phiếu sẽ giảm 0.57914 đơn vị. Điều này phù hợp với giả thuyết và kết quả nghiên cứu trước đó của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thức, Bùi Ngọc Toản, Hoàng Như Anh (2018) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố lên 200 DN niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2013 - 2017. Lý giải cho điều này là khi doanh nghiệp vay nợ nhiều, nếu sử dụng không hiệu quả nguồn vốn vay sẽ tạo tâm lý e ngại cho nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào DN, bên cạnh đó áp lực trả nợ gia tăng, chi phí tài chính cũng tăng khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, do đó sẽ làm cho giảm giá cổ phiếu.

+ Tỷ giá hối đoái (TG) cũng có ý nghĩa ở mức thống kê 5% khi giá trị p- value = 0.015344 và hệ số β = 31.037 > 0. Cụ thể khi tỷ giá USD/VND tăng 1 đơn vị thì giá cổ phiếu sẽ tăng 31.03 đơn vị. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trong quá khứ như của Aurangzeb (2012) trên TTCK Pakistan, Ản Độ, Sri Lanka, Eita (2012) tại TTCK Namibia, Trương Đông Lộc (2014) và Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013) trên TTCK Việt Nam. Mối quan

hệ này có thể được giải thích là khi mà tỷ giá USD/VND tăng sẽ thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài nhiều hơn, các doanh nghiệp sẽ được chú ý hơn, qua đó nhu cầu về cổ phiếu trên thị trường tăng và qua đó khiến giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng theo. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu lại có quan trái ngược khi chỉ ra rằng giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái có mối tương quan nghịch như các nghiên cứu của Gautam Goswami & Sung - Chang Jung (1997) trên TTCK Hàn Quốc hay nghiên cứu của Lê Phước Tấn (2016) trên TTCK Việt Nam, Liu và Shrestha (2008) trên TTCK Trung Quốc.

+ Khả năng sinh lời của doanh nghiệp (ROA, ROS) được mong đợi sẽ có tác ảnh hưởng thuận chiều tới giá cổ phiếu, tuy nhiên bài khóa luận lại không tìm được ý nghĩa về mặt thống kê của hai nhân tố. Có thể do số liệu nghiên cứu còn khá hạn chế, và giá trị của hai nhân tố này được tính theo trung bình năm dẫn đến hệ số ước lượng không có ý nghĩa.

+ Bên cạnh đó những nhân tố như lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) hay quy mô công ty (Size) đều được kỳ vọng sẽ có những tác động tích cực đến giá cổ phiếu, nhưng kết quả nghiên cứu lại cho thấy mối liên hệ này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Do dữ liệu nghiên cứu còn khá hạn chế nên chưa thể chứng tỏ được sự ảnh hưởng của EPS và Size đến giá của cổ phiếu công ty.

+ Tỷ lệ lạm phát (LP): Nghiên cứu chỉ ra nhân tố lạm phát không có ý nghĩa thống kê, kết quả này trùng với kết quả một số nghiên cứu trước đây như của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thức, Bùi Ngọc Toản, Hoàng Như Anh (2018) nghiên cứu tại TTCK Việt Nam và Aurangzeb (2012) tuy vậy nhưng nhân tố này giải thích được chiều tác động của nó lên giá cổ phiếu trong ngành thủy sản, đó là mối quan hệ ngược chiều, khi lạm phát tăng lên sẽ khiến giá cổ phiếu giảm xuống. Quan điểm này đúng với một số nghiên cứu trong quá khứ như Trương Đông Lộc (2014) nghiên cứu tại TTCK Việt Nam, Mehr-un-Nisa và Nishat (2012) tại thị trường Pakistan.

Dựa trên quá trình nghiên cứu và kết quả mô hình đã trình bày ở phần trên, trong những biến đưa vào mô hình phân tích thì chỉ có 4 biến là tỷ giá hối đoái, hệ số giá trên thu nhập, khả năng thanh toán nhanh, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp là có tác động tới giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Thủy sản trong giai đoạn 2012 - 2018. Do những hạn chế về dữ liệu nghiên cứu nên vẫn chưa tìm ra được mối liên hệ của một số nhân tố với giá cổ phiếu. Nghiên cứu cho kết quả khá khả quan khi các biến độc lập giải thích được 55.17% sự biến đổi của biến phụ thuộc.

Tóm lại, dựa vào bài nghiên cứu này nhà đầu tư và các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam đã cơ bản xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và trên cơ đó những khuyến nghị sẽ được đưa ra nhằm làm gia tăng tác động của các nhân tố tích cực và giảm thiểu ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực lên giá cổ phiếu.

* Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu khóa luận

Nghiên cứu này đã đánh giá được phần nào mức độ tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu của 11 doanh nghiệp thuộc ngành Thủy sản khi giao dịch trên sàn HSX trong giai đoạn 2012 - 2018. Vì độ dài thời lượng chỉ là 7 năm và phạm vi nghiên cứu chỉ có 11 doanh nghiệp nên chưa thể có được những đánh giá một cách đầy đủ và chính xác ảnh hưởng của các yếu tố lên giá cổ phiếu của DN. Nếu mở rộng thời gian và không gian nghiên cứu hơn nữa thì kết quả thu được sẽ có thể thay đổi.

Bên cạnh đó, khóa luận cũng chưa đưa ra được những đánh giá về mức độ tác động của các nhân tố quan trọng khác lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp nghiên cứu như: giá vàng, lãi suất, GDP hay tỉ lệ chi trả cổ tức, tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp.

Một hạn chế nữa đó đề tài chỉ sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua báo cáo thường niên của các doanh nghiệp và các website uy tín nên nguồn dữ liệu chưa đủ đa dạng và chưa tính đến giá trị thị trường của chúng.

Những hạn chế của khóa luận nêu trên cũng là cơ sở để các bài nghiên trong tương lai có thể nghiên cứu một cách đa dạng và toàn diện hơn, đồng thời khắc phục những thiếu sót trong bài nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu 125 đánh giá tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w