Diễn biến thị trường Thủy sản giai đoạn 201 2 2018

Một phần của tài liệu 125 đánh giá tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42)

Khoảng thời gian 2012 - 2018 là giai đoạn phát triển, tuy nhiên ngành Thủy sản cũng phải đối mặt với không ít những thách thức. Kinh tế toàn cầu phục hồi giúp nhu cầu thủy sản tăng lên nhanh chóng, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã giúp doanh nghiệp trong ngành từng bước vượt khó và tăng trưởng lợi nhuận. Sự đa dạng đến từ thị trường xuất khẩu với sự vươn lên của các thị trường mới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga.đã giúp thủy sản Việt Nam giảm được tác động từ việc áp thuế và hàng rào kỹ thuật từ các thị trường khó tính truyền thống là Mỹ và EU.

* Giá trị xuất khẩu thủy sản

Có thể thấy hoạt động xuất khẩu thủy sản chịu nhiều biến động tuy nhiên vẫn đạt được mức tăng trưởng tương đối ổn định. Nhìn chung trong giai đoạn 2012 - 2018 tổng sản lượng thủy sản đạt mức tăng trung bình 4.43%/năm. Giá trị xuất khẩu thủy sản trung bình tăng khoảng 7%/năm.

Biểu đồ 3.1. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam (tỷ USD)

XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM (TỶ USD)

Nguồn: VASEP

Không quá khi nói thủy sản Việt Nam đã trải qua 1 năm 2012 đầy rẫy khó khăn khi doanh nghiệp sản xuất thì thiếu vốn, chi phí đầu vào thì tăng cao, trong khi

thị trường đầu ra lại có phần sụt giảm (chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu), các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam sang những thị trường quen thuộc tiếp tục bị cảnh báo chất lượng. Tính đến hết tháng 10 năm 2012, có đến 275 lô hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, EU bị cảnh cáo. Trong đó thị trường EU tăng 4 lần, Mỹ tăng 2.25 lần số lô hàng bị cảnh báo. Do đó, đà tăng của kim ngạch xuất khẩu năm nay khá chậm, đạt khoảng 6.18 tỷ USD, tăng gần 1% so với năm 2011. Xuất khẩu tôm và cá tra chiếm đến 65% tổng kim ngạch. Bên cạnh đó, các sản phẩm chế biến từ cá ngừ, mực, bạch tuộc.. .đem lại giá trị xuất khẩu không nhỏ cho nước ta. Trong đó Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản nước ta khi chiếm tới 19.82% thị phần, tiếp đến là thị trường EU (18.63%), Nhật Bản (17.84%) và Hàn Quốc (8.14%).

Giai đoạn 2013 - 2014 chứng kiến mức tăng trưởng rõ rệt với con số ấn tượng về giá trị xuất khẩu, đặc biệt năm 2014 đạt gần 8 tỷ USD. Có được thành tích này là do nhu cầu nhập khẩu tăng vọt, giá nguồn nguyên liệu thì giảm, giá thủy sản nhập khẩu lại tăng. Theo VASEP, trong vòng 8 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng rất mạnh từ 14 - 57%, nhưng tới tháng 9 đà tăng này không còn được duy trì và đã giảm đến 5% trong tháng 12, lý giải cho điều này là do các DN xuất khẩu nước ta phải đối mặt với những rào cản thương mại tới từ các thị trường nhập khẩu đối là tôm và cá tra. Nhất là tại Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam về các mặt hàng chủ lực kể trên thì năm 2014 này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đưa những mặt hàng trên vào tầm kiểm soát. Cũng trong năm 2014, tôm và cá tra của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường này đã liên tục bị các DN tại đây khởi kiện và yêu cầu điều tra với cáo buộc rằng thủy sản Việt Nam được ưu tiên trợ cấp về giá và bán giá thấp hơn các DN Mỹ.

Sang đến 2015, kim ngạch xuất khẩu không còn duy trì được đà tăng trưởng nữa khi phải đối mặt với loạt thách thức từ bên ngoài. Cụ thể như tại thị trường Mỹ mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra không những chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, mà kết quả rà soát POR10 còn cao hơn giai đoạn trước, cá tra đứng trước thách thức để “tuột” mất thị trường Mỹ vì chương trình giám sát cá da trơn của quốc gia này, nhập khẩu ở những thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản đều giảm vì biến động

tỷ giá. Các hiệp định mới hoàn thành trong năm nay như hiệp định thương mại tự do FTA và TPP dường như chứa đựng nhiều thách thức hơn là cơ hội, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là tôm, cá tra và cá ngừ đều giảm mạnh, thị trường EU và Mỹ tăng cường quản lý và giám sát thủy sản khai thác.

Tuy nhiên giai đoạn 2016 - 2018 chứng kiến những bước tăng trưởng của xuất khẩu thủy sản khi đạt đỉnh kỷ lục vào năm 2018. Theo VASEP, giá trị xuất khẩu lên đến 9 tỷ USD, tăng 8.4% so với năm 2017. Đóng góp lớn nhất vào giá trị xuất khẩu chính là tôm khi đạt khoảng 3.58 tỷ USD, giảm 7.1%. Tiếp sau đó cá tra với mức tăng trưởng khá là 26.4% đạt 2,26 tỷ USD, nhóm cá ngừ, nhuyễn thể đạt giá trị 675 triệu USD, 785 triệu USD, tăng lần lượt 13.9% và 9.1%. Trong đó Hoa Kỳ đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 1.62 triệu USD (18.5%), Nhật Bản chiếm 15.8% với 1.38 triệu USD, đứng thứ ba là Trung Quốc với 996 triệu USD, chiếm 11.3%.

* Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam

Sản lượng thủy sản Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng tốt trong vòng 7 năm qua với mức tăng bình quân đạt 4.43%/năm, sau 7 năm từ năm 2012 - 2018, sản lượng đã tăng từ 5.9 triệu tấn lên 7.8 triệu tấn (cao nhất từ trước đến nay). Trong đó sản lượng khai thác thủy sản tăng 4.14%/năm và sản lượng nuôi trồng tăng trung bình 4.69%/năm.

Biêu đồ 3.2. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản VN (nghìn tân)

9000

sản Itrcrng nuôi trong và khai thác thủy sản VN (nghìn tấn)

Khai thác

Qua biểu đồ 3.2 ta thấy hoạt động nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cung cấp sản lượng cho toàn ngành. Nếu trước năm 2010 sản lượng đến từ khai thác thủy sản chiếm 70% tổng sản lượng thì đến nay chỉ chiếm khoảng 47%.

Khoảng thời gian từ 2015 - 2016, sản lượng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản tăng trưởng không tốt do ảnh hưởng từ thời tiết xấu, nguồn nước bị ô nhiễm, thị trường xuất khẩu ảnh hưởng tới hoạt động nuôi trồng, sản lượng trung bình tăng 2.75%. Trong đó sản lượng từ nuôi trồng cá các loại chiếm phần lớn, khoảng 71%. Còn về hoạt động khai thác diễn ra khá thuận lợi với mức tăng trung bình 3.45%, giá xăng dầu giảm đã khuyến khích ngư dân bám biển cùng với dịch vụ hậu nghề cá phát triển đã tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi. Tuy nhiên, khoảng cuối tháng 4/2016 tại vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã xảy ra sự cố môi trường biển khá nghiêm trọng khiến cho cá chết hàng loạt đã ảnh hưởng không ít tới hoạt động khai thác ở các tỉnh ven biển miền Trung và các vùng biển trên cả nước.

Trong năm 2018, sản lượng đến từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt kỷ lục là 7.756,5 nghìn tấn, tăng 6,1% so với năm 2017, hoạt động nuôi trồng diễn ra tương đối thuận lợi, nhất là nuôi cá tra và tôm nước lợ. Nuôi cá tra gặp thuận lợi về cả quá trình sản xuất lẫn giá bán cao và nhu cầu tiêu thụ ổn định. Trong năm giá cá tra duy trì ở mức khá ổn định, dao động bình quân từ 27.000 - 30.000 đồng/kg. Xuất khẩu cá tra cũng tăng trưởng tốt, nhất là tại những thị trường lớn và quen thuộc như Mỹ, Trung Quốc và EU. Còn về hoạt động khai thác, thời tiết tương đối thuận lợi, bên cạnh đó thực hiện tái cơ cấu tàu thuyền bằng cách giảm số lượng tàu có công suất nhỏ, tăng lượng tàu công suất lớn để phục vụ hoạt động đánh bắt xa bờ nên nhờ đó sản lượng khai thác tăng khá tốt đạt 3.602,7 nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cổ phiếu (P) Tổng số P <10 10 ≤ P <20 P ≥ 20 Năm 2012 Số DN 6 5 0 11 Tỷ trọng (%) 54.5 4 45.45 0 100 Năm 2013 Số DN 6 4 1 11 Tỷ trọng (%) 54.5 4 36.36 9.09 100 Năm 2014 Số DN 6 3 2 11 Tỷ trọng (%) 54.5 4 27.27 18.18 100 Năm 2015 Số DN 6 3 2 11 Tỷ trọng (%) 54.5 4 27.27 18.18 100 Năm 2016 Số DN 6 3 2 11 Tỷ trọng (%) 54.5 4 27.27 18.18 100 Năm 2017 Số DN 8 1 2 11 Tỷ trọng (%) 72.7 2 9.09 18.18 100 Năm 2018 Số DN 5 2 4 11 Tỷ trọng (%) 45.4 5 18.18 36.36 100

Biểu đồ 3.3. Sản lượng nuôi trồng thủy sản các loại (nghìn tấn)

Sản lượng nuôi trồng thủy sản các loại (nghìn tấn)

3500 ■Cá BTom BLoai khác

Nguồn: VASEP

* Diện tích nuôi trồng thủy sản

Tốc độ gia tăng diện tích nuôi trồng trong giai đoạn 2012 - 2018 vào khoảng 3.9%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chủ trương chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa năng suốt thấp sang trồng các loại cây con hiệu quả hơn và nuôi trồng thủy sản. Trong bối cảnh quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp ngày càng nhanh, diện tích đất dành cho nông nghiệp dần dần bị thu hẹp thì việc duy trì và tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản là một nỗ lực rất lớn, thể hiện ưu thế vượt trội so với các cây con nông nghiệp khác.

Biểu đồ 3.4. Diện tích nuôi trồng thủy sản VN (triệu ha)

Diện tích nuôi trồng thủy sản Việt Nam (triệu ha)

Nguồn: VASEP

Tuy nhiên tình hình thời tiết cũng như dịch bệnh diễn biến bất thường và những sự cố môi trường khó kiểm soát cũng ảnh hưởng không nhỏ đến diện tích nuôi trồng thủy sản của nước ta. Điển hình như hiện tượng tôm chết hàng loạt 2014 - 2016, sự cố xả thải Formosa, 200 tấn cá chết ở sông Đồng Nai.. .hay tình hình hạn hán, thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diến biến khá phức tạp trong giai đoạn 2016 - 2017.

3.2.2. Thực trạng giá cổ phiếu nhóm ngành Thủy sản giai đoạn 2012 - 2018 Trong giai đoạn 2012 - 2018 giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Thuỷ sản giao dịch trên sàn HOSE có nhiều biến động, số lượng doanh nghiệp tham gia sàn HOSE trong giai đoạn này là không đổi với 11 doanh nghiệp, phần lớn các cổ phiếu có giá ở mức thấp, dưới 10.000 đồng/cổ phiếu, qua các năm, giá cổ phiếu của các DN tăng dần, tuy nhiên nhìn chung vẫn ở mức thấp.

Năm 2012 có 11 doanh nghiệp ngành Thủy sản giao dịch trên sàn HSX, trong đó đa phần giá cổ phiếu của các công ty ở mức khá thấp, dưới 10 nghìn đồng (6 công ty, chiếm 54.54 %) còn lại có giá cổ phiếu ở mức trung bình (5 công ty). Ngành Thủy sản đã trải qua một năm 2012 đầy khó khăn và thách thức khi kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 1% so với năm 2011. Mặt hàng tôm dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu nhưng cũng gặp khá nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh, các lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo về chất lượng. Các nước nhập khẩu tôm chính của Việt Nam đều giảm từ 10 - 25% sản lượng nhập khẩu, nhất là thị trường Nhật Bản khi 100% lô hàng xuất khẩu sang nước này bị kiểm tra Ethoxyqin mức dư lượng 0.01 ppm. Bên cạnh đó nuôi tôm cũng gặp khó khăn do dịch bệnh và giá nuôi tăng cao khiến cho sản lượng thu hoạch giảm. Còn đối với những DN chế biến cá tra cũng gặp phải không ít những khó khăn như thiếu vốn và nguyên liệu, giá cá tra giảm sút, nhu cầu tại thị trường chủ lực EU giảm,.. .Dù chính phủ đã hỗ trợ 9000 tỷ đồng cho ngành cá tra, tuy nhiên một số DN vẫn bị thua lỗ và giảm sản lượng hoặc ngừng nuôi. Những khó khăn đó cũng khiến cho lợi nhuận sau thuế và các chỉ số tài chính của các DN chế biến tôm và cá tra giảm mạnh, và qua đó giá cổ phiếu cũng ở mức thấp. Có thể kể đến như CTCP Camimex Group (CMX) có giá cổ phiếu trung bình khoảng 4.4 đồng/cổ phiếu, hay giá cổ phiếu của CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) khoảng 3.41 đồng/cổ phiếu, CTCP Nam Việt (ANV) là 2.59 đồng/cổ phiếu. Mã ABT của CTCP xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre có giá cổ phiếu bình quân cao nhất với giá trị là 19.21 đồng/cổ phiếu. Có được điều này là do kết quả sản xuất kinh doanh của DN tích cực, tỷ lệ trả cổ tức cao, qua đó thu hút được dòng tiền của nhà đầu tư.

Những khó khăn tiếp tục bủa vây ngành Thủy sản trong năm 2013 tuy nhiên có khởi sắc hơn khi mà theo VASEP, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10.1% so với năm 2012, trong đó tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là do giá tôm thế giới tăng mạnh, nước xuất khẩu tôm chính là Thái Lan bị dịch bệnh, nhờ cơ hội này mà các DN tôm của Việt Nam đã gia tăng được kim ngạch. Qua đó, giá cổ phiếu bình quân của các DN này như FMC, CMX đều tăng so với năm trước, nhưng vẫn ở mức thấp. Ở chiều ngược lại, cá tra lại gặp khủng hoảng, giá liên tục ở mức thấp, DN gặp khó vì thiếu nguyên liệu chế biến, xuất khẩu cũng gặp khó khăn ở

Hoa Kỳ, cá tra của Việt Nam khi xuất khẩu bị áp mức thuế chống bán phá giá POR9 một cách vô lý, với mức thuế cho từ 0.42 đến 2.15 USD/kg, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp ngành cá da trơn có các mã như HVG, AGF, ANV, VHC. CTCP Hùng Vương HVG đã phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cổ phiếu ESOP cho người lao động, tuy không trực tiếp thu hút thêm tiền nhưng việc tăng vốn điều lệ của HVG cũng mở ra cơ hội cho công ty để mở rộng đầu tư dựa trên vốn điều lệ nói trên,qua đó khiến giá cổ phiếu của công ty tăng lên là 11.8 đồng/cổ phiếu (năm 2012 là 8.46 đồng/cổ phiếu) dù cho lợi nhuận sau thuế và các chỉ số tài chính có giảm so với năm 2011 trước bối cảnh khó khăn bủa vây của toàn ngành. Mã ABT vẫn duy trì được mức giá trung bình cao nhất trong các DN thủy sản có cổ phiếu giao dịch trên sàn HSX.

Năm 2014 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu khi kim ngạch tăng hơn 18% so với năm 2013. Sự khởi sắc của toàn ngành đã tác động tích cực lên giá cổ phiếu, hầu hết giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đều tăng khá tốt, giá cổ phiếu trung bình toàn ngành tăng khoảng 3 nghìn đồng, từ 10 nghìn vào năm 2013 lên mức khoảng 13 nghìn đồng. Đóng góp chủ lực vào kim ngạch xuất khẩu chính là ngành tôm, mặt hàng tôm có nhiều thuận lợi, nguồn hàng dồi dào khi sản lượng nuôi tôm tăng mạnh và thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác, qua đó các DN xuất khẩu tôm như FMC, CMX cũng ăn nên làm ra hơn, lợi nhuận sau thuế ấn tượng và các chỉ số tài chính đều tăng mạnh, khiến cho giá cổ phiếu đều tăng mạnh, FMC có mức tăng lên đến 82%. Tuy nhiên 4/2014 CMX đã bị đưa vào diện cảnh cáo do có LNST âm, khiến giai đoạn này giá của CMX giảm nhẹ, tuy nhiên sau khi công bố BCTC quý 2/2014 với mức lãi 4.5 lần cùng kỳ năm trước, đã đẩy giá cổ phiếu lên và duy trì đà tăng đến hết năm. Có mức tăng giá cổ phiếu ấn tượng nhất trong các DN trên phải kể đến mã VHC của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn khi tăng đến 151%, lên mức hơn 40.6 đồng/cổ phiếu, có được mức tăng ấy phải kể đến kết quả kinh doanh vô cùng ấn tượng khi lãi ròng lên đến 417 tỷ đồng, tăng đến 163% so với năm trước, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu cá tra với thị phần 12%.

Không thể tiếp bước đà tăng trưởng của năm 2014, sang đến năm 2015 nhu cầu của thị trường giảm, xuất khẩu không được giá và tỷ giá giảm đã tác động tiêu

cực tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhất là mặt hàng tôm. Xuất khẩu tôm giảm từ 25 - 30% trong năm 2015, nhưng vẫn đứng số một về tỷ trọng xuất khẩu. Tuy nhiên trước những khó khăn như vậy, các DN xuất khẩu tôm vẫn đạt được kết

Một phần của tài liệu 125 đánh giá tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42)