5. Bố cục của luận văn
1.1.3 Khái niệm về phát triển Văn hóa doanh nghiệp trong các NHTM
trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa… chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thật sự chú trọng tới nhân tố gắn kết, phát triển con người, chính là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy sự phát triển của họ chỉ dừng lại ở một mức nào đó, và ít tạo được dấu ấn riêng.
Muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát triển được nền văn hóa đặc trưng cho mình. Chỉ khi đó, họ mới phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn, ảnh hưởng tới sự phát triển doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu. Nhiều người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Tác dụng của VHDN thể hiện:
Tạo động lực làm việc: VHDN giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. VHDN còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. VHDN phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.
Điều phối và kiểm soát: VHDN điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
Giảm xung đột: VHDN là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
Lợi thế cạnh tranh: tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
Mặt khác xây dựng VHDN còn là một yêu cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. VHDN chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kết nối hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều có nhu cầu xây dựng một ngôi nhà chung mang dấu ấn văn hóa riêng biệt.
Xuất phát từ tính cấp thiết và quan trọng của phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam và nhu cầu hiểu rõ khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp phục vụ việc hình thành các các thức quản trị, việc đề xuất một khái niệm độc lập là rất cần thiết. Về bản chất, phát triển văn hóa doanh nghiệp là một tập giao thoa giữa tập khái niệm phát triển và tập khái niệm văn hóa doanh nghiệp, trên cơ sở kế thừa tổng quan các khái niệm phát triển và văn hóa doanh nghiệp, tác giả đề xuất khái niệm: “Phát triển văn hóa doanh nghiệp là quá trình hoàn thiện hệ biểu trưng và phù hợp hóa tính chất của văn hóa doanh nghiệp”.
Hoàn thiện hệ biểu trưng văn hóa doanh nghiệp: Hoàn thiện hệ biểu trưng Văn hóa doanh nghiệp là quá trình tạo lập một hệ giá trị vật chất của văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở chọn lựa tuần tự từng giá trị cụ thể. Tác giả đề xuất hệ biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam cần có 6 nhóm, 21 biểu trưng: Ấn phẩm (Publications), Biểu tượng (Symbol), Giá trị chuẩn mực (Espoused values), Khẩu hiệu (slogan), Kiến trúc
(Architecture), Nghi lễ (Ceremony)