5. Bố cục của luận văn
4.2.3 Hoàn thiện mô hình văn hóa doanh nghiệp của chi nhánh
Sau khi phân tích mô hình văn hóa doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên, kết quả cho thấy Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên cần giảm và duy trì văn hóa thứ bậc, phát triển văn hóa sáng tạo và văn hóa thị trường.
4.2.3.1 Duy trì và phát huy văn hóa gia đình
Văn hóa gia đình đang được đánh giá khá cao tại Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên, nét văn hóa này đã được Chi nhánh xây dựng trong thời gian dài. Nét văn hóa gia đình tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân bởi sự trung thành và truyền thống văn hóa. Tương lai, Chi nhánh cần phát huy những nền tảng văn hóa gia đình bằng một số biện pháp sau.
Chi nhánh cần xác định thành công được chi nhánh xác định là giải quyết tốt các nhu cầu của khách hàng và chăm sóc nhân viên hạnh phúc.
Chi nhánh tạo cho những nhân viên mới có tâm lý tốt khi tham gia vào môi trường làm việc của chi nhánh. Thông tin đầy đủ cho các nhân viên tham gia đầy đủ, coi trọng tính sáng tạo, trung thực, thân thiện... Chi nhánh cần thông báo tuyển dụng công khai, minh bạch
Chi nhánh tạo cho nhân viên môi trường làm việc thoải mái, thiên về cá nhân như một gia đình, mọi người quan tâm, giúp đỡ nhau trong công việc.
Lãnh đạo chi nhánh cần hòa đồng, bồi dưỡng, đào tạo nhân viên, quan tâm, chia sẻ công việc cũng như cuộc sống của từng cá nhân.
Duy trì tốt các hoạt động giao lưu trong chi nhánh như chương trình gặp mặt dâu dể, đi thăm quan, du lịch, hệ thống một số ngày kỷ niệm thành ngày hội của chi nhánh, hiện nay hoạt động này chưa được chi nhánh xây dựng định kỳ.
gian dối, … để bảo đảm mội trường làm việc của chi nhánh, hạn chế các hành vi xấu tồn tại.
4.2.3.2 Duy trì và phát huy văn hóa thứ bậc
Văn hóa thứ bậc đang được ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên đánh giá cao, và luôn muốn xây dựng hoàn thiện hơn, tuy nhiên, mô hình văn hóa này lại không được người lao động ủng hộ nhiều, nên xét trên toàn chi nhánh thì mong muốn trong tương lai toàn chi nhánh muốn giảm bớt mô hình văn hóa thứ bậc, tuy nhiên vẫn phải duy trì ở mức cao.
Mô hình văn hóa này có đặc điểm là tổ chức có thiết chế, có kiểm soát và cấu trúc chặt chẽ, quy định và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi vị trí công việc. Tại Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên hiện đang có nền tảng văn hóa thứ bậc, chi nhánh cần kế thừa những điểm mạnh của mô hình văn hóa này và duy trì phát huy những điểm đó. Để cân đối giữa ban lãnh đạo và nhân viên chi nhánh, những việc mà ban lãnh đạo và nhân viên cần làm trong thời gian tới là.
Lãnh đạo chi nhánh cần xây dựng khung công việc, bộ tiêu chuẩn cho từng công việc cụ thể, nếu bản mô tả công việc nào của Chi nhánh đã cũ thì có thể thiết kế bảng mô tả công việc mới cho phù hợp, thiết thực hơn với từng vị trí công việc. Điều này giúp cho hiệu quả quản lý tăng lên, việc quản lý sẽ được thống nhất từ trên xuống dưới.
Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên nên tăng cường trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận, thông tin đúng, minh bạch. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý kho dữ liệu, chứng từ chung của chi nhánh. Đây là công việc đòi hỏi phải đầu tư lâu dài, tuy nhiên chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả công việc cao, ban lãnh đạo sẽ nhận được sự ủng hộ cao từ phía nhân viên.
4.2.3.3 Phát triển văn hóa trị trường
cạnh tranh như hiện nay. Trên địa bàn huyện Đại Từ hiện đang có rất nhiều Ngân hàng cạnh tranh với nhau, các Ngân hàng ở thành phố Thái Nguyên cũng đang mở rộng cho vay đối với khách hàng trong huyện Đại Từ. Từ đó, việc phát triển văn hóa thị trường là rất cần thiết đối với Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên. Việc phát triển văn hóa thị trường cần chú trọng tính cạnh tranh và kỷ luật cao giữa các thành viên trong tổ chức, Chi nhánh tiếp tục những việc đã đạt được trong thời gian qua và cần áp dụng một số việc sau.
Yêu cầu của văn hóa thị trường là tính cạnh tranh, để bảo đảm chi nhánh có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường, mỗi cá nhân phải ý thức được vai trò của sự cạnh tranh trong công việc, phát huy việc cạnh tranh với các đối thủ.
Đối với việc giao tiếp với khách hàng, cán bộ nhân viên nên:
Chủ động chào hỏi khách hàng, đối tác khi gặp trong trụ sở làm việc, ngay cả khi khách hàng và đối tác đó không làm việc với mình. Nếu thấy khách hàng có nhu cầu gì mà mình có thể giải quyết được thì phải làm ngay cho khách hàng, không được để khách hàng chờ lâu, không được đùn đẩy khách hàng cho người khác.
Toàn bộ cán bộ nhân viên cần có thái độ tôn trọng, lịch sự, chân thành với khách hàng.
Luôn có thái độ mong muốn mở rộng, tăng cường mối quan hệ với khách hàng trên cơ sở hợp tác phát triển bền vững, cùng tôn trọng, bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau.
Giải quyết công việc nhanh, hiệu quả cho khách, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.
Ngoài ra, chi nhánh cần tăng thêm các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với từng bộ phận trong công tác thi đua khen thưởng đối với việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh đề ra. Chi nhánh có thể khen thưởng bằng hình thức
cho cán bộ nhân viên đi du lịch nếu hoàn thành tốt mục tiêu. Điều này sẽ thúc đẩy các cán bộ nhân viên cùng nỗ lực, phấn đấu hơn nữa.
4.2.3.4 Phát triển văn hóa sáng tạo
Tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh luôn được đề cao tại tất cả các lĩnh vực, các doanh nghiệp hiện nay. Tại Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên sự sáng tạo cũng rất cần thiết. Để tạo môi trường làm việc lành mạnh, năng động, sáng tạo cho cán bộ nhân viên thì Chi nhánh nên thực hiện một số việc sau.
Đưa ra các quy định, bảng mô tả công việc rõ rang cho từng vị trí, từng đối tượng, từng công việc, từ đó, cán bộ nhân viên có thể sáng tạo ra nhiều phương thức làm việc khác nhau để đạt được mục đích công việc theo yêu cầu.
Chi nhánh nên tạo cho cán bộ nhân viên thời gian giải lao, nó giúp các nhân viên cải thiên đáng kể năng suất lao động của mình và gia tăng mức độ hài lòng công việc của họ. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp đầu óc thứ giãn bớt căng thẳng và giúp họ có thể nảy ra nhiều ý tưởng tốt hơn cho việc của mình, Xây dựng những khoản thời gian thư giãn tại nơi làm việc hiện nay được xem là một văn hóa doanh nghiệp ở nhiều quốc gia.
Khi các nhân viên của bạn không bị áp lực phải hoàn thành công việc, họ có thể khiến não của mình thư giãn hơn và nó trở nên sáng suốt nhạy bén hơn.
Chi nhánh nên lắng nghe những ý tưởng sáng tạo mới. Một trong những lý do khiến cho sự sáng tạo trong công việc bị giới hạn đó chính là không ai chịu lắng nghe những ý tưởng sáng tạo đó. Thực tế thì dù những nhân viên rất giỏi, thông minh sáng tao, nhưng họ vẫn không hoàn toàn cảm thấy thoải mái với những ý tưởng bên ngoài, mang tính chất bề mặt, họ sẽ nghiên cứu và đưa ra những ý tưởng mới mẻ hơn. Và không có bất thứ gì đánh đổ khả năng sáng tạo của họ khi mà bạn chưa bao giờ nghe những ý tưởng hay đóng góp của họ. Cho phép nhân viên trang trí nơi làm việc, có thể làm đặt thêm cây cảnh, bài biện bố trí nơi làm việc đẹp mắt, điều này sẽ giúp cho các nhân viên của
chi nhánh nghĩ về những điều mới mẻ hơn, trở nên nhạy cảm hơn dưới sự tác động của môi trường. Thêm vào đó Chi nhánh cũng khiến những nhân viên của mình cảm thấy hài lòng hơn hay bình tĩnh hơn khi cùng nhau xây dựng các ý tưởng mới.
Chi nhánh nên tạo sự đoàn kết giữa các nhân viên, rất khó hay hiếm khi một ý tưởng sáng tạo bất chợt nảy sinh trong đầu của một người. Những ý tưởng kinh doanh tốt nhất thường là một sự chấp vá, thêm vào sau khi bạn thảo luận với các đối tác, người đầu tư và nhân viên trong nhóm của mình. Sáng tạo không chỉ của riêng một người mà nó sẽ hoàn thiện hơn bởi tất cả mọi người. Các nhân viên nên cố gắng làm hết trách nhiệm của mình để giúp đỡ tất cả các thành viên trong nhau có thể làm việc tốt cùng với nhau.
4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tiếp tục xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp, xây dựng nội quy lao động, kỷ luật lao động để toàn bộ người lao động phải tuân theo.
Có chế tài xử lý nếu người lao động vi phạm nội quy, nề nếp lao động. Học tập và rút ra bài học kinh nghiệp về xây dựng văn hóa doanh nghiệp giữa các chi nhánh và các Ngân hàng khác, doanh nghiệp khác.
Xây dựng, hoàn thiện hơn bộ chuẩn mực văn hóa Agribank.
Áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp hơn với hoạt động của Ngân hàng.
KẾT LUẬN
1. Phát triển văn hóa doanh nghiệp là nội dung rất quan trọng và cần thiết của việc quản lý doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được thương hiệu, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, chiếm lĩnh thị trường. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đều phải quan tâm đầu tư phát triển văn hóa doanh nghiệp. Để phát triển văn hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tác động vào các nhân tố của văn
hóa doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố hữu hình như: kiến trúc, cách trang trí, nghi lễ, logo, ấn phẩm, slogan, trang phục, ngôn ngữ, hoạt động xã hội…; các yếu tố vô hình: tầm nhìn, lý tưởng, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, niềm tin,…
2. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên đã tạo dựng và phát huy được những nét đặc thù văn hóa doanh nghiệp của mình. Điều đó được biểu hiện qua biểu trưng trực quan, các biểu tượng phi trực quan, và các giá trị tinh thần nền tảng; là chiến lược thể hiện trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Việc xây dựng và phát triển những giá trị đặc thù đó tạo nên nét văn hóa riêng của Agribank Chi nhánh Đại Từ, góp phần đưa chi nhánh trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh nhau gay gắt, việc duy trì và phát triển các nét đặc thù VHDN của Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên cũng đứng trước những khó khăn, bất cập mới.
3. Tương lai còn đặt ra nhiều thách thức cho VHDN tạiAgribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên. Với đặc trưng là doanh nghiệp có môi trường kinh doanh năng động, có kỷ luật cao. Để phát triểnVHDN hiện đại phù hợp với ngành kinh doanh tài chính, tiền tệ, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của một ngân hàng thương mại lớn, tạo nên sự gắn kết, trung thành của cán bộ nhân viên, chi nhánh cần áp dụng đồng bộ các giải pháp chủ yếu nêu trên. Để góp phần đưa Agribank trở thành Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trên mọi lĩnh vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Liễu (2006), Bài giảng Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
2. Dương Thị Liễu (2009), Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
Đại học Kinh tế quốc dân.Đỗ Minh Cương (2001), Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh.
4. Đỗ Thị Phi Hoài (2009), Văn hóa doanh nghiệp, NXB Tài Chính.
5. Đinh Tuấn Phương, Tiểu luận (Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT), Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
6. Phạm Đình Tịnh (2012), Bài giảng Văn hóa Doanh nghiệp, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Văn Dung, Phan Đình Quyền, Lê Việt Hưng (2010), Văn hóa tổ chức và lãnh đạo, NXB Giao Thông Vận Tải.
8. Nguyễn Mạnh Quân (2011), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hoá công ty, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội
9. PGS.TS Nguyễn Thanh Tâm (2017), Văn hóa Doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn Hóa.
11. Phạm Thị Thanh Thùy, Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp tại Công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (Luận văn Thạc sĩ), Trường Đại học Dân lập Hải Phòng.
12. TS. Đỗ Hữu Hải (2017), Văn hóa Doanh nghiệp – Đỉnh cao của trí tuệ, NXB Giao thông Vận tải.
13. Trần Quốc Dân (2005), Sức hấp dẫn – Một giá trị văn hoá doanh nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Hữu Quang, Nguyễn Công Thắng (2007), Văn hoá kinh doanh những góc nhìn , Nxb Trẻ, TP. HCM.
15. Trần Diễm Thúy (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Văn Hoá & Thông Tin, Hà Nội.
16. Trần Thị Vân Hoa (2009) Văn Hóa Doanh Nghiệp (Sách Chuyên Khảo), NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
17. Đỗ Minh Cương (2009), “ Văn hóa doanh nghiệp - một sổ vấn đề và giải pháp ”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7- 2009.
18. Đào Duy Quát (chủ biên) (2007): Văn hóa doanh nghiệp, v ăn hóa DN trong quá trình hội nhập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
19. Nguyễn Hoàng Ánh (2005), “Văn hóa kinh doanh Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập”, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 3 - 2005.
20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Xây dựng văn hóa kinh doanh của các Ngân hàng Việt Nam trong bổi cảnh hội nhập, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
21. Nguyễn Mạnh Quân (2012), Chuyên đề Văn hóa doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cục phát triển doanh nghiệp
22. Phạm Văn Tuấn (2010), Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolỉmex, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
23. Sổ tay văn hóa Agribank.
24. Vương Văn Lợi (2012), Hoàn thiện vãn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 25. Website: http://www.agribank.com.vn
26. Website: https://www.bidv.com.vn 27. Website: http://www.vietcombank.vn
II. Tiếng Anh
1. Allan, Dobson & Walters 1989
2. Blanchard Ken, O’Connor Micheál (2005), Quản ỉỷ bằng giá trị, NXB Trẻ TPHCM.
3. David H. Maister (2005), Bản sắc văn hóa doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ, NHÂN VIÊN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN
Kính gửi: Quý đồng nghiệp
Với mục đích tìm hiểu thông tin từ đó đưa ra các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiêp tại Agribank Chi nhánh Huyện Đại Từ Thái Nguyên trong thời gian tới, tác giả luận văn “Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Đại Từ” tiến hành thu thập một số thông tin liên quan. Các thông tin này có thể giúp lãnh đạo Ngân hàng tham khảo và quyết định trong việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại chi nhánh.
Tác giải hy vọng rằng: Thông tin mà anh/chị cung cấp dưới đây sẽ phản ánh được chính xác những suy nghĩ, đánh giá về tình hình thực tế tại chi nhánh, qua đó sẽ giúp việc phân tích, đánh giá của tác giả được chính xác nhất.
Tôi xin cam đoan các đánh giá của quý đồng nghiệp hoàn toàn được đảm bảo