Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đại từ​ (Trang 58 - 63)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp thu thập gián tiếp. Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa vào:

- Các sách đã xuất bản, các bài báo, kỷ yếu, tài liệu truyền thông nội bộ… đã được công bố; các luận văn sau đại học đã được bảo vệ có liên quan đến đề tài luận văn, học viên tham khảo để nghiên cứu tổng quan tài liệu, tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, hình thành khung lý luận của luận văn ở chương 1.

- Các văn bản chỉ đạo, điều hành, báo cáo tổng hợp của Đảng ủy, Ban Giám đốc; các báo cáo từ các phòng, ban chức năng của Chi nhánh; các quy chế, quy định của Chi nhánh về các nội dung liên quan đến xây dựng, gìn giữ nét đặc thù văn hóa doanh nghiệp của chi nhánh. Thông qua các văn bản, báo cáo, quy chế, quy định đó, học viên khai thác luận điểm, các số liệu về sản xuất, kinh doanh của ngân hàng, những nội dung chi tiết biểu hiện văn hóa doanh

nghiệp của Agribank-chi nhánh Đại Từ, để khái quát những nét đặc thù VHDN của chi nhánh cùng các yếu tố chi phối sự hình thành những nét đặc thù đó. Những nội dung này được học viên thực hiện ở chương 3 về thực trạng phát triển văn hóa doanh nghiệp của Agribank – CN Đại từ. Trên cơ sở đó, học viên đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Chi nhánh trong thời gian tới. Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập từ báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, các số liệu về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu về tình hình nhân lực, các quy định nội quy và cấu trúc văn hóa của Chi nhánh Agribank Đại Từ bao gồm các tài liệu liên quan tới văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua trực tiếp phỏng vấn bằng phiếu điều tra với đối tượng là cán bộ công nhân viên tại Agribank Đại Từ và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh.

Xác định quy mô khảo sát:

Đối với đối tượng khảo sát là tất cả cán bộ nhân viên tại Agribank Đại Từ (tổng 53 người): tác giả tiến hành khảo sát toàn bộ nhân viên ngân hàng bao gồm ban lãnh đạo, người quản lý, nhân viên lao động trực tiếp. Tổng quy mô khảo sát toàn bộ nhân viên và lãnh đạo là 53 người, trong đó, lãnh đạo là 4 người, cán bộ quản lý là 6 người, nhân viên là 43 người.

Nội dung bảng hỏi xung quanh các đánh giá tác động và cảm nhận của họ về nhân tố VHDN tại ngân hàng đến khách hàng, đến thái độ, tình cảm, sự gắn bó củanhân viên với chi nhánh, v.v. Đối tượng phỏng vấn được đa dạng hóa nhằm bao trùmđộ phủ theo nhiều tiêu chí phân loại, gồm:

- Theo cấp bậc: lãnh đạo (người được quyền ra quyết định liên quanđến chiến lược và sách lược của Chi nhánh), quản lý (người đứng đầu một nhómnhân sự, chịu trách nhiệm về điều phối hoạt động nhóm), nhân viên (ngườilao động trực tiếp): tỉ lệ theo thực tế là 7% - 12% - 81%.

- Theo giới tính: nam, nữ theo tỉ lệ 58.5% cán bộ nhân viên là nam, 41.5% cán bộ công nhân viên là nữ.

- Theo thâm niên công tác: Cán bộ công nhân viên dưới 5 năm công tác là 2 người, chiếm 3.77%, trên 5 năm công tác là 51 người, chiếm 96.23% trong tổng cán bộ nhân viên.

- Theo lĩnh vực công tác: bao gồm các khối: tín dụng, giao dịch, hành chính, hậu kiểm

- Theo mô hình tổ chức: đảm bảo độ phủ tối đa các đơn vị Trung tâm – Phòng nghiệp vụ, phòng giao dịch trực thuộc.

Đối với đối tượng khảo sát là khách hàng của Agribank Đại Từ: tác giả tiến hành khảo sát theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo cách chọn mẫu thuận tiện: phát phiếu khảo sát cho các khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng trong vòng 1 tuần với quy mô khảo sát 100 khách hàng

Khách hàng lựa chọn các phương án theo thang điểm từ 1-5 theo mức độ từ thấp đến cao cho các tiêu chí được đưa ra, đối với nhóm các giá trị văn hóa hữu hình gồm: Kiến trúc, nghi lễ, nghi thức, giai thoại, ấn phẩm, logo, slogan, văn hóa, văn nghệ, hoạt động xã hội, dồng phục, thẻ nhân viên, ngôn ngữ giao tiếp; nhóm giá trị các quan niệm chung và các giá trị được chấp nhận gồm: Tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, chuẩn mực đạo đức, làm việc tận tâm, niềm tin, lịch sử phát triển và truyền thống.

Các ý nghĩa kết quả thu thập như sau: 1.0 – 1.80: Rất không hài lòng

1.81 – 2.6: Không hài lòng 2.61 – 3.40: Trung bình 3.41 – 4.20: Hài lòng 4.21 – 5.00: Rất hài lòng

Trong luận văn này, tác giả chọn vận dụng các công cụ nhận dạng loại hình văn hóa doanh nghiệp (OCAI) nhằm mục đích nhận biết được loại hình

văn hóa hiện tại như thế nào, và mong muốn văn hóa trong tương lai sẽ như thế nào? Để từ đó đưa ra những giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa cho phù hợp.

Người trả lời các câu hỏi khảo sát phải chia 100 điểm theo nguyên tắc đảm bảo phù hợp với 4 loại phong cách văn hóa và tương ứng với 6 nhóm đặc điểm chính. Tổng số có 24 biến quan sát cho 2 thời điểm là hiện tại và kỳ vọng do vậy tổng số biến quan sát là 48 biến.

* Các nhóm phong cách văn hóa gồm (4 nhóm):

Loại phong cách A cho biết một nền VH gia đình (Clan).

Loại phong cách B cho thấy một nền VH sáng tạo (Adhocracy). Loại phong cách c chỉ ra một nền VH thị trường (Market). Loại phong cách D chỉ ra một nền VH cấp bậc (Hierarchy).

Các đặc điểm chính bao gồm (6 đặc điểm):

Mô hình văn hóa gỉa đinh (Clan):

1. Đặc điếm nổi trội: Môi trường làm việc thoải mái, thiên về cá nhân, giống như một gia đình, mọi người quan tâm hỗ trợ nhau trong công việc và cuộc sống.

2. Tổ chức lãnh đạo: Lãnh đạo hòa đồng, ủng hộ, tạo mọi điều kiện bồi dưỡng nhân viên, đào tạo bồi dưỡng nhân viên.

3. Quản lý nhân viên: Phong cách quản lý trong tổ chức dựa trên sự đồng thuận tham gia và làm việc theo nhóm.

4. Chất keo kết dính của tổ chức: Sự trung thành và tin tưởng lẫn nhau là ràng buộc gắn kết các cá nhân trong tổ chức trong tất cả các lĩnh vực.

5. Chiến lược nhấn mạnh: Tổ chức chủ trương phát triển con người, đề cao tín nhiệm cá nhân.

6. Tiêu chí của sự thành công: Tổ chức đặt mục tiêu phát triển nguồn nhân lực lên hàng đầu, mọi cá nhân thường xuyên quan tâm lẫn nhau và tích cực làm việc theo nhóm.

Mô hình văn hóa sáng tạo (Adhocracy):

1. Đặc điểm nổi trội: Năng động, linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sẵng sàng chấp nhận rủi ro các thử nghiệm mói.

2. Tổ chức lãnh đạo: Lãnh đạo luôn luôn sáng tạo, mạo hiểm thử nghiệm, nhìn xa trông rộng, luôn có tư duy.

3. Quản lý nhân viên: Phong cách quản lý là khuyến khích cá nhân đổi mới, sáng chế, độc đáo, chấp nhận rủi ro.

4. Chất keo kết dính của tổ chức: Chất keo gắn kết là cam kết với sáng tạo và phát triển, sự tin tưởng, hồ hởi, kỳ vọng với các cam kết về sự đổi mới và phát triển là động lực kết nối các cá nhân trong tổ chức

5. Chiến lược nhấn mạnh: Tổ chức tập trung tiếp cận các nguồn lực mới, tạo ra các thách thức mới, thử nghiệm cái mới và tìm kiếm các cơ hội mới.

6. Tiêu chí của sự thành công: Tiêu chí thành công của là tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo và ngày càng hoàn thiện.

Mô hình văn hóa thị trường (Market):

1. Đặc điểm nổi trội: Tổ chức có định mức rõ ràng và khuyến khích thi đua hoàn thành chỉ tiêu, mục tiêu hàng đầu là hoàn thành công việc.

2. Tổ chức lãnh đạo: Định hướng lãnh đạo tích cực. Lãnh đạo định hướng đề cao kết quả công việc, ít quan tâm đến yếu tố con người.

3. Quản lý nhân viên: Phong cách quản lý là cạnh tranh gay gắt, dựa trên năng lực thành công và thành tích hoàn thành công việc.

4. Chất keo kết dính của tổ chức: Sự gắn kết chủ yếu dựa vào sự tập trung vào thành quả và mục tiêu hoàn thành công việc.

5. Chiến lược nhấn mạnh: Đề cao các hoạt động cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực, khuyến khích đề cao đạt được mục tiêu trong công việc.

6. Tiêu chí của sự thành công: Tiêu chí hướng tới thành công là đạt được mục tiêu chiến thắng trên thị trường, gia tăng khoảng cách đối vói các đối thủ cạnh tranh.

Mô hình văn hóa cấp bậc (Hierarchy):

1. Đặc điểm nổi trội: Tổ chức có thiết chế kiểm soát và cấu trúc chặt chẽ. Quy định và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi vị trí công tác.

2. Tổ chức lãnh đạo: Công tác lãnh đạo phối hợp nhịp nhàng, phân cấp, tố chức theo định hướng hiệu quả công việc.

3. Quản lý nhân viên: Phong cách quản lý là bảo mật công việc, tuân thủ quy định của tổ chức và quản lý của ban lãnh đạo.

4. Chất keo kết dính của tổ chức: Các nội quy, quy định của tổ chức tạo ra sự chặt chẽ, kỷ luật trong công việc.

5. Chiến lược nhấn mạnh: Đồ cao tính ổn định, hiệu quả, kiểm soát và vận hành trôi chảy các công đoạn trong sản xuất kinh doanh.

6. Tiêu chí của sự thành công: Tiêu chí thành công dựa trên nền tảng của hiệu quả, tin cậy, chi phí vận hành công đoạn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đại từ​ (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)