Nội dung phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đại từ​ (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5 Nội dung phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các NHTM

1.1.5.1 Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp tại doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp chính là phần hồn của doanh nghiệp, là nét đẹp, là cái “gen” của doanh nghiệp, sẽ trường tồn theo thời gian, giống như đời sống

tinh thần và tính cách của con người, phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của Doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi tư duy, tinh thần cả Doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp chi phối đến thái độ, hành vi của toàn thể cán bộ nhân viên Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp không có văn hóa cũng giống một người không có định hướng cuộc đời mình.

Các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh đều có văn hóa doanh nghiệp vững chắc

Doanh nghiệp có văn hóa sẽ có những quy tắc đạo đức để nói chuyện với thế giới bên ngoài

“Đối thủ của DN có thể sao chép tất cả mọi thứ, từ chiến lược, sản phẩm, hệ thống,…. Nhưng chỉ một thứ duy nhất họ không thể sao chép đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất và bền vững nhất của Doanh nghiệp. Nếu chiến lược kinh doanh được ví như Hạt, thì văn hóa doanh nghiệp được ví như Đất. Nếu Đất không tốt, thì dù có cố gắng đến mấy, Hạt cũng không thể nảy mầm và lớn mạnh được.” (Phạm Văn Tuấn, 2010).

Có thể thấy rằng, Văn hóa doanh nghiệp trong mỗi DN là vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam để đưa doanh nghiệp tới thành công.

1.1.5.2 Phát triển văn hóa doanh nghiệp thông qua các biểu tượng trực quan Đặc điểm kiến trúc của doanh nghiệp:

“Các kiến trúc đặc trưng của một doanh nghiệp bao gồm những kiến trúc thiết kế ngoại thất và nội thất của DN. Khi nhìn vào kiến trúc xây dựng bên ngoài, bên trong DN, khách hàng và đối tác của DN có thể phần nào đánh giá được văn hóa của DN. Bởi vì kiến trúc của DN cũng có ảnh hưởng quyết định đến ấn tượng ban đầu của khách hàng và đối tác. Nếu kiến trúc của DN không

được thiết kế, bài trí, sắp xếp hài hòa thì rất dễ rối mắt đối với người quan sát, từ đó có thể dẫn đến cái nhìn sai lệch về văn hóa của doanh nghiệp

Thiết kế kiến trúc mang ý nghĩa văn hóa được các tổ chức rất quan tâm vì các lý do sau:

Kiến trúc ngoại thất ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về phương diện cách thức giao tiếp và thực hiện công việc.

Công trình kiến trúc có thể coi là một “linh vật” biểu thị ý nghĩa, giá trị nào đó của một tổ chức, xã hội. Ví dụ, tháp Eiffle của Pháp, Tháp Đôi của Malaysia, tháp truyền hình của một số nước, Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, Kim Tự Tháp của Ai Cập, Văn Miếu, Chùa Một Cột ở Hà Nội… đã trở thành biểu tượng về giá trị tinh thần của mỗi quốc gia, địa phương.

Trong mỗi công trình kiến trúc của doanh nghiệp đều mang những giá trị lịch sử gắn liền sự ra đời và trưởng thành của một tổ chức, các thế hệ cán bộ, nhân viên.” (Phạm Văn Tuấn, 2010).

Các nghi lễ của doanh nghiệp:

“Nghi lễ là loại hình văn hóa có yếu tố chính trị hoặc tín ngưỡng được tập thể DN tôn trọng và giữ gìn. Đây là giá trị văn hóa điển hình của một DN. Nó có thể là nghi lễ trong hội họp, trong sinh hoạt tập thể, giao lưu văn hóa văn nghệ… Những hoạt động này tạo nên nét đặc sắc trong văn hóa riêng của DN. Khi nhắc đến một DN, có thể người ta nghĩ ngay đến nét văn hóa điển hình trong nghi lễ, cách họ tổ chức hội họp, hoạt động tập thể, là thế mạnh của một doanh nghiệp.” (Nguyễn Mạnh Quân, 2012)

Có 4 loại nghi lễ cơ bản: Chuyển giao, củng cố, nhắc nhở, liên kết, được thể hiện như sau:

Bảng 1.1: Bốn loại nghi lễ trong tổ chức và tác động tiềm năng

Loại hình Minh họa Tác động tiềm năng

Chuyển giao

Khai mạc, giới thiệu thành viên mới, chức vụ mới, lễ ra mắt

Tạo điều kiện thâm nhập vào cương vị mới, vai trò mới

Củng cố Lễ phát phần thưởng

Củng cố các nhân tố hình thành bản sắc, ghi nhận công lao và tôn thêm vị thế thành viên

Nhắc nhở Sinh hoạt văn hóa, chuyên môn, khoa học

Duy trì cơ cấu xã hội và làm tăng lên năng lực tác nghiệp của tổ chức

Liên kết Lễ hội, liên hoan, Tết

Khôi phục và khích lệ chia sẻ tình cảm và sự cảm thông nhằm gắn bó với các thành viên với tổ chức

(Nguồn: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân – Chuyên đề văn hóa doanh nghiệp – 2012)

“Nghi lễ được tiến hành theo một cách thức nhất định, các nghi lễ thường được thiết kế một cách kỹ lưỡng, sử dụng những hình thức chính thức để thể hiện nghi lễ. Đặc điểm về hình thức và nội dung của nghi thức không chỉ thể hiện những giá trị và triết lý của văn hóa doanh nghiệp mà DN muốn nhấn mạnh, chúng còn thể hiện quan điểm và cách tiếp cận của người quản lý. Mức độ nghiêm túc trong việc thực hiện nghi thức là dấu hiệu phản ánh nhận thức của các thành viên DN về ý nghĩa và tầm quan trọng của các giá trị, triết lý.” (Nguyễn Mạnh Quân, 2012)

Biểu tượng của doanh nghiệp (thương hiệu, logo, nhãn hiệu sản phẩm):

“Là những câu nói cô đọng, kiến trúc và màu sắc trang trí thể hiện được sứ mệnh, tầm nhìn. Khẩu hiệu, logo là cách diễn đạt đơn giản nhất của DN về triết lý kinh doanh, hoạt động kinh doanh của DN. Thường là những câu từ

ngắn gọn nhưng lại bao hàm những nội dung sâu sắc, mang triết lý và tầm nhìn chiến lược, là giá trị cốt lõi của của DN, có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần làm việc của các cá nhân. Khẩu hiệu, logo cần được phổ biến sâu rộng để ăn sâu tiềm thức mọi người. Khẩu hiệu là kim chỉ nam để định hướng và nhắc nhở hành vi của các thành viên trong DN và thu hút khách hàng. Logo, khẩu hiệu thể hiện bản chất mong muốn của mỗi DN, và quan trọng, phải độc đáo và khác biệt.” (Đào Duy Quát, 2007)

Trang phục:

“Người ta sẽ đánh giá văn hóa của một DN thông qua trang phục của nhân viên. Vì vậy, khi thiết kế trang phục, các nhà quản trị trong DN cần chú ý đến sự năng động, trang nhã, lịch sự, văn minh, hiện đại mà trang phục đó sẽ mang lại khi cán bộ công nhân viên của mình mặc. Đồng phục góp phần gắn kết các nhân viên trong DN lại gần nhau hơn. Những doanh nghiệp lớn, các nhân viên ở các bộ phận không thể biết nhau, nhưng thông qua trang phục họ có thể dễ dàng nhận ra đồng nghiệp. Ngoài ra, trang phục cũng là cái mang lại sự khác biệt giữa các DN với nhau, và giữa văn hóa của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Đồng phục đẹp còn thể hiện trình độ văn hóa cũng như thẩm mỹ của cán bộ nhân viên DN, là diện mạo tạo nên ấn tượng tốt cho hình ảnh DN đó, đồng thời đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của họ. Thiết kế đồng phục cho nhân viên là một đầu tư có lãi cho DN, bởi họ chính là những con người quảng bá thương hiệu hữu hiệu nhất và có sức thuyết phục nhất khi khoác lên mình bộ đồng phục mang thương hiệu của DN, và nhờ đó mà doanh nghiệp ấy sẽ có thêm nhiều đối tác, khách hàng mới.” (Đào Duy Quát, 2007)

Ứng xử và giao tiếp trong doanh nghiệp:

“Ngôn ngữ sử dụng giao tiếp giữa các nhân viên với cấp trên; giữa nhân viên với nhân viên; khách hàng, đối tác…là những yếu tố quan trọng nhất, góp phần làm nên một nền văn hóa doanh nghiệp giàu bản sắc. Khi các nhân viên

của tổ chức sử dụng những ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, thân thiện với khách hàng, đối tác thì sẽ mang lại cho khách hàng, đối tác cảm giác tin tưởng, dễ chịu. Khi các nhà quản trị sử dụng ngôn ngữ thân mật, vui vẻ, nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng, yêu DN, yêu công việc hơn…Ứng xử giao tiếp trong công ty là cái “không mất tiền mua” nhưng mang lại giá trị tinh thần vô cùng to lớn. Vì vậy, người sử dụng nó luôn phải cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi nói, ứng xử không đúng có thể khiến người nghe khó chịu, mất thiện cảm… Ngôn ngữ giao tiếp chính là cái tạo nên văn hóa của cá nhân, cộng đồng sử dụng nó.” (Đào Duy Quát, 2007)

1.1.5.3 Phát triển VHDN thông qua các biểu tượng phi trực quan Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi:

“Sứ mệnh: Là lý do để tổ chức tồn tại, các DN thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một "tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích doanh nghiệp đó tồn tại để làm gì và phải làm gì để tồn tại? Tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp cần đưa ra thông tin để trả lời 3 câu hỏi sau:

+ Mục tiêu của doanh nghiệp là gì?

+ Doanh nghiệp sẽ làm gì và phục vụ ai (lĩnh vực hoạt động, khách hàng) + Những nguyên tắc và giá trị nào là kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp?

Một bản tuyên bố sứ mệnh có hiệu quả thường phải đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, cô đọng.

+ Chỉ ra được tại sao ta làm việc đó và lý do tồn tại của doanh nghiệp là gì?

+ Phải đưa ra được định hướng cho các hoạt động

+ Phải thể hiện được các cơ hội và chỉ ra được cái mà xã hội nhớ đến chúng ta.

+ Phù hợp với các khả năng riêng có của doanh nghiệp.

+ Phải thấy được cam kết của chúng ta.” (Đào Duy Quát, 2007)

“Tầm nhìn: Là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều tổ chức muốn đạt tới hoặc trở thành. Người lãnh đạo phải đặt câu hỏi, ví dụ như 5 năm nữa, 10 năm nữa…mục tiêu của DN là gì, lãnh đạo sẽ dẫn dắt DN tới đâu? Vị thế DN sẽ phát triển ra sao?” (Đào Duy Quát, 2007)

“Giá trị cốt lõi: Là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và bền vững của DN. Có những nguyên tắc tồn tại không phục thuộc vào thời gian. Tự thân, không cần sự phản biện bên ngoài, có giá trị và tầm quan trọng với bên trong công ty. Giá trị cốt lõi qua việc sàng lọc tính chân thực, có thể nhận diện nhờ xác định giá trị nào thực sự là trung tâm và mặt khác phải bền vững trước kiểm định của thời gian. Một công ty lớn cần xác định cho chính mình những giá trị được giữ làm cốt lõi, độc lập với môi trường hiện tại, với yêu cầu cạnh tranh và cách thức quản trị. Như vậy việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là sự tuyên bố chiến lược của công ty, là một sự trăn trở để thiết kế, xây dựng chứ không phải chỉ là câu chữ đơn thuần, chỉ để phát biểu cho hay.” (Đào Duy Quát, 2007)

1.1.5.4 Phát triển văn hóa doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, triết lý kinh doanh

- Mục tiêu của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp cần xác định kế hoạch chiến lược để định ra “lộ trình” và chương trình để hành động, tận dụng cơ hội, vượt qua các thách thức để đến tới tương lai, hoàn thành sứ mệnh của doanh nghiệp. DN đã có mục tiêu thì cần xây dựng chiến lược, lộ trình để hoàn thành mục tiêu đó.

- Triết lý kinh doanh: Triết lý kinh doanh là những giá trị, nguyên tắc định hướng cho hoạt động, hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp,

nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong sản xuất - kinh doanh. Do vậy, phát triển văn hóa doanh nghiệp thông qua triết lý kinh doanh, tổ chức cần phải tự hoàn thiện hơn về những nguyên tắc, định hướng cho từng hành vi của toàn thể cán bộ công nhân viên của mình để làm việc theo triết lý kinh doanh.

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển văn hóa doanh nghiệp tại một số ngân hàng trong nước

1.2.1. Kinh nghiệm về văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

“Vietcombank được thành lập năm 01/04/1963. Trong suốt thời gian dài hoạt động Vietcombank luôn giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả các thành viên.

Bên cạnh yếu tố lương bổng, các yếu tố về văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc đang được nhiều người lao động (NLĐ) coi là tiêu chí quan trọng khi tìm kiếm cơ hội chuyển việc. Nhiều ngân hàng đang nỗ lực xây dựng một nét văn hóa doanh nghiệp riêng, tạo nên một lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút các nhân sự giỏi.

Xác định việc phải xây dựng nét văn hóa doanh nghiệp (VHDN) riêng sẽ là một chất keo kết nối nhân viên với DN, Vietcombank đã xác định mục tiêu tạo một môi trường làm việc thân thiện cho cán bộ nhân viên, đề cao tính hợp tác, phối hợp làm việc giữa các cán bộ, phòng ban, đồng thời vẫn tôn trọng những tính cách khác biệt của mỗi cá nhân. Nét VHDN của Vietcombank hướng tới việc tạo môi trường thuận lợi để cái “tôi” của mỗi cá nhân phát triển hài hòa trong tổng thể phát triển chung của Vietcombank.

Các hoạt động VHDN của Vietcombank rất da dạng và đa chiều nhưng đều hướng đến một văn hóa quan tâm chia sẻ. Sự quan tâm không chỉ trong

công việc hằng ngày mà còn trong các khó khăn của cuộc sống, không chỉ từ những cán bộ trong một phòng ban, một đơn vị mà mở rộng trên phạm vi toàn đơn vị. Sự quan tâm còn được thể hiện qua các chính sách linh hoạt trong việc động viên, khuyến khích cho các cán bộ nhân viên như nhân viên được tài trợ tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ, được nghỉ một ngày làm việc vào dịp sinh nhật, được tưởng thưởng bằng các chuyến tham quan, du lịch tại nước ngoài… Chính những nét văn hóa riêng có đó của Vietcombank tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa cán bộ nhân viên với DN.

Một nhân viên của Vietcombank chia sẻ: “Điều giữ chân tôi ở lại làm việc tại Vietcombank suốt 7 năm qua chính là môi trường làm việc của Vietcombank. Ở đây, tôi có cơ hội được cống hiến hết khả năng của mình, được đánh giá và ghi nhận một cách khách quan. Mọi người quan tâm và chia sẻ với nhau từ những công việc đến những sở thích thường ngày trong cuộc sống”.

Ngoài việc duy trì một nét văn hóa quan tâm, chia sẻ lẫn nhau, Vietcombank đang áp dụng các hệ thống đánh giá chất lượng nhân sự theo mô hình chuẩn của quốc tế.

Công tác đánh giá hiệu quả công việc cũng được thực hiện theo các chỉ số KPIs một cách định lượng rõ ràng, đảm bảo một sự minh bạch và công bằng tốt nhất cho các cán bộ nhân viên. Mô hình này cũng giúp cho nhân viên chủ động trong việc điều chỉnh để có được hiệu quả công việc tốt nhất.

Xây dựng VHDN không chỉ đơn giản là đầu tư một khoản kinh phí hay đưa ra một chính sách tốt, mà quan trọng là chính sách đó phải thẩm thấu được vào mỗi một nhân viên, để mỗi cá nhân đều yêu mến và nỗ lực vun đắp xây dựng nên một nét VHDN riêng biệt. Khi VHDN xây dựng được môi trường làm việc tích cực, ở đó, mỗi cá nhân được nuôi dưỡng sự sáng tạo, được trao cơ hội thể hiện hết khả năng tốt nhất của họ, đồng thời tạo dựng được sự đồng

lòng cùng chung mục tiêu cống hiến và khi đó, chắc chắn VHDN sẽ tạo dựng được nền tảng vững chắc cho sự phát triển của DN cũng như của mỗi cá nhân.

1.2.2. Kinh nghiệm về văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Hình ảnh logo của BIDV:

“Màu xanh: Màu của hy vọng cho tương lai, hướng đến một BIDV hy vọng phát triển lên từng ngày

Màu đỏ: Màu của tổ quốc Việt Nam, tượng trưng cho sức mạnh và đam mê

Màu trắng: Tượng trưng cho sự minh bạch, chính trực

Đây cũng chính là nền tảng cho các nguyên tắc hoạt động, là cảm hứng mà BIDV muốn truyền tải đến cán bộ Ngân hàng, các cổ đông, khách hàng cũng như cộng đồng.” (https://www.bidv.com.vn)

Câu khẩu hiệu slogan của BIDV là: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện đại từ​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)