Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 35 - 37)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước các nghiên cứu của cá nhân tổ chức về NSNN nói chung và quản lý NSNN địa phương trên địa bàn huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ nói riêng… Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và một số địa phương các chính sách của tỉnh đối với quản lý NSNN và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh huyện Cẩm Khê cung cấp

Các tài liệu số liệu liên quan đến đề tài thu thập từ Báo cáo của UBND huyện Cẩm Khê về quyết toán thu chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện qua các năm 2016 - 2018. Ngoài ra tác giả còn thu thập thông tin số liệu qua niên giám thống kê

các ấn phẩm các tài liệu báo cáo của các Cơ quan Tài chính - Kế hoạch thu thập qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Phú Thọ và website của Chính phủ Bộ Tài chính các ngành khác có liên quan.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý quản lý NSX trên địa bàn huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ đề tài sử dụng sơ cấp được thu thập thông qua điều tra bằng bẳng bảng hỏi. Quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện bao gồm các bước:

a. Xác dịnh mục đích và đối tượng điều tra:

Mục đích điều tra dữ liệu sơ cấp gồm:

(1) Lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về các nội dung trong công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Cẩm Khê.

(2) Lấy ý kiến đánh giá của cán bộ nhân viên tài chính về tình hình quản lý NSX trên địa bàn huyện Cẩm Khê.

Tương ứng với mục đích điều tra thì đối tượng điều tra bao gồm hai nhóm đối tượng:

(1) Chủ tịch huyện chủ tịch UBND của 31 xã trên địa bàn huyện Cẩm Khê (2) Các cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch huyện và cán bộ kế toán NSX của 31 xã trên địa bàn huyện Cẩm Khê.

b. Xác đinh nội dung điều tra

Phiếu điều tra bao gồm hai phần chính: Phần I nêu các thông tin chung về người được điều tra; phần II là đánh giá của cán bộ quản lý cán bộ kế toán về các nội dung liên quan đến công tác quản lý NSX bao gồm công tác lập dự toán chấp hành dự toán quyết toán và kiểm tra giám sát.

c. Xác định số lượng phiếu điều tra:

Tổng số phiếu điều tra là 101 phiếu. Trong đó đối với cấp Huyện tác giả tiến hành phỏng vấn chủ tịch Huyện đại diện cho đội ngũ lãnh đạo và toàn bộ 07 cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tổng số phiếu là 08 phiếu. Đối với cấp xã tác giả tiến hành phỏng vấn ban tài chính của 31 xã. Theo cơ cấu tổ chức ban tài chính của mỗi xã có 01 chủ tịch xã 01 cán bộ kế toán và 01 cán bộ thủ quỹ thực hiện nội dung quản lý ngân sách. Như vậy số phiếu cho ban tài chính của 31 xã là 93 phiếu. Vì tổng thể không lớn nên tác giả tiến hành điều tra toàn bộ tổng thể.

d. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu

Cuộc điều tra diễn ra từ tháng 03/2019 – 04/2019. Các đối tượng điều tra được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Trong bảng hỏi tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ: Rất hài lòng(5); Hài lòng (4); Không ý kiến (3); Không hài lòng (2); Rất không hài lòng (1).

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) /n = (5-1)/5=0.8 Ý nghĩa của mức điểm trung bình như sau:

Mức

điểm Ý kiến

Trung bình

khoảng cách Ý nghĩa

1 Rất không đồng ý 1.00 – 1.80 Nội dung được quản lý kém 2 Không đồng ý 1.81 – 2.60 Nội dung được quản lý yếu

3 Phân vân 2.61 – 3.40 Nội dung được quản lý đạt ở mức trung bình

4 Đồng ý 3.41 – 4.20 Nội dung được quản lý đạt ở mức khá 5 Rất không đồng ý 4.21 – 5.00 Nội dung được quản lý đạt ở mức tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)