Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 111 - 112)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Yếu tố khách quan

*Cơ chế quản lý tài chính

Nghiên cứu việc thực hiện chính sách về quản lý ngân sách cấp xã ở huyện Cẩm Khê cho thấy các cấp quản lý ở các xã trên địa bàn huyện đã thực hiện cơ bản tốt các quy định của pháp luật trong quản lý NSNN. Thực đúng quy định của Luật Ngân sách Luật Quản lý Thuế và các quy định khác của Nhà nước của tỉnh Phú Thọ và huyện Cẩm Khê trong phân cấp quản lý NSNN về phạm vi đối tượng thu chi của các cấp chính quyền; quy định việc phân công phân cấp nhiệm vụ chi quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình nội dung lập chấp hành và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ thẩm quyền của các phòng ban chức năng UBND các cấp trong quá trình quản lý thu chi ngân sách sử dụng quỹ ngân sách. Chấp hành các quy định tài chính về những nguyên tắc chế độ định mức chi tiêu. Huyện Cẩm Khê đã kịp thời ban hành các quy định liên quan đến thu chi NSNN của địa phương phù hợp với luật pháp và các quy định của cấp trên phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đối với các cơ quan địa phương có sử dụng NSNN cũng phải xây dựng các quy định cụ thể về thu chi NSNN nói riêng và các nguồn thu khoản chi khác nói chung theo phân cấp. Các văn bản đó có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan địa phương trong quá trình quản lý thu chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách xã trên địa bàn huyện.

* Điều kiện kinh tế xã hội: NSNN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội do vậy nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng cụ thể:

+ Về kinh tế:

Việc quản lý thu chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả mà nó còn đòi hỏi các chính sách chế độ định mức kinh tế - tài chính mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập mức sống của người dân. Do đó ở nước ta cũng như các nước trên thế giới người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này trong quá trình quản lý hoạch định chính sách thu chi NSNN.

Thực tế cho thấy khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.

Tại huyện Cẩm Khê tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế ngày một bền vững trong 3 năm đạt mức 1135% thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.000 USD năm 2016 lên 1.250 USD năm 2018; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

+Về xã hội:

Nhìn chung tình hình xã hội của huyện Cẩm Khê khá ổn định. Công tác giáo dục đào tạo được quan tâm và đầu tư. Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi bậc tiểu học phổ cập giáo dục trung học cơ sở phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi công tác y tế được đảm bảo với 100% số xã có trạm y tế và cơ sở vật chất y tế được đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)