Tăng cường chất lượng công tác lập dự toán ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 125 - 127)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Tăng cường chất lượng công tác lập dự toán ngân sách xã

Xét trong quy trình ngân sách thì lập dự toán được coi là khâu mở đầu có tầm quan trọng đặc biệt và đây là công việc bắt buộc phải thực hiện không thể thiếu trong công tác quản lý NS nói chung và quản lý NSX nói riêng. Khâu lập dự toán NSX ở huyện Cẩm Khê vẫn còn nhiều hạn chế vì vậy để nâng cao công tác lập dự toán các xã cần quan tâm đến các vấn đề sau:

- Các xã phải đánh giá đúng tiềm năng của địa phương mình bám sát vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh huyện xã đề ra các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã mình trước thời gian xây dựng dự toán để đảm bảo dự toán sát với thực tế tránh tình trạng lập quá thấp hoặc quá cao so với thực tế. Ngoài ra khi lập dự toán các xã cần tính đến các chính sách thay đổi của Nhà nước có tác động trong năm kế hoạch dựa vào tình hình thực hiện dự toán của năm trước.

- Từ thực trạng quản lý NSX ở huyện Cẩm Khê ta thấy hàng năm hầu hết các khoản chi NSX đều vượt dự toán được duyệt đây là tồn tại tại cần quan tâm giải quyết. Vì vậy khi lập dự toán các xã luôn phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã tính đến hiệu quả phân bổ nguồn lực tính đến cơ cấu chi để bố trí nhu cầu chi hợp lý đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã. Dự toán chi NSX phải đảm bảo nguyên tắc tổng chi không được vượt quá tổng thu NSX. Đối với chi đầu tư phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch chương trình dự án đầu tư đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền và nằm trong kế hoạch đầu tư đã được HĐND quyết định. Ưu điểm bố trí đủ vốn phù hợp

với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình dự án. Dự án chi thường xuyên phải căn cứ vào nguồn thu thường xuyên và tuân thủ theo các chế độ tiêu chuẩn định mức chi cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Để đảm bảo chất lượng thời gian lập dự toán chính quyền cấp trên phải có biện pháp xử lý kỷ luật rõ ràng quy định văn bản đối với các trường hợp vi phạm trong lập dự toán như: lập dự toán quá xa so với thực tế lập dự toán thời gian quá chậm so với quy định.

- Để tránh sai sót trong khâu lập dự toán Phòng Tài chính - Kế hoạch cần thẩm định lại dự toán trước khi HĐND xét duyệt thời gian các kỳ họp HĐND phải quy định sát với thời gian giao dự toán của các cấp ngân sách.

- Dự toán ngân sách cần được thảo luận công khai dân chủ rộng rãi mới bao quát hết nguồn thu nhiệm vụ chi mọi người mới hiểu biết và thông cảm với khả năng ngân sách của địa phương từ đó chủ động nâng cao trách nhiệm trong việc thu ngân sách cũng như sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các khoản chi ngân sách. Dự toán được lập chi tiết cụ thể là thước đo công tác điều hành và quyết toán ngân sách thuận tiện trong việc kiểm tra công tác điều hành và quyết toán ngân sách.

- Khắc phục tính lồng ghép trong hệ thống NSNN: Hệ thống NSNN hiện nay bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong đó ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND (ngân sách tỉnh ngân sách huyện ngân sách xã). Ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Quy định lồng ghép của hệ thống NSNN cơ bản đảm bảo tính thống nhất và tính tuân thủ của các cấp ngân sách. Tuy nhiên cũng do tính lồng ghép này mà quy trình ngân sách khá phức tạp thời gian xây dựng dự toán và quyết toán ngân sách dài trong khi thời gian cho mỗi cấp ngân sách lại hạn chế trách nhiệm của từng cấp không rõ ràng không thực sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới. Nhiều khi địa phương quyết định không đúng với chỉ tiêu giao của ngân sách cấp trên như chi đầu tư phát triển kinh tế chi sự nghiệp giáo dục đào tạo...

Nhận thấy rõ lợi ích như vậy song trong điều kiện hiện hiện nay thì chưa thể thực hiện ngay được mô hình không lồng ghép các cấp ngân sách do việc phân cấp kinh tế xã hội giữa các cấp chính quyền ở địa phương vẫn chưa thống nhất đặc biệt

huyện phường theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) theo đó sẽ không có ngân sách ở một số quận huyện phường và sẽ rất phức tạp khi thiết kế nguồn thu nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương. Chính vì thế Nhà nước cần phải có một bước chuyển tiếp hoặc sửa đổi một số nội dung của Luật NSNN cho sát với thực tế như trong quá trình giao dự toán HĐND không quyết định mức chi cụ thể cho lĩnh vực giáo dục đào tạo. Có như vậy mới tạo quyền chủ động hơn cho chính quyền địa phương trong việc phê chuẩn dự toán quyết toán ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện cẩm khê tỉnh phú thọ (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)