5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra
Xây dựng bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh là một mục tiêu cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để đảm bảo Nhà nước ta thực sự là Nhà nước “của dân do dân vì dân”. Để đạt được điều đó thì công tác thanh tra kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên liên tục và ở mọi cấp đặc biệt là cấp xã cấp cơ sở nơi trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với dân.
Công tác thanh tra kiểm tra quản lý NSX cần có sự phối hợp chặt chẽ, xử lý sai phạm triệt để, phải tiến hành thường xuyên và phải xây dựng quy chế kiểm soát có hiệu quả nhằm kịp thời phát hiện uốn nắn những sai sót xử lí các sai phạm. Thanh tra công tác điều hành quản lý NSX thanh tra trình tự lập thủ tục thời hạn phê duyệt và thông báo dự toán NSX. Thanh tra các khoản thu chi NSX xem đã đúng chế độ tiêu chuẩn định mức quy định không.
Đối với công tác kiểm tra Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có chương trình kiểm tra thường xuyên đối với các xã kịp thời phát hiện chấn chỉnh các xã trong quá trình điều hành thu chi NSX. Đôn đốc thực hiện các kiến nghị của thanh tra để đảm bảo hiệu lực hiệu quả công tác kiểm tra thanh tra tài chính.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài “Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ” tác giả đã làm rõ và khắc hoạ những nét nổi bật như sau:
- Khái quát về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý thu chi ngân sách xã của huyện Cẩm Khê. Đây không những là yêu cầu của thực tiễn của vấn đề đang đòi hỏi mà còn là mục tiêu động lực để thúc đẩy huyện Cẩm Khê phát triển toàn diện và ngày càng có hiệu quả cao hơn.
- Thực tiễn quản lý NSNN cấp xã trên địa bàn huyện đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời đòi hỏi các ngành chức năng đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới toàn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn. Qua phân tích luận giải các mặt mạnh mặt yếu về công tác quản lý thu chi ngân sách ở trên địa bàn và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh trên điạ bàn huyện.
- Thông qua thực hiện quản lý thu chi ngân sách trên địa bàn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế giải phóng khả năng sản xuất góp phần thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất tăng cường hạch toán kinh doanh tăng năng suất hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế tăng tích luỹ. Thực hiện tốt công tác quản lý thu chi ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh khai thác các nguồn lực trên địa bàn huyện Cẩm Khê có hiệu quả tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý chi ngân sách để giúp cho huyện thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người nghèo rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Để thực hiện các biện pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hợp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh chỉ đạo của HĐND UBND huyện các cấp các ngành chức năng các tổ chức chính trị- xã hội từ cấp huyện cho đến xã thị trấn cần phải quan tâm đúng mức công
tác này coi công tác này là trách nhiệm nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không chỉ riêng các cơ quan tài chính thuế.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Huyện ủy HĐND UBND huyện
- Huyện ủy HĐND UBND huyện cần tăng cường kiểm tra giám sát đối với công tác quản lý ngân sách trên địa bàn.
- Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn tạo đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển tạo điều kiện cho mở rộng nguồn thu của ngân sách xã. Thông qua những biện pháp như hỗ trợ lãi xuất tiền vay cho những tập thể cá nhân sản xuất mang tính tập trung quy mô lớn; hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng để thu hút những doanh nghiệp đầu tư có quy mô lớn vào huyện Cẩm Khê; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để kích thích sản xuất...
- Có cơ chế hỗ trợ các xã khó khăn đầu tư kết cấu hạ tầng các công trình phúc lợi của xã để thu dần khoảng cách giầu nghèo tạo công bằng xã hội. Đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Chính phủ và chương trình cụ thể của tỉnh thì còn nhiều bất cập đối với các xã khó khăn như dân cư thưa thớt lại có thu nhập thấp hơn nhiều so với các vùng thuận lợi dẫn đến khả năng xã hội hóa thấp mặt khác số km đường kênh mương phải kiên cố hóa nhiều nếu không có cơ chế đặc thù thì không thể thực hiện được mục tiêu đặt ra...
- Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý tài chính cập nhật kiến thức mới thường xuyên trong quá trình công tác; trang bị phương tiện phục vụ công tác quản lý chuyên môn đáp yêu cầu đổi mới trong tình hình hiện nay.
2.2. Đối với Đảng ủy HĐND UBND các xã
- Đảng ủy các xã thị trấn cần tăng cường nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý NSX đặc biệt là khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu.
- HĐND các xã cần nâng cao chất lượng việc giám sát đối với UBND các xã trong việc lập chấp hành dự toán quyết toán NSX.
- UBND xã cần nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSX dự toán lập phải sát với tình hình thực tế của địa phương; theo đúng quy trình của Luật NSNN.
- Tăng cường công tác quản lý thu NSX thực hiện thu đúng thu đủ và kịp thời vào NSNN. Tiếp tục phát huy và thực hiện chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn tập trung cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của địa phương quản lý chặt chẽ nguồn thu này. Huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho các công trình phúc lợi của địa phương.
- Quản lý chi ngân sách phải được thực hiện theo đúng dự toán được duyệt thực hành tiết kiệm chống lãng phí chi đúng nội dung đúng mục đích đảm bảo đúng định mức chính sách chế độ thực hiện quyết toán theo mục lục NSNN hiện hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/QĐ-CP của chính phủ Nhà xuất bản Tài chính tháng 07 năm 2003.
2. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành “Qui chế về tự kiểm tra tài chính kế toán tại các cơ quan đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước”.
3. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước.
4. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/03/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán Ngân sách và các tổ chức được Ngân sách nhà nước hỗ trợ.
5. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã phường thị trấn.
6. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước Nhà xuất bản Tài chính tháng 07 năm 2003.
7. Chính phủ (2003), Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/06/2003 ban hành quy chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương.
8. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 39/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị quyết 185/2004/NĐ-CP.
9. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật ngân sách Nhà nước.
10. GS.TS.Vũ Văn Hóa TS.Lê Xuân Nghĩa, Một số vấn đề cơ bản về tài Chính - Tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2006 -2010 Đề tài cấp Nhà nước. MS : ĐTĐL - 2005/25G Bộ KH & CN.
11. GS.TS.Vũ Văn Hóa, TS.Lê Văn Hưng (2010), Giáo trình Tài Chính Quốc Tế Đại Học KD & CN Hà Nội.
12. GS.TS.Vũ Văn Hóa, TS.Lê Văn Hưng & TS.Vũ Quốc Dũng (2011), Giáo trình “Lý thuyết Tiền Tệ và Tài Chính” - ĐH Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội.
13. Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2018
14. Từ Thị Khuyên (2010), Nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện quản lý Ngân sách cấp huyện Vân Đồn Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Đại học Mỏ - Địa chất.
15. Huỳnh Thị Cẩm Liên (2011), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ, Luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng.
16. Quốc hội (2003), Luật ngân sách Nhà nước năm 2002, Nhà xuất bản Tài chính tháng 07 năm 2003.
17. Quốc Hội (2015), Luật ngân sách nhà nước.
18. UBND Huyện Cẩm Khê, Báo cáo kinh tế xã hội huyện Cẩm Khê trình tại các kỳ họp HĐND hàng năm từ 2013 - 2015.
19. UBND Huyện Cẩm Khê, Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách 6 tháng và ước thực hiện Ngân sách năm 2016.
20. UBND Huyện Quế Võ, Các tập quyết toán thu chi huyện Quế Võ từ 2013 - 2015.
21. UBND Huyện Cẩm Khê, Tập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Cẩm Khê 2010 - 2020.
22. UBND huyện Cẩm Khê, Báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước huyện Cẩm Khê năm 2016,2017, 2018.
23. UBND huyện Cẩm Khê, Báo báo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Cẩm Khê các năm 2016,2017, 2018.
24. Lê Hoàng Thắng (2013), Phân cấp Quản lý Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Học viện Hành chính.
25. Thủ tướng Chính phủ (2006) Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ công chức viên chức nhà nước.
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT
Những thông tin này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ”. Tôi xin cam kết các thông tin cá nhâ của Quý vị sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và không cung cấp cho bất kỳ ai. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn!
I. Thông tin cá nhân
1. Họ và tên: ……… 2. Cơ quan công tác: ………... 3. Chức vụ:………...
II. Thông tin phỏng vấn
Ông (bà) hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5 trong đó: “ Rất đồng ý (5); Đồng ý (4); Không ý kiến (3); Không đồng ý (2); Rất không đồng ý (1)”
1. Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước
STT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa
chọn phù hợp nhất
1 Công tác lập dự toán được thực hiện đúng kế hoạch 1 2 3 4 5 2 Công tác lập dự toán được thực hiện đúng thẩm
quyền quy định
1 2 3 4 5
3 Công tác lập dự toán có căn cứ thực tế chủ động 1 2 3 4 5 4 Dự toán ngân sách được thảo luận công khai dân chủ 1 2 3 4 5 5 Lập dự toán bám sát các mục tiêu phát triển KT - XH 1 2 3 4 5
2. Công tác chấp hành ngân sách nhà nước
STT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa
chọn phù hợp nhất
1 Các đơn vị triển khai thực hiện đúng theo dự toán 1 2 3 4 5 2 Công tác quản lý thu NSX được khai thác tối đa 1 2 3 4 5 3 Công tác quản lý chi NSX được kiểm soát đầy đủ 1 2 3 4 5
chặt chẽ hợp lý
4 Đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán tài chính xã có am hiểu tốt về chuyên môn
1 2 3 4 5
5 Lãnh đạo luôn quan tâm chỉ đạo sát sao công tác chấp hành NSNN
1 2 3 4 5
6 Phần mềm quản lý dễ sử dụng và mang lại hiệu quả 1 2 3 4 5
3. Công tác quyết toán ngân sách nhà nước
STT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa
chọn phù hợp nhất
1 Huyện thực hiện nghiêm công tác quyết toán hàng năm
1 2 3 4 5
2 Quyết toán NSX được thực hiện theo đúng quy trình về quyết toán NSNN
1 2 3 4 5
3 Trong công tác quyết toán việc tiến hành lập các loại biểu mẫu quyết toán thực hiện nộp đúng thời gian quy định
1 2 3 4 5
4 Các xã thị trấn thực hiện đối chiếu công nợ kiểm kê quỹ tiền mặt…đầy đủ
1 2 3 4 5
5 Công tác quyết toán NSNN được thực hiện nhanh gọn
1 2 3 4 5
4. Công tác thanh tra kiểm tra quản lý ngân sách nhà nước
STT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa
chọn phù hợp nhất
1 Các đơn vị thường xuyên thực hiện tự kiểm tra công tác QLNS
1 2 3 4 5
2 Huyện thường tổ chức đoàn thanh tra kiểm tra trước khi thực hiện dự toán
1 2 3 4 5
3 Trong quá trình thực hiện thực hiện dự toán huyện thường xuyên kiểm tra giám sát
sai phạm có được xử lý kịp thời
5. Theo Ông (bà) thì giải pháp nào cần thiết để tăng cường quản lý ngân sách nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ?
……… ……… ……… ….……… ……… ……… ……… ……… ……… ….……… ……… ………
Xin chân thành cảm ơn ông (bà)!
Ngày ……tháng……năm 2019
Điều tra viên