địa bàn cấp huyện thị
1.2.4.1 Nhân tố pháp luật
Một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể sẽ làm cho công tác quản lý minh bạch, đạt được hiệu quả cao và thuân lợi trong công tác quản lý. Vì vậy khi các cơ quan quản lý tuân thủ pháp luật, làm đúng pháp luật sẽ không gặp những vướng mắc trở ngại nào nếu như các loại văn bản pháp luật đó mang tính đồng bộ, khoa học và cụ thể.
Pháp luật là tiền đề để nhà nước thực hiện được vai trò người điều hành của mình đối với nền kinh tế thị trường. Pháp luật còn là công cụ quản lý để nhà nước tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh, trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, pháp luật còn xác lập, củng cố và hoàn thiện những cơ sở pháp lý của nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai nhằm phát huy cao nhất hiệu lực của cơ quan quản lý.
Pháp luật phải xác định rõ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động cũng như thẩm quyền của Nhà nước.. Từ những phân tích trên ta có thể thấy nhân
tố pháp luật có tác động rất lớn đến công tác quản lý nhà nước về đất đai. Nó có thể làm nâng cao hiệu hoặc làm giảm hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về đất đai. Chính vì thế việc luôn kiện toàn hệ thống pháp luật, cập nhật theo quy luật phát triển kinh thị trường là vấn đề cấp bách hiện nay.
1.2.4.2 Nhân tố xã hội.
Một chính sách quản lý đúng đắn phải dựa trên nền tảng mỗi quan hệ trong xã hội. Các yếu tố xã hội như tao ra việc làm, chính sách xoá đói giảm nghèo, chăm sóc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhân dân, những ưu đãi đối với người có công với cách mạng, văn hoá xã hội , y tế công đồng, hòa hợp dân tộc … cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Các hoạt động của con người luôn tồn tại song song với việc phát triển kinh tế xã hội. Các yếu tố xã hội là một phạm trù tương đối rộng, do đó để hiểu sâu và làm sáng tỏ được sự ảnh hưởng của yếu tố này tới công tác quản lý nhà nước về đất đai ta có thể nghiên cứu một thêm ảnh hưởng của yếu tố văn hóa.
Mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ tạo nên cách sống khác nhau của mỗi cộng đồng, nó sẽ quyết định cách thức, thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu được thoả mãn và cách thoả mãn nhu cầu của con người sống trong nền văn hóa đó.
1.2.4.3 Nhân tố kinh tế.
Một nền kinh tế phát triển sẽ là động lực mạnh mẽ cho phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ nâng cáo năng lực sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất và phân công vị trí việc làm trong lao động xã hội… giúp cho công tác quản lý được thuận lợi hơn, giảm bớt được những khó khăn phức tạp trong quản lý. Việc nên kinh tế Việt Nam chuyển đổi cơ cấu từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế hỗ hợp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước tác động rất lớn đến quản lý sử dụng đất.
Việt nam từ khi chưa tiến hành công cuộc đổi mới thì đời sống người dân đều sống dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính với việc trồng lúa, hoa
màu… còn các ngành như công nghiệp - dịch vụ – thương mại thì vẫn còn chưa phát triển. Từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang phát triển công nghiệp. Đổi mới nền kinh tế, mở cửa nền kinh tế với thế giới, cơ cấu nền kinh tế đã chuyển đổi theo hướng dịch vụ – công nghiệp- thương mại- nông nghiệp.
Một phần rất lớn đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng cho phát triển công nghiệp hóa như hình thành các khu, cụm công nghiệp, xây dựng các nhà máy, làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm đi và nó tác động tới an ninh lương thực. Chính vì vậy vần thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, thiếu liên kết sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, dựa vào doanh nghiệp và các mô hình trang trại, hoạt động theo cơ chế thị trường; Ưu tiên tập trung ruộng đất theo hình thức gia trại, trang trại, lấy đây làm lực lượng nòng cốt để tổ chức hệ thống hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã; Miễn tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất nông nghiệp. Quá trình đổi mới kinh tế làm cho vấn đề sử dụng đất cho tất cả các ngành kinh tế là rất lớn, đất đai có nhiều biến động vì vậy không thể áp dụng mô hình quản lý cũ được. Từ những phân tích, đánh giá ở trên có thể thấy yếu tố kinh tế là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến quản lý sử dụng đất, đến giá trị của đất nhất là trong sự phát triển kinh tế với nhịp độ cao như hiện nay.
1.2.4.4 Nhân tố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thì công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch luôn là vấn đề cốt lõi trong quản lý nhà nước về đất đai. Những hạn chế trong công tác lập quy hoạch đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai ở các địa phương. Một trong nhưng ảnh hưởng trực tiếp đó là công tác giải phóng mặt bằng khi xây dựng các dự án và tái định cư cho người dân khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Quy
hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng và chất lượng, vị trí, không gian... cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nó đảm bảo cho việc sử đụng đất đai đạt hiệu quả cao nhất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất. Quy hoạch đất đai bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch hoá đất đai. Bởi vì, kế hoạch hoá đất đai chính là việc xác định các biện pháp, các thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch. Nhiều khi nói quy hoạch hoá đất đai tức là đã bao hàm cả kế hoạch hoá đất đai. Quy hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất được gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Trong quá trình lập quy hoạch sử đụng đất chi tiết, cơ quan tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Kế hoạch sử dụng đất của xã, phường, thị trấn được lập chi tiết gắn với thửa đất được gọi là kế hoạch sử dụng đất chi tiết. Quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất đai. Đối với Nhà nước, nó đảm bảo việc sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đạt các mục đích nhất định và phù hợp với các quy định của Nhà nước. Đồng thời, giúp cho Nhà nước theo dõi, giám sát được quá trình sử dụng đất. Quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai là công việc của tất cả các cơ quan quản lý đất đai và các tổ chức, cá nhân sử dụng đất của Nhà nước. Pháp luật điều chỉnh hoạt động quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai ở chỗ: quy định trách nhiệm của mỗi cơ quan, mỗi ngành, mỗi đơn vị trong xây dựng quy hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất, đồng thời bảo đảm cho các quy hoạch và kế hoạch đó có hiệu lực trong thực tế. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp cơ sở khoa học kỹ thuật, khoa hoc để phân chia đất đai theo loại sử dụng nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các Phương pháp thu nhập thông tin
Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: nguồn thông tin thứ cấp bao gồm nguồn bên trong và nguồn bên ngoài, nguồn thông tin này phải thỏa mãn các điều kiện như: thông tin phù hợp hoặc có thể làm cho thích hợp vấn đề nghiên cứu; thông tin được thu thập một cách đáng tin cậy và được báo cáo chính xác; thông tin được thu thập và báo cáo thông qua các phương pháp khoa học có mục đích rõ ràng, là những thông tin không phải một ý kiến hay quan điểm nào đó.
• Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: thông tin có thể thu thập qua các nghiên cứu quan sát, điều tra và thử nghiệm. Trong đó, điều tra được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như phỏng vấn trực tiếp, điều tra qua bưu điện, qua điện thoại... Điều tra trực tiếp (hay phỏng vấn) là cách thu thập thông tin đảm bảo nhất về số lượng và chất lượng. Công cụ để điều tra là phiếu hỏi, đây là công cụ nghiên cứu phổ biến nhất. Nó gồm hàng loạt câu hỏi mà người được hỏi cần phải trả lời, câu hỏi được đặt ra theo nhiều phương thức và lấy mẫu thực nghiệm trước loại bỏ những sai sót trước khi phát hành rộng rãi. Khi tiến hành điều tra cần xây dựng kế hoạch chọn mẫu một tập hợp con của tổng thể. Mẫu là đoạn dân cư tiêu biểu cho toàn bộ dân cư nói chung, được thực hiện thông qua 3 quyết định: Hỏi ai? Số lượng? Sau đó là các bước xử lý dữ liệu, phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả.
2.2 Các Phương pháp xử lý dữ liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Tiến hành xử lý số liệu nhằm loại bỏ những số liệu sai, kém chính xác, tổng hợp số liệu thành các bảng biểu bằng phần mềm. Áp dụng các phương pháp phân tích tương quan để đưa ra mối tương
quan giữa công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện,thị xã với các yếu tố khác. Dữ liệu thứ cấp có thể được sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, có xử lý đơn giản để so sánh hoặc đánh giá
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp có được từ công tác điều tra, khảo sát bằng các phiếu hỏi, phỏng vấn sẽ được tập hợp và xử lý bằng phần mềm Excel, hoặc bằng phương pháp thống kê.Đối với dữ liệu thứ cấp thì có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, ví dụ phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp này được sử dụng để thẩm định, giải quyết những vấn đề còn tranh cãi, những quan điểm có thể mâu thuẫn giữa những người được phỏng vấn.
2.2.1 Phương pháp logic – lịch sử
Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra. Nhiệm vụ của phương pháp này là thông qua các nguồn dữ liệu sẵn có để nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời và phát triển vận động của chúng.
Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động.
2.2.2 Phương pháp Thống kê – mô tả
Thống kê mô tả giúp mô tả giúp chúng ta hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu. Loại thống kê mô tả phổ biến nhất là các thông số xu hướng tập trung gồm: giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, các thông số này được sử dụng ở hầu hết các cấp độ toán học và thống kê.
Giá trị trung bình được tính bằng cách cộng tất cả các số liệu trong tập dữ liệu sau đó chia cho số lượng dữ liệu trong tập. Yếu vị của tập dữ liệu là giá trị xuất hiện thường xuyên nhất và trung vị là số nằm ở giữa tập dữ liệu.
Ngoài ra, có những thông số thống kê mô tả ít phổ biến hơn nhưng vẫn rất quan trọng. Thống kê mô tả được sử dụng để cung cấp những thông tin định lượng phức tạp của một bộ dữ liệu lớn thành các mô tả đơn giản.
Tất cả các số liệu thống kê mô tả là các thông số đo lường xu hướng tập trung hoặc là các thông số đo lường biến động, hay còn được gọi là các thông số đo lường sự phân tán của dữ liệu. Các thông số đo lường xu hướng tập trung xác định giá trị trung bình hoặc giá trị nằm ở giữa của các tập dữ liệu. Trong khi đó, các thông số đo lường biến động tập trung vào sự phân tán dữ liệu. Cả hai loại thông số này đều có thể sử dụng biểu đồ, bảng hay thảo luận tổng quan để giúp hiểu được tính chất của dữ liệu đang được phân tích. Các thông số đo lường xu hướng tập trung mô tả vị trí trung tâm của phân phối tập dữ liệu. Để phân tích tần số của từng điểm dữ liệu trong phân phối và mô tả nó nhà phân tích sử dụng giá trị trung bình, trung vị hoặc yếu vị để đo các giá trị xuất hiện nhiều nhất của tập dữ liệu được phân tích. Các thông số đo lường biến động, hay các biện pháp đo lường sự phân tán, hỗ trợ việc phân tích mức độ lan truyền trong phân phối của một tập dữ liệu.
2.2.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được dùng để phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả nghiên cứu nhằm nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong nội tại, đó chính là những căn cứ xây dựng các phương án, giải pháp. Do đó, ta không thể tách rời việc phân tích và tổng hợp khỏi nhau, hoặc coi nhẹ phương pháp kia và ngược lại. Triết học mác-xít xem sự thống nhất hữu cơ của phân tích và tổng hợp là điều kiện tất yếu của sự trừu tượng hóa và khái quát hóa. Phân tích nhưng quy định của pháp luật với thực tiễn thực hiện tại địa phương, nhằm đánh giá quá trình thực hiện chính sách pháp luật đất đai của địa phương, phát hiện những mặt tích cực và những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐẤT ĐAI TẠI ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH.
3.1. Khái quát chung về thị xã Từ Sơn
Thị xã Từ Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 14 km về phía Tây Nam, cách thủ đô Hà Nội 15 km về phía Đông Bắc, với dân số 186.266 người năm 2018, mật độ dân số 3.038 người/km² gồm 5 xã ( Tam Sơn, Hương Mạc, Tương Giang, Phù Khê, Phù Chẩn) và 7 phường ( Đông Ngàn, Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Châu Khê, Tân Hồng, Đình Bảng).
Có vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp với huyện Yên Phong;
+ Phía Nam giáp với huyện Gia Lâm - Tp.Hà Nội; + Phía Đông giáp với huyện Tiên Du;
+ Phía Tây giáp với huyện Đông Anh - Tp.Hà Nội.
Thị xã Từ Sơn là thị xã nằm giữa Hà Nội và thành phố Bắc Ninh và cũng là một trong hai trung tâm của trấn Kinh Bắc xưa, có diện tích là 61,33 km².
Với vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Từ Sơn trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đô thị, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá.
Về Tình hình kinh tế xã hội, trong các năm gần đây, thị xã Từ Sơn có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,5%, tăng trưởng dân số 2,6%, tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2018 đạt 4.143 tỷ đồng, cân đối dư, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 110,21 triệu đồng/người/năm, gấp 2,06 lần so