lập trong nước và bài học kinh nghiệm
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhân lực giảng viên ở một số trường Đại học công lập
* Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Ngày 04/04/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/CP, theo đó thành lập trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng trên cơ
sở tổ chức và sắp xếp lại các đơn vị: Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam - Đà Nẵng, cở sở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng, bộ môn cơ bản của trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bộ môn văn hóa của Trường Công nhân kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi (Các trường cao đẳng tiền thân của trường đã có bề dầy đạo tạo hơn 40 năm).
Lúc này, Trường Đại học Sư phạm là một trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các cấp, đào tạo cử nhân khoa học và đào tạo sau đại học; giảng dạy các bộ môn khoa học cơ bản cho các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng. Đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và triển khai công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên.
Hiện nay, đội ngũ giảng viên của Trường có, trong đó có 14 Giáo sư, Phó Giáo sư 84 Tiến sĩ, 192 Thạc sĩ và 69 Giảng viên chính. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Nhà trường cũng đa dạng hóa và mở rộng loại hình đào tạo. Bên cạnh đào tạo Đại học bậc chính quy với 29 ngành, Nhà trường cũng mở rộng đào tạo sau đại học với tổng cộng 16 ngành Cao học và 03 ngành Nghiên cứu sinh. Đào tạo hệ vừa làm vừa học cũng như đào tạo lưu học sinh nước ngoài cũng được đặc biệt quan tâm. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cũng có những bước tiến mới.
Thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đào tạo giáo viên là nòng cốt; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân vân; phục vụ cho sự phát triển đất nước, trọng tâm là khi vực miền Trung – Tây Nguyên, qua hơn 40 năm xây dựng, phát triển và hơn 20 năm là thành viên của Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm đã đào
tạo được hàng trăm thạc sĩ và tiến sĩ, hơn 20.000 cử nhân sư phạm và cử nhân khoa học, hơn 14.000 cử nhân cao đẳng sư phạm, 17.500 trung cấp sư phạm tiểu học và mầm non. Chuẩn hoá gần 18.000 giáo viên các cấp, đào tạo gần 5.000 cán bộ quản lý giáo dục.
Để có được những kết quả như trên, từ khi thành lập đến nay, trường luôn có những chính sách đúng đắn, quan tâm đến việc xây dựng môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ tốt đối với đội ngũ giảng viên trong trường, cụ thể: Nhà trường đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy học cần thiết và tài liệu chuyên môn phục vụ giảng dạy. Nhà trường luôn đảm bảo thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đãi ngộ, quyền lợi vật chất của giảng viên (chế độ thanh toán vượt giờ, hỗ trợ kinh phí thực hiện các đề tài NCKH, chế độ viết sách, biên soạn giáo trình...). Không chỉ có vật chất, lợi ích tinh thần của giảng viên cũng được nhà trường quan tâm kịp thời. Ngoài ra, nhà trường còn tích cực xây dựng môi trường làm việc công bằng, dân chủ, đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau giữa cán bộ, giảng viên trong trường đồng thời tạo điều kiện cho ĐNGV được mở rộng quan hệ, giao lưu học hỏi với các trường khác trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.
* Kinh nghiệm quản lý nhân lực tại trường Đại học An Giang
Ngày 30/12/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 241/1999/QĐ-TTG về việc thành lập trường Đại học An Giang trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm An Giang. Thực hiện sứ mệnh là “Trung tâm đào tạo nhân lực đa ngành, đa trình độ, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng dân cư tỉnh An Giang và vùng Đồng bằng Sông Cửu long; nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của cả nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.
trong đó có 129 cán bộ quản lý, 490 giảng viên (trong đó có 109 giảng viên kiêm cán bộ quản lý), 197 chuyên viên và nhân viên phục vụ; 83,7 % giảng viên có trình độ sau đại học.
Thời gian qua, trường thực hiện chính sách phát huy và khuyến khích giảng viên tích cực tham gia hoạt động NCKH và tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp liên quan đến chuyên môn đào tạo. Hàng năm, Trường thực hiện việc phổ biến kế hoạch nghiên cứu khoa học cho từng Khoa, Bộ môn với nhiều chủ đề khác nhau, đồng thời khuyến khích các giảng viên chủ động tìm tòi nghiên cứu các vấn đề mới, có tính ứng dụng cao. Bên cạnh đó Trường còn tạo điều kiện cho giảng viên tham quan, tìm hiểu thực tế tại nhiều doanh nghiệp khác nhau trên địa bàn. Thông qua các chuyến khảo sát thực tế như vậy đã có rất nhiều đề tài đã được thực hiện thông qua việc hợp tác giữa giảng viên trong trường với cán bộ, công nhân viên của các doanh nghiệp trên địa bàn, điều này đã khiến các đề tài có tính thực tiễn, mang tính ứng dụng cao.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn Hữu nghị Việt - Hàn
Qua kinh nghiệm QLNL ĐNGV của các trường Đại học công lập đã nêu, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn như sau:
Thứ nhất, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nhân lực giảng viên đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Có thể thấy rằng, dù mỗi trường có những chức năng, nhiệm vụ, tầm nhìn khác nhau nhưng tất cả các trường đều cho rằng nhân lực, đặc biệt là ĐNGV là yếu tố quyết định đến việc tồn tại, phát triển của nhà trường. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng giúp nhà trường đạt được những mục tiêu, yêu cầu đã đề ra và hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước giao phó.
đang tập trung thu hút nhân lực vừa có kiến thức chuyên môn, vừa có kiến thức thực tiễn, điều này giúp cho hoạt động giảng dạy được phong phú, đa dạng, sát hợp với thực tiến hơn. Điều này giúp sinh viên sớm được tiếp cận với những kiến thực tiễn thay vì chỉ những lý thuyết suông ở trên ghế nhà trường.
Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV nhất là đối với số giảng viên mới được tuyển dụng. Hiện nay ở các trường, ngoài việc tính giờ chuẩn thông qua các buổi dạy, NCKH, công tác quản lý nếu có... còn khuyến khích ĐNGV tham gia các kỳ thực tập, nghiên cứu thực tế giúp cho nội dung giảng dạy phong phú, phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, các trường còn đề ra các chính sách để khuyến khích ĐNGV tự học, nghiên cứu suốt đời...
Thứ tư, xây dựng chính sách sử dụng, đánh giá ĐNGV cụ thể, phù hợp với từng vị trí việc làm, đảm bảo hiệu quả, công bằng.
Thứ năm, có chính sách đãi ngộ, trả lương hợp lý, căn cứ vào kết quả, chất lượng công việc được giao. Hiện nay, ngoài việc trả thù lao xứng đáng với vị trí công tác, các trường còn thực hiện đánh giá kết quả giảng dạy, tinh thần nỗ lực trong công việc, nâng cao kiến thức của ĐNGV để có chính sách lương, thưởng xứng đáng. Điều này đã tạo động lực cho ĐNGV nhất là số giảng viên trẻ không ngừng phấn đấu.
Ngoài ra, các trường còn chú trọng xây dựng môi trường làm việc văn hóa, lành mạnh, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, giảng viên, nhân viên trong nhà trường.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu, thu thập các nguồn tài liệu khác nhau từ các công trình khoa học đã công bố, từ các báo cáo hàng năm của trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt - Hàn.
2.1.1. Thông tin sơ cấp
Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp là một công việc quan trọng cần thiết cho tất cả các hoạt động nghiên cứu khoa học. Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua phát phiếu khảo sát đối với giảng viên và sinh viên trong nhà trường, trong đó: Đối với giảng viên, đã phát ra 45 phiếu, thu về 40 phiếu; đối với sinh viên, phát ra 150 phiếu và thu về 142 phiếu.
Có hai dạng thông tin đề tài thu thập từ nghiên số liệu thống kê gồm: Thông tin định tính và thông tin định lượng. Do đó, đề tài có hai hướng xử lý thông tin như sau: (i) Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đưa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện; (ii) Xử lý toán học đối với các thông tin định lượng. Đây là việc sử dụng phương pháp thống kê, đo lường để xác định xu hướng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được.
Quy trình thực hiện xử lý thông tin định tính của đề tài được thực hiện bắt đầu từ việc thu thập thông tin đã có, nhận biết thông tin cho tương lai qua các phương pháp quan sát, nghiên cứu tài liệu… từ nhiều nguồn khác nhau: Cấp ủy, cấp lãnh đạo cao nhất, ngang cấp, cấp dưới, người lao động, bên trong hay bên ngoài tổ chức... nhằm có thông tin chính xác kịp thời để có thể xây dựng giả thuyết và chứng minh cho giả thuyết đó từ những sự kiện, thông tin rời rạc đã thu thập được. Bước tiếp theo là xử lý logic đối với các thông tin định tính về lượng thông tin, độ tin cậy, tính thời sự, tính mới. Đặc biệt thông tin sử dụng cần khách quan. Tiếp đến cần thăm dò nội dung thông tin về
nguồn, lựa chọn nội dung; mô tả tài liệu sơ cấp hay thứ cấp; Mục tiêu của thông tin đó phục vụ cấp quản lý nào, mang tính ngắn hạn hay dài hạn... và tức là việc đưa ra những phán đoán về bản chất các sự kiện, đối chiếu, chọn lọc, chỉnh lý thông tin theo mục đích yêu cầu đã xác định đồng thời thể hiện những logic của các sự kiện thông tin, các phân hệ trong hệ thống các sự kiện được xem xét.
Luận văn chủ yếu xử lý thông tin định lượng bằng phương pháp thống kê và đo lường sau đó sắp xếp chúng lại để làm bộc lộ ra các mối liên hệ. Các số liệu có thể được trình bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao: Những con số rời rạc; Bảng số liệu…
Tóm lại, để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài chủ có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin: Định tính và định lượng, trong đó yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lượng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến QL NL trong nhà trường; từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, đồ thị để tìm ra mối liên hệ và xu hướng chung của các nội dung nghiên cứu.
2.1.2. Thông tin thứ cấp
Tài liệu thứ cấp là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thư, bản thảo viết tay, Internet... Luận cứ khoa học, khái niệm, quy luật, định luật có thể thu thập được từ các sách như: Giáo trình Khoa học quản lý; Quản trị học - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội; Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công; Kinh tế nguồn nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Quản trị nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Báo cáo công bố trên internet của một số trường đại
học, cao đẳng; tham khảo một số luận văn, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà nội, trường Đại học Kinh tế Quốc dân về QLNL và một số tác giả khác. Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo tổng kết công tác các năm (2015-2018) của trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn. Tài liệu, hồ sơ lưu trữ, các văn bản về luật, chính sách… thu thập từ các cơ quan quản lý Nhà nước như: Luật giáo dục nghề nghiệp, chính sách tiền lương... Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí, internet…
2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Đề tài sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thống kê, mô tả; Phương pháp phân tích và tổng hợp… Ngoài ra, luận văn có sử dụng phương pháp so sánh trong một số nội dung của đề tài.
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thông kê mô tả là phương pháp tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của thống kê là các hiện tượng số lớn và những hiện tượng này rất phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, mặt khác lại có sự biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phương pháp điều tra thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh, nhằm thu được thông tin một cách chính xác và kịp thời nhất. Trong khi đó phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm tập hợp các phương pháp: Phân loại tài liệu, phân tích tài liệu, đọc, ghi chép và tóm tắt tài liệu.
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng phổ biến trong chương 3. Số liệu thống kê về biến động lao động, cơ cấu lao động qua các năm; Số liệu về tuyển dụng lao động, cơ cấu lao đông ̣, quỹ lương, thưởng; Các số liệu về kết quả dạy và học của trường Cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt -
Hàn, nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung QLNL của nhà trường.
2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là một phương pháp nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có quản lý nhân lực. Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 3, thực hiện phân tích và đánh giá, so sánh về việc quản lý nhân lực của nhà trường.
2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải