Đánh giá thực trạng quản lý nhân lực giảng viên tại trường Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực giảng viên tại trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị việt hàn​ (Trang 85)

Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

3.3.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý nhân lực giảng viên truờng Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

3.3.1.1. Đánh giá số lượng giảng viên

Trong giai đoạn 2008-2011, do mới thành lập, số lượng giảng viên của nhà trường còn ít, để đảm bảo chất lượng dạy và học, nhà trường đã đẩy mạnh công tác tuyển dụng giảng viên, nhờ vậy số lượng nhân lực giảng viên của nhà trường đã không ngừng tăng lên qua các năm và đã đáp ứng tốt các yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường. Đến năm 2011, số lượng giảng viên cơ hữu của trường đạt 97 người, với số lượng học viên toàn trường từ 1.800 – 2.000, nhà trường cơ bản đã tuyển dụng đủ số giảng viên, đảm bảo tỷ lệ sinh viên/giảng viên theo quy định. Vì vậy từ năm 2011 đến này, trường không tuyển dụng thêm giảng viên mới mà tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giảng viên hiện có.

Từ năm 2016 đến nay, do các vấn đề liên quan đế cơ chế, chính sách nên việc tuyển sinh của nhà trường gặp nhiều khó khăn, số lượng sinh viên nhập học có xu hướng giảm dần, điều này làm tỷ lệ sinh viên/ giảng viên giảm. Đến nay, nhà trường có 650 sinh viên theo học, tương ứng tỷ lệ 6,7 sinh viên/ 1 giảng viên.

Có thể thấy, khó khăn trong khâu tuyển dụng của nhà trường vừa là thách thức, nhưng đồng thời là cơ hội cho trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn. Bởi, với tỷ lệ 6,7 sinh viên/ 1 giảng viên, nhà trường sẽ có cơ hội phân bổ nguồn lực, vừa đảm bảo tốt nhiệm vụ giảng dạy, vừa có thể thực hiện các nhiệm vụ khác như NCKH. Số lượng sinh viên ít cũng là cơ hội để trường có điều kiện

theo sát học viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Những sinh viên sau khi ra trường với trình độ tay nghề cao, tìm được những công việc với mức lương tốt sẽ giúp nâng cao hình ảnh, uy tín của trường, giúp trường tăng hiệu quả tuyển sinh trong những năm sắp tới.

3.3.1.2.Đánh giá cơ cấu giảng viên.

Về cơ cấu, nhân lực giảng viên trẻ hóa về độ tuổi, tỷ lệ giảng viên từ 31 - 40 tuổi chiếm 62% là một thuận lợi lớn cho sự phát triển của nhà trường trong tương lai. Đây là căn cứ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng giảng viên có trình độ ngày càng cao để họ đóng góp công sức cũng như tâm huyết cho sự nghiệp phát triển của nhà trường.

Cơ cấu giảng viên đã có sự phù hợp trong bố trí, sử dụng và phân chia nhiệm vụ trong giảng viên ở từng bộ môn, từng khoa đây là điều kiện thuận lợi để các cá nhân có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cùng nhau cũng như phát triển các năng lực tiềm ẩn, tiềm năng của mỗi người.

3.3.1.3. Đánh giá chất lượng giảng viên

Thứ nhất, về trình độ đào tạo: Số giảng viên có trình độ sau đại học hiện nay là 97 người (tỷ lệ 100%) trong đó: 24 Tiến sỹ và 73 thạc sỹ, trong đó có 12 người đang đi NCS.

Có thể thấy, nhờ tập trung đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV (từ năm 2011 cho đến nay) nên trình độ nhân lực giảng viên nhà trường không ngừng được nâng lên rõ rệt. Đến nay, 100% giảng viên nhà trương có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó tỷ lệ giảng viên là tiến sĩ đạt mức khá cao (24,7%). Tuy nhiên, trường vẫn chưa có chức danh phó giáo sư và giáo sư. Thời gian tới, với định hướng nâng cấp trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn thành trường Đại học Việt – Hàn (đã được Bộ GD & ĐT đồng ý chủ trương từ năm 2016), công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, trình độ giảng viên tiếp tục là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với Ban giám hiệu Nhà trường.

Thứ hai, về kỹ năng thực hiện công việc.

Hiện nay, 100% nhân lực giảng viên trong nhà trường có nghiệp vụ và các kỹ năng sư phạm, đáp ứng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Đối với kỹ năng thực hiện nhiệm vụ NCHK của giảng viên nhìn chung còn yếu. Điều này biểu hiện qua số lượng công trình NCKH hàng năm so với quy định còn rất ít, phần lớn phải chuyển giờ giảng dạy để bù vào giờ NCKH. Nguyên nhân xuất phát từ bản thân giảng viên và do nguồn lực tài chính của nhà trường chi cho hoạt động NCKH còn bất cập.

Về trình độ ngoại ngữ, tin học: Đến nay, 100% giảng viên của trường đáp ứng yêu cầu dụng thành thạo một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ B và trình độ tin học văn phòng trình độ B.

Thứ ba, về phẩm chất đạo đức: Nhân lực giảng viên của trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có các kỹ năng thực hành công việc cũng như kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; luôn nhiệt tình, cởi mở trong giảng dạy. Hầu hết các giảng viên trong nhà trường đều là những tấm gương sáng để học sinh, sinh viên nhiều thế hệ phấn đấu học tập noi theo và tiếp tục phát huy.

Cuối cùng, về tiềm năng phát triển nhân lực giảng viên: Giảng viên nhà trường là một nguồn lực lớn, chứa đựng rất nhiều các tiềm năng trong năng lực giảng dạy và NCKH. Tuy nhiên, tiềm năng này mới chỉ được nhận diện chứ chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả cho các mục tiêu giáo dục và đào tạo chung của trường.

Bên cạnh đó, Ðể đánh giá chất lượng nhân lực giảng viên một cách khách quan nhất về một số mặt, tác giả điều tra thăm dò ý kiến học sinh – sinh viên hiện đang theo học tại trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn, đây là những người trực tiếp thụ hưởng kết quả giảng dạy của giảng viên. Mẫu phiếu điều tra ở phụ lục. Số phiếu phát ra là 150 phiếu, số phiếu thu về là 142 phiếu. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3.21: Tổng hợp kết quả lấy ý kiến học sinh sinh viên về chất lượng nhân lực giảng viên trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn

Chỉ tiêu Ðánh giá Số

phiếu lệ(%) Tỷ

A. Về kiến thức

1.Chuyên môn giảng dạy Nắm vững Bình thường Không nắm vững 105 35 2 73,94 24,65 1,41 2.Kinh nghiệm thực tế Phong phú Bình thường Ít kinh nghiệm thực tế 55 45 42 38,73 31,69 29,58 3.Khối lượng kiến thức

Rất phù hợp Bình thường Quá nhiều 77 25 40 54,23 17,60 28,17 4.Kế hoạch giảng dạy theo TKB

Luôn luôn đúng Tương đối đúng

Dạy dồn, bù vào cuối kỳ

37 100 5 26,06 70,42 3,52

B. Kỹ năng, phương pháp giảng dạy

1.Khả năng cuốn hút sinh viên vào bài giảng Rất tốt Bình thường Chưa tốt 32 50 60 22,54 35,21 42,25 2. Khả năng sử dụng các phương tiện

dạy học hợp lý, hiệu quả

Tốt Chưa tốt 120 22 84,51 15,49 1. Giảng viên trình bày bài giảng dễ

hiểu, dễ theo dõi

Ðồng ý Bình thường Không đồng ý 30 60 52 21,13 42,25 36,62 2. Cơ hội để sinh viên đặt câu hỏi,

phát biểu, tranh luận trong giờ học.

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không có 92 45 5 64,79 31,69 3,52

C. Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên 1.Mức độ nhiệt tình, cởi mở Rất nhiệt tình Nhiệt tình Không nhiệt tình 50 70 22 35,21 49,30 15,49 2.Giải đáp thắc mắc của sinh viên trong

giờ học Thỏa mãn Thỏa mãn một phần Không giải đáp 83 44 15 58,45 30,99 10,56 3.Sẵn sàng giúp đỡ sinh viên các vấn đề

liên quan đến học tập

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

94 45 3 66,20 31,69 2,11 4.Ðánh giá công bằng và chính xác

năng lực của sinh viên

Hoàn toàn đồng ý Ðồng ý một phần Không đồng ý 55 60 27 38,73 42,25 19,02 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kết quả điều tra cho thấy:

- Về kiến thức: Cơ bản chất lượng ĐNGV của trường được đánh giá là nắm vững về kiến thức chuyên môn, đảm bảo kế hoạc giảng dạy theo thời khóa biểu phòng đào tạo phân bổ. Tuy nhiên, còn một số vấn đề tồn tại như kinh nghiệm thực tế còn yếu (chiếm gần 30%); khối lượng kiến thức còn nhiều đối với sinh viên (chiếm 28,17%)

- Về kỹ năng, phương pháp giảng dạy: Đa số người học đánh giá tốt về khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hợp lý, hiệu quả; giảng viên tạo nhiều cơ hội để sinh viên đặt câu hỏi, phát biểu, tranh luận trong giờ học. Tuy nhiên, tiêu chí khả năng cuốn hút sinh viên vào bài giảng lại bị đánh giá chưa cao (42,25%). Ngoài ra, 36,62% số sinh viên cho rằng bài giảng chưa thực sự dễ hiểu, khó tiếp thu cũng là một con số đáng lưu tâm.

- Về Trách nhiệm và sự tận tình của giảng viên: Hầu hết sinh viên đánh giá cao về sự nhiệt tình cởi mở của giảng viên trong giảng dạy; sinh viên thỏa mãn việc giải đáp thắc mắc trong giờ học. Tuy nhiên với tiêu chí đánh giá công bằng và chính xác năng lực của sinh viên, người học cho rằng giảng viên đánh giá chưa công bằng và minh bạch.

Như vậy, bài toán nâng cao chất lượng quản lý nhân lực giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và mạnh về chất lượng là bài toán của toàn ngành và toàn xã hội chứ không chỉ riêng nhà trường. Song, đứng trên góc độ quản lý tổ chức, với thực tế chất lượng nhân lực giảng viên tại trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn đặt ra cho CBQL những vấn đề về chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo, phát triển để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giảng viên.

3.3.2. Ðiểm mạnh của quản lý nhân lực giảng viên tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

Qua thực tế kết hợp với việc phân tích thực trạng quản lý nhân lực giảng viên của nhà trường, có thể rút ra những điểm mạnh trong quản lý

nguồn nhân lực giảng viên như sau: - Công tác lập kế hoạch giảng viên

Nhà trường đã có công tác lập kế hoạch nhân lực giảng viên trong khoảng thời gian ngắn hạn và dài hạn theo các giai đoạn phát triển nhất định; đã đặt ra các mục tiêu về chất lượng giảng viên, cụ thể: Phát triển ĐNGV giỏi về chuyên môn và kỹ năng ngoại ngữ; phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu đào tạo.

- Hoạt động tuyển dụng và bố trí sử dụng giảng viên

Thứ nhất, Công tác tuyển dụng giảng viên của nhà trường đang được thực hiện khá tốt do nhà trường xây dựng được kế hoạch quy trình tuyển dụng chặt chẽ, logic, đưa ra các tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, minh bạch, công khai và đúng quy định. Thông qua các đợt tuyển dụng, số lượng cũng như chất lượng giảng viên nhà trường tăng nhanh đã đáp ứng tương đối yêu cầu và mục tiêu đào tạo.

Thứ hai, Đối với công tác bố trí sử dụng giảng viên, nhà trường đã có kế hoạch sắp xếp các giảng viên vào các đơn vị phù hợp, bố trí đúng với chuyên ngành được đào tạo và có sự hướng dẫn hòa nhập công việc của các tổ bộ môn và các khoa. Nhà trường xây dựng kế hoạch bố trí giao nhiệm vụ cho các giảng viên mới thông qua sự quản lý của bộ môn tạo điều kiện cho giảng viên thể hiện được năng lực của mình.

Như vậy, đến nay, giảng viên cơ hữu của nhà trường đã đảm đương và hoàn thành 100% công việc, đã đáp ứng yêu cầu đào tạo của một trường cao đẳng.

- Hoạt động đào tạo và phát triển ĐNGV

Đây có thể xem là điểm mạnh nhất trong công tác quản lý nhân lực giảng viên của trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn. Việc xác định rõ nhu cầu về số lượng, chất lượng giảng viên đã giúp nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phát triển ĐNGV hợp lý đáp ứng được mục tiêu, chức năng

nhiệm vụ cũng như phù hợp điều kiện cụ thể của trường. Nhà trường đã tập trung chỉ đạo, xác định nội dung đào tạo, lựa chọn cở sở đào tạo uy tín, phương thức đào tạo, đầu tư thời gian, kinh phí để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho ĐNGV đáp ứng yêu cầu về đào tạo và NCKH.

Nhà trường đã chú trọng đến công tác đổi mới chương trình đào tạo, mở các lớp tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới chính sách quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đào tạo của nhà trường.

- Đánh giá ĐNGV

Hoạt động đánh giá ĐNGV đã được tiến hành thường xuyên theo từng học kỳ và theo từng năm học. Công tác đánh giá ĐNGV nhà trường được thực hiện tuần tự từ cấp cơ sở lên các cấp cao hơn, thể hiện tính dân chủ trong công tác đánh giá cũng như gắn liền được với môi trường làm việc trực tiếp của ĐNGV. Đánh giá đã chú trọng đến việc hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ thông qua so sánh kết quả thực hiện được của ĐNGV với mục tiêu được xác định trước đó của từng học kỳ và năm học. Mặt khác, các khoa và nhà trường đã tổng hợp ý kiến nhiều chiều để đánh giá giảng viên một cách chính xác nhất. Qua đó, đánh giá ĐNGV tạo cơ sở cho việc xếp loại, bình xét thi đua và các khen thưởng, chế độ đãi ngộ khác.

- Chế độ đãi ngộ ĐNGV

Để tạo động lực, khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân viên nói chung và ĐNGV nói riêng tích cực làm việc, nhà trường đã chú trọng trong công tác đãi ngộ cho họ theo hướng toàn diện về cả vật chất lẫn tinh thần. Nhà trường đã xây dựng các văn bản, quy định về chế độ đãi ngộ cũng như chính sách ưu đãi với các đối tượng giảng viên thông qua hệ thống các văn bản quản lý và quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Trong đãi ngộ, nhà trường đã cố gắng đảm bảo mức thu nhập ổn định cho cán bộ viên chức nhà trường nói chung cũng như ĐNGV nói riêng.

3.3.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhân lực giảng viên tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

3.3.3.1. Hạn chế trong quản lý nhân lực giảng viên tại trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

- Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực giảng viên chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay, dù nhà trường đã quan tâm đến việc thiết lập phương thức để thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực giảng viên, song các giải pháp đưa ra để thực hiện phần lớn còn mang tính chung chung và mang tính định tính, chưa nêu cụ thể được các nguồn lực sẽ sử dụng cho việc thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giảng viên.

- Công tác tuyển dụng giảng viên còn nhiều bất cập

Như đã trình bày ở trên, từ năm 2011 đến nay nhà trường không tuyển dụng thêm giảng viên mới. Dù thực trạng này khá phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của trường trong hiện tại, tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nhân lực giảng viên của nhà trường trong tương lai, nhất là về đội ngũ kế thừa, cơ cấu về độ tuổi của giảng viên...

-Đào tạo và phát triển nhân lực giảng viên vẫn còn một số bất cập Dù đây mà một trong những thế mạnh của nhà trường, tuy nhiên, trong công tác này nhà trường vẫn còn một số bất cập như: Kinh phí đầu tư cho hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ của ĐNGV chưa tương xứng với điều kiện, khả năng của ĐNGV nhà trường. Bên cạnh đó, kinh phí dành cho hoạt động NCKH vẫn còn hạn chế đã gây khó khăn cho việc triển khai nghiên cứu của ĐNGV.

Nhà trường đã tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ với sự đa dạng các loại hình đào tạo nhưng vẫn chưa có tính định hướng. Đặc biệt việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cuả giảng viên trong nhà trường phần lớn xuất phát từ nhu cầu của bản thân cá nhân giảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực giảng viên tại trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị việt hàn​ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)