Nội dung quản lý nhà nƣớc về thu chi phí và lệ phí tại cơ quan quản lý cấp Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu chi phí, lệ phí tại bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 33)

lý cấp Bộ

1.3.1 H thống chính sách pháp luật về danh mục phí, l phí; bộ máy quản lý thu phí, l phí;

a) Quản lý về danh mục thu phí, lệ phí:

Trong Luật phí, lệ phí 2015 bao gồm 213 khoản phí, 103 khoản lệ phí. Quản lý nhà nƣớc về danh mục thu phí là phải đảm bảo danh mục thu phí, lệ phí có trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí, lệ phí 2015.

Trƣờng hợp phát sinh các khoản thu phí, lệ phí không có trong danh mục phí, lệ phí n u tr n đều coi là hành vi trái pháp luật.

Danh mục phí, lệ phí chỉ đƣợc chính thức đi vào thực tiễn (đƣợc triển khai thu) khi có văn bản của cơ quan tài chính quy định về nội dung thu và mức thu. Trƣờng hợp danh mục thu phí không phù hợp với thực tế thị trƣờng, Bộ chủ quản có trách nhiệm trình Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật trong kỳ gần nhất.

b) Quản lý về tổ chức bộ máy thu phí, lệ phí:

- Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thu, quyền thụ hƣởng phí, lệ phí… tùy thuộc vào chủ đầu tƣ các công trình và cung ứng dịch vụ công. Nếu vốn đầu tƣ công trình là do NSNN tài trợ thì hầu hết phí, lệ phí đều thu về NSNN nên tổ chức thu phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc ủy quyền thu. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp tài trợ xây dựng công trình và tự cung ứng dịch vụ công thì họ sẽ tự tổ chức cơ quan thu và đƣợc hƣởng phần lớn các khoản thu phí đó. Về lý thuyết, có hai hình thức tổ chức thu phí, lệ phí: Hình thức thu phí trực tiếp và hình thức thu gián tiếp.

- Trách nhiệm của các bộ phận trong bộ máy QLNN về thu phí, lệ phí bao gồm:

+ Trách nhiệm của cơ quan lập pháp: Ban hành luật, pháp lệnh làm khung khổ pháp lý quy định về danh mục phí, lệ phí, thẩm quyền quy định về phí, lệ phí.

+ Trách nhiệm của cơ quan hành pháp: Ban hành văn bản pháp lý hƣớng dẫn thực hiện luật, pháp lệnh phí lệ phí, quy định rõ thẩm quyền quyết định của các bộ và chính quyền địa phƣơng trong lĩnh vực phí, lệ phí. Chính phủ phê duyệt biên chế của các tổ chức thực hiện thu nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí đƣợc giao. Chính phủ thực hiện chính sách miễn nộp phí, giảm phí đối với từng trƣờng hợp cụ thể theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

+ Trách nhiệm của cơ quan quản lý tài chính công: Ban hành chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí; thực hiện chính sách giảm phí và ban hành mức thu một số loại phí, lệ phí theo phân cấp của Chính phủ.

+ Trách nhiệm của bộ chủ quản: Thành lập các tổ chức thu phí; quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thu phí; giao nhiệm vụ tổ chức thu từng loại phí cho cơ quan thu; thẩm định biên chế của cơ quan thu phí trình Chính phủ phê duyệt đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thu đƣợc giao.

Tổ chức thu phí, lệ phí của các Bộ bao gồm cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc Bộ giao cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý nhà nƣớc đƣợc thu phí, lệ phí theo quy định của Luật phí và lệ phí.

Tuy nhiên có sự phân biệt rõ rệt về thẩm quyền thu giữa phí, lệ phí: (1) Thẩm quyền thu phí: cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập; (2) Thẩm quyền thu lệ phí: cơ quan nhà nƣớc.

1.3.2 Tổ chức quản lý thu – chi Phí, l phí tại các Bộ

- Trƣớc ngày 20 tháng 7 hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm lập dự toán thu, chi phí, lệ phí chi tiết theo từng lĩnh vực, từng đơn vị sử dụng ngân sách và chi tiết đến từng loại phí gửi Bộ Tài chính;

- Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp và lập dự toán thu chi phí, lệ phí, phƣơng án phân bổ ngân sách trung ƣơng năm sau báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội cho ý kiến trƣớc ngày 20 tháng 9 theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật ngân sách nhà nƣớc.

- Tr n cơ sở ý kiến thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, Bộ Tài chính chủ trì hoàn thiện báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nƣớc năm hiện hành, dự toán ngân sách nhà nƣớc, báo cáo phân bổ ngân sách trung ƣơng năm sau trình Chính phủ để gửi đến các Đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày, trƣớc ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm.

- Sau khi Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nƣớc, phân bổ ngân sách trung ƣơng, Thủ tƣớng Chính phủ giao dự toán thu, chi phí, lệ phí năm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ƣơng trƣớc ngày 20 tháng 11 năm trƣớc.

- Trƣớc ngày 31 tháng 12, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ƣơng phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách thu, chi phí cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc (chi tiết đến từng loại phí, lệ phí).

- Căn cứ số giao dự toán thu, chi phí của Bộ chủ quản, các tổ chức thu phí, lệ phí tiến hành thực hiện thu phí, lệ phí theo đúng các quy định về thu phí, lệ phí nhƣ: mức thu, nội dung thu, xác định mức miễn giảm (nếu có)…

- Trong năm căn cứ số dự toán đã giao cho các tổ chức thu phí và tình hình thực tế thu phí, lệ phí và đề xuất điều chỉnh số thu phí, lệ phí của tổ chức thu phí trực thuộc, Bộ chủ quản xem xét, điều chỉnh số thu phí, lệ phí giữa các

danh mục phí, lệ phí đảm bảo không thấp hơn dự toán Bộ Tài chính giao. Trƣờng hợp số thu phí, lệ phí do các tổ chứ thu phí lệ phí dự kiến cao hơn số đã giao, Bộ chủ quản xem xét điều chỉnh giao tăng dự toán thu phí, lệ phí trình Bộ Tài chính cho ý kiến để làm căn cứ để tổ chức thu phí, lệ phí đƣợc thanh quyết toán số phí, lệ phí vƣợt số dự toán đã giao.

b) Quản lý và sử dụng số phí được để lại theo chế độ.

Tại Điều 4, Nghị định 120/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định “Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện phải nộp vào n ân s ch nhà nước trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ theo tỷ lệ x c định quy định tạ Đ ều

5 Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp n ân s ch nhà nước”. Cơ quan

nhà nƣớc đƣợc khoán chi phí hoạt động bao gồm: Cơ quan nhà nƣớc thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tƣớng Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc. Đối với các cơ quan này, sẽ đƣợc để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu đƣợc để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, phần còn lại (nếu có) nộp ngân sách nhà nƣớc.

Đối với tổ chức thu là đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định quy định:

Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện

được để lại một phần hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo tỷ lệ x c định quy định tạ Đ ều 5

Nghị định này; phần còn lại (nếu có) nộp n ân s ch nhà nước”.

Căn cứ tính chất, đặc điểm của các khoản phí và nội dung chi, tổ chức thu phí (cơ quan nhà nƣớc hoặc đơn vị sự nghiệp công lập) lập dự toán thu, chi và tỷ lệ để lại tại Đề án thu phí; trình Bộ chủ quản thẩm định Đề án thu phí. Sau khi thẩm định lại Đề án thu phí từ đề nghị của Bộ Chủ quản, Bộ Tài

chính theo thẩm quyền đƣợc giao quyết định tỷ lệ để lại cho tổ chức thu phí. Trƣờng hợp các khoản phí có tính chất tƣơng tự, cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định mức tỷ lệ để lại chung áp dụng thống nhất. Trƣờng hợp chính sách của Nhà nƣớc thay đổi; số tiền phí đƣợc để lại không đủ đảm bảo chi phí cho hoạt động của tổ chức thu phí hoặc tồn dƣ sử dụng không hết chuyển nguồn qua các năm, cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh tỷ lệ để lại phù hợp.

Trong đó lƣu ý một số nội dung li n quan đến lập Đề án thu phí: Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định:

“... - Đề án thu phí gồm: phươn thức cung cấp dịch vụ, thu phí; dự kiến mức thu căn cứ xây dựng mức thu; đố tượng chịu phí; miễn, giảm phí; dự toán thu, chi; tỷ lệ để lạ ; đ nh hả năn đón óp của n ười nộp phí; hiệu quả thu phí.

- Đề án thu lệ phí gồm: phươn thức cung cấp dịch vụ, thu lệ phí; dự kiến mức thu và căn cứ xây dựng mức thu; đố tượng chịu lệ phí; miễn, giảm lệ phí; đ nh hả năn đón óp của n ười nộp, hiệu quả thu lệ phí”.

Lƣu ý đối với Lệ phí: (1) Tổ chức thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số tiền lệ phí thu đƣợc vào ngân sách nhà nƣớc; (2) Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nƣớc bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Do vậy, vai trò quản lý nhà nƣớc về chi lệ phí không đƣợc thể hiện.

Phần trình bày của tác giả tập trung vào vấn đề Quản lý và sử dụng số phí đƣợc để lại theo chế độ, cụ thể nhƣ sau:

* Đối với số phí, lệ phí phải nộp NSNN: Bộ chủ quản có trách nhiệm theo dõi, giám sát và kiểm tra các tổ chức thu phí, lệ phí có thực hiện nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật hay không.

* Đối với số chi đƣợc để lại theo quy định: Tại Điều 5 Nghị định 120/NĐ-CP về quản lý và sử dụng số phí, lệ phí, quy định về số tiền phí thu đƣợc đƣợc chi cho các nội dung nhƣ sau:

a) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối vớ cơ quan nhà nước) ch thường

xuyên (đối vớ đơn vị sự nghiệp công lập):

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: tiền lươn t ền công, phụ cấp lươn c c hoản đón óp theo quy định được tính trên tiền lươn (trừ chi phí tiền lươn cho c n bộ, công chức đ hưởng lươn từ n ân s ch nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: văn phòn phẩm, vật tư văn phòn thôn t n l ên lạc đ ện nước, công tác phí theo tiêu chuẩn định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư n uyên l ệu l ên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối vớ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm ch thườn xuyên và ch đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản ch h c l ên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí. b) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối vớ cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ hôn thườn xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập):

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ, thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm ch thườn xuyên và ch đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất hôn thườn xuyên l ên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí”.

Nhƣ vậy, quản lý và sử dụng số chi từ phí phải theo thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nƣớc quy định tại Nghị định hƣớng dẫn nêu trên. Tùy loại hình đơn vị, tổ chức thu nhƣ cơ quan quản lý nhà nƣớc hay đơn vị sự nghiệp công lập để xác định mức chi, nội dung chi cho phù hợp với đặc thù về cơ chế tài chính của đơn vị mình và theo tính chất nguồn kinh phí: kinh phí thƣờng xuyên/tự chủ và kinh phí không thƣờng xuyên/ không tự chủ

Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí đƣợc trích để lại chƣa chi đƣợc

1.3.3 Thanh tra, kiểm tra giám sát thực hi n thu phí, l phí:

Thanh tra, kiểm tra quá trình, kết quả thu phí, lệ phí đƣợc cơ quan nhà nƣớc thực hiện bằng các biện pháp sau:

Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy trình thu phí thống nhất của các tổ chức đƣợc giao nhiệm vụ thu.

Tổ chức giao dự toán thu, chi phí lệ phí, điều chỉnh số thu phí, lệ phí (nếu có) và kiểm tra xét duyệt quyết toán NSNN hàng năm.

Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, thanh tra việc thực hiện quy trình thu, kết quả thu phí, lệ phí, tình hình nợ đọng phí, sử dụng phí, lệ phí.

Ban hành kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra và giám sát tổ chức thực hiện kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Việc kiểm tra, giám sát lƣu thông dòng tiền thu đƣợc thực hiện qua các bƣớc:

- Cơ quan thu lập, trình duyệt dự toán thu phí hàng năm.

- Cơ quan có thẩm quyền xem xét giao dự toán thu phí, lệ phí cho các cơ quan thu theo quy trình giao dự toán NSNN.

- Cơ quan thu tổ chức thực hiện dự toán thu phí, lệ phí và nộp số tiền thu phí vào NSNN qua hệ thống Kho bạc nhà nƣớc.

- Căn cứ dự toán chi hàng năm đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, các đơn vị sử dụng phí, lệ phí làm việc với Kho bạc nhà nƣớc để rút dự toán chi NSNN theo quy định.

* Chống thất thu phí, lệ phí: Để quản lý chống thất thu phí, lệ phí, cơ quan nhà nƣớc có thể thực hiện các biện pháp sau:

Ban hành các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thu, nộp phí, lệ phí.

Quy định chế tài về việc nợ đọng tiền phí, lệ phí của NSNN và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đôn đốc thu hồi nợ đọng phí, nghĩa vụ trả nợ phí, lệ phí.

Thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ về nợ đọng tiền phí, lệ phí.

Ban hành kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra và giám sát tổ chức thực hiện kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

 Các hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực phí, lệ phí:

Theo quy định về Luật xử lý vi phạm hành chính, nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí; nghị định Nghị định 46/2016/NĐ-CP sửa đổi một số điều Nghị định số 109/2013/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí, quy định một số hành vi vi phạm nhƣ sau:

- Vi phạm quy định đăng ký, k khai phí, lệ phí: kê khai chậm, kê khai không đủ các khoản mục quy định trong tờ khai, không đăng ký k khai với cơ quan quản lý theo quy định (Tổng cục Thuế);

- Không công khai chế độ thu lệ phí theo quy định: niêm yết thông báo không đúng quy định, gây nhầm lẫn cho ngƣời nộp phí, lệ phí;

- Vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí: thực hiện đúng thông báo nộp tiền phí, lệ phí của cơ quan thuế, gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định.

- Vi phạm quy định về mức phí, lệ phí: thu phí, lệ phí không đúng mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu chi phí, lệ phí tại bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)