Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc với thu chi phí và lệ phí tại Bộ Tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu chi phí, lệ phí tại bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 90)

Tài nguyên và Môi trƣờng

3.3.1. Kết quả đạt được trong công tác thu chi phí, l phí tại Bộ.

Cơ chế quản lý, sử dụng phí và lệ phí và cơ chế tự chủ tài chính chƣa đồng bộ và thiếu thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc và đơn vị sự

nghiệp công lập cùng thực hiện việc thu phí, lệ phí. Nhiều đơn vị đƣợc Bộ giao thu phí (các cơ quan quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập), mặc dù còn khó khăn về nhân lực và nguồn lực nhƣng đều cố gắng khắc phục mọi khó khăn để đảm bảo mục tiêu phục vụ dịch vụ công về thu phí, lệ phí tốt nhất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ. Kết quả, giai đoạn 2017 – 2019 đã có nhiều điểm tích cực trong quá trình thu phí, lệ phí của Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng đƣợc ghi nhận thông qua kết quả các đoàn kiểm tra nhƣ:

- Hệ thống văn bản về thu phí, lệ phí đƣợc ban hành kịp thời, đồng bộ, đúng thẩm quyền, tạo khung pháp lý rõ ràng, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về phí, lệ phí. Tính đến nay, trong tổng số 25 khoản phí, lệ phí (22 khoản phí và 03 khoản lệ phí) còn 04 khoản phí và 01 khoản lệ phí chƣa có văn bản của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí,lệ phí là (1) Phí khai thác và sử dụng tài liệu thăm dò điều tra, địa chất và khai thác mỏ; (2) ) Phí thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động phá dỡ tàu biển; (3) Phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trƣờng; (4) Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận lƣu hành tự do (CFS) sản phẩm, hàng hóa đo đạc và bản đồ khi xuất khẩu, nhập khẩu; (5) Lệ phí chuyển nhƣợng chứng chỉ, tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Các khoản phí, lệ phí trên ngoài 01 khoản phí bị trùng nội dung với phí đã ban hành (Phí khai thác và sử dụng tài liệu thăm dò điều tra, địa chất và khai thác mỏ), còn lại đều chƣa đƣợc ban hành do đây là các khoản phí, lệ phí mới chƣa có văn bản hƣớng dẫn về quy trình, thủ tục nên phải có thời gian đi điều tra, khảo sát làm căn cứ xây dựng văn bản, trên cơ sở đó các tổ chức thu phí đƣợc Bộ giao mới có căn cứ lập Đề án thu phí.

- Tỷ lệ thu phí đƣợc để lại cao tạo chủ động cho các tổ chức thu phí trong Bộ trong việc nâng cao mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí; tạo động lực cho các tổ chức nâng cao số lƣợng và chất lƣợng cung cấp dịch vụ

công; tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ thu phí thông qua trích quỹ bổ sung thu nhập.

- Thu, nộp, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả số thu phí, lệ phí đƣợc để lại: Qua thống k , theo dõi về tình hình thu nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí cho thấy, các khoản thu phí, lệ phí về cơ bản đã đƣợc nộp kịp thời vào NSNN và đƣợc quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Phần phí, lệ phí để lại cho các đơn vị sử dụng đƣợc quản lý, hạch toán, và quyết toán theo đúng quy định về cơ chế tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả thu. Một số sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện chi ti u từ nguồn phí đƣợc để lại đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền chỉ ra kịp thời và nghi m túc chấn chỉnh xử lý vi phạm (nếu có).

Tổng số thu thực hiện đƣợc từ năm 2017-2019 đều vƣợt dự toán do Bộ Tài chính giao, tỷ lệ vƣợt ít nhất là 123% (năm 2019) và cao nhất là 197% (năm 2017). Một phần kết quả đạt đƣợc là do hiệu ứng tốt từ nền kinh tế quốc dân, mặt khác do dịch vụ công về cung cấp phí, lệ phí đã đƣợc lan tỏa trong cộng đồng giúp tổ chức, cá nhân nhận thức đƣợc vai trò pháp lý của việc thực hiện Luật phí, lệ phí (rất hiếm tình trạng lách luật nhƣ sử dụng hóa đơn dịch vụ hay phiếu thu tự in để thay Bi n lai thu phí, lệ phí).

- Thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí công khai, minh bạch: Đối với đối tƣợng phải nộp phí, lệ phí thì việc công khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện cho ngƣời nộp phí, lệ phí nắm vững quy định của pháp luật và tham gia vào quá trình giám sát các cơ quan thu phí, lệ phí bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, các tổ chức thu phí, lệ phí trực thuộc Bộ đã thực hiện nghiêm túc việc niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu về tên phí, lệ phí, mức thu, chứng từ thu, phƣơng thức thu và cơ quan quy định thu, cơ quan thu (hoặc đƣợc ủy quyền thu) theo đúng quy định của Luậ Phí và lệ phí cũng nhƣ

các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Công khai minh bạch nhƣ vậy đã tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nƣớc đƣợc nghi m túc, đồng thời ngày càng phục vụ tốt hơn các y u cầu của tổ chức và cá nhân về cung cấp các dịch vụ công theo đúng ti u chuẩn, quy chuẩn.

- Lãnh đạo Bộ đã quan tâm tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc kịp thời trong quá trình triển khai nhiệm vụ thu phí, lệ phí; phân định rõ chức trách, nhiệm vụ trong quá trình tổ chức thực hiện, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát trong thực thi công việc nhằm phát hiện ra các sơ hở, sai sót để chấn chỉnh kịp thời hoặc kiến nghị sửa đổi chính sách.

- Công tác quản lý các khoản chi từ phí từng bƣớc đi vào nề nếp, kỷ cƣơng, kỷ luật đƣợc duy trì: các tổ chức thu phí căn cứ vào chức năng nhiệm đƣợc giao, các văn bản hƣớng dẫn của cấp có thẩm quyền về thu phí, lệ phí, chế độ, định mức chi tiêu của Bộ Tài chính và Bộ TN&MT đã xây dựng các quy chế chi tiêu nội bộ nguồn NSNN nói chung và nguồn phí, lệ phí nói riêng; nhằm công khai, minh bạch nội dung và định mức chi từ phí. Quy chế phân định rõ các đối tƣợng đƣợc khen thƣởng và đƣợc bổ sung thu nhập tăng th m từ nguồn thu phí đƣợc để lại nếu tăng cƣờng và tạo đƣợc nguồn thu từ phí.

3.3.2. Hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì công tác quản lý thu chi phí, lệ phí tại Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng trong giai đoạn 2017 – 2019 vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong việc quản lý nhà nƣớc về thu chi phí, lệ phí, đó là:

- Danh mục thu phí, lệ phí tài nguy n và môi trƣờng theo Luật phí, lệ phí năm 2015 còn 04 khoản phí, lệ phí chậm trễ chƣa ban hành, 01 khoản phí trùng nội dung với khoản phí khác đã ban hành. Trong triển khai thực tế có 01 khoản phí không thực hiện đƣợc do nhu cầu thị trƣờng không phát sinh là Phí “Thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cây trồng biến đổi gen”.

- Việc lập, giao dự toán thu không sát với thực tế (có khoản phí thực hiện không đảm bảo kế hoạch, dự toán giao, có loại phí vƣợt xa so với dự toán giao); số vƣợt dự toán giao làm tăng số phí, lệ phí đƣợc để lại sử dụng tại đơn vị vì số đƣợc để lại đƣợc sử dụng tính bằng tỷ lệ cố định tr n tổng số thu. Kết quả thống kê cho thấy, năm 2017 số thu phí, lệ phí vƣợt dự toán sấp xỉ 200%, thấp nhất là năm 2019 hơn 123% …Điều này làm tăng số phí, lệ phí đƣợc để lại sử dụng dễ dẫn đến việc một số đơn vị sử dụng không đúng mục đích kinh phí (sử dụng để chi lƣơng, thƣởng không đúng chế độ, chi mua sắm, sữa chữa tài sản cho hoạt động thƣờng xuy n không li n quan đến hoạt động thu phí, lệ phí…).

- Bộ máy tổ chức quản lý thu chi phí, lệ phí của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng còn nhiều yếu kém lỏng nẻo, tồn tại về bộ máy QLNN thu là do công tác tuyển chọn, xét tuyển công chức còn chƣa phù hợp, chƣa đúng chuy n ngành hoặc chƣa có kinh nghiệm làm việc. Chất lƣợng thực thi công vụ trong tham mƣu hoạch định chính sách của các cấp hành chính; chất lƣợng, hiệu quả công tác thực hiện thu chƣa có quy chuẩn đánh giá, xếp loại kèm theo chế độ đãi ngộ, khen thƣởng hoặc xử phạt tƣơng xứng với kết quả đạt đƣợc;

- Quy trình thu phí còn rƣờm rà, nhiều thủ tục, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân doanh nghiệp khi muốn tiếp cận khai thác dịch vụ công; một số khoản phí chƣa công khai minh bạch về quy trình thu phí và còn hạn chế tiếp cận dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử.

- Cơ chế quản lý, sử dụng phí và lệ phí và cơ chế tự chủ tài chính chƣa đồng bộ và thiếu thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập cùng thực hiện việc thu phí, lệ phí, cụ thể:

+ Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc để lại sử dụng một phần hoặc toàn bộ số thu phí, lệ phí thì có thể sử dụng nguồn thu phí, lệ phí đƣợc để lại chi lƣơng tăng th m tối đa 03 lần quỹ tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ do nhà nƣớc quy định đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động

thƣờng xuy n theo Điều 13. Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác tự bảo đảm chi thƣờng xuyên quy định tại Nghị định 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

+ Đối với cơ quan nhà nƣớc hoạt động theo cơ chế tài chính đƣợc Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc đƣợc để lại để lại sử dụng một phần hoặc toàn bộ số thu phí, lệ phí nhƣ tỷ lệ đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì đƣợc chi lƣơng tăng th m tối đa không quá 1,0 lần quỹ tiền lƣơng cấp bậc, chức vụ do nhà nƣớc quy định theo Điều 8 Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm đƣợc quy định tại Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc. Cụ thể: tại Bộ TN&MT có 02 tổ chức cùng thu 01 loại phí nhƣng khác loại hình là (1) Trung tâm Thông tin Dữ liệu đo đạc và bản đồ (là loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo kinh phí chi thƣờng xuyên) (2) Chi cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý phía nam (là cơ quan nhà nƣớc) đều thực hiện công việc thu phí khai thác và sử dụng tƣ liệu đo đạc, bản đồ và đều đƣợc trích lại tiền phí theo tỷ lệ 60/40 (60% giữ lại và 40% nộp NSNN). Tuy nhiên, Trung tâm Thông tin Dữ liệu đo đạc và bản đồ đƣợc chi lƣơng tăng thêm từ nguồn thu phí đƣợc để lại sau khi trừ chi phí tối đa không quá 03 lần quỹ tiền lƣơng ngạch bậc, chức vụ; trong khi đó Chi cục Đo đạc Bản đồ và Thông tin địa lý phía nam chỉ đƣợc chi lƣơng tăng th m không quá 01 lần quỹ tiền lƣơng ngạch bậc, chức vụ.

+ Đối với các cơ quan nhà nƣớc đƣợc Bộ giao trách nhiệm thu lệ phí nhƣ Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lƣợng khoáng sản thì phải nộp 100% lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thu đƣợc vào NSNN và đƣợc Nhà nƣớc cấp

kinh phí để duy trì hoạt động thu lệ phí. Nhƣ vậy, đối với lệ phí thì đơn vị không có nguồn để trích lƣơng bổ sung tăng th m cho CBVC thực hiện thu lệ phí.

- Vì lợi ích cục bộ nhiều cơ quan, đơn vị đƣợc giao thu phí không chủ động đề nghị Bộ sửa đổi Đề án thu phí đặc biệt là sửa đổi tỷ lệ đƣợc để lại từ số thu phí, lệ phí, dẫn đến số dƣ phí chƣa sử dụng chuyển năm sau rất lớn. Cụ thể năm 2017, số dƣ đƣợc để lại là 14.848 triệu đồng so với số kinh phí đƣợc sử dụng: 54.329 triệu đồng, thì tỷ lệ chuyển năm sau là 27%; tƣơng tự năm 2018 số dƣ phí chuyển năm/số phí đƣợc sử dụng là 32.660 triệu đồng/72.003 triệu đồng là 45%; thậm chí năm 2019 số dƣ phí chuyển năm/số phí đƣợc sử dụng là 44.961 triệu đồng/74.971 triệu đồng chiếm gần 60%.

- Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát còn hạn chế về số lƣợng; do chƣơng trình, kế hoạch công tác về thanh tra, kiểm tra của Bộ chƣa coi việc thu chi phí, lệ phí là chƣơng trình kiểm tra trọng điểm cần phải chuy n sâu n n chủ yếu các cuộc kiểm tra đều mang tính chất kết hợp với nội dung kiểm tra, thanh tra khác. Chuy n đề kiểm tra, thanh tra độc lập về phí, lệ phí hầu nhƣ rất ít.

- Công tác quản lý nhà nƣớc về thu chi phí, lệ phí trong giai đoạn thông quan còn nhiều hạn chế, còn nhiều lỏng lẻo trong việc kiểm tra giám sát đặc biệt là các chi phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng. Công tác phối hợp với các đơn vị li n quan trong quá trình xử lý nghiệp vụ trong giai đoạn xử lý thu phí chƣa chặt chẽ, hiệu quả chƣa đạt nhƣ y u cầu đề ra.

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, danh mục phí, lệ phí chƣa hợp lý nhƣ có khoản phí không phát sinh hoặc trùng lặp. Tuy nhiên, việc sửa danh mục phí, lệ phí theo quy định phải do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội sửa đổi Luật phí, lệ phí. Việc sửa đổi Luật phí, lệ phí phải qua quy trình rà soát, đánh giá mới đƣợc xem xét để đƣa vào sửa đổi.

Thứ hai, thẩm quyền quy định nội dung chi và miễn, giảm phí, lệ phí đều thuộc thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.

Thứ ba, do tình hình thu phí phụ thuộc vào các đối tƣợng khách hàng là tổ chức, cá nhân b n ngoài; không đánh giá đƣợc nhu cầu thực sự của khách hàng làm cơ sở lập kế hoạch; thực tế thông thƣờng nhu cầu của khách hàng vào dịp cuối năm khi đó qua đợt điều chỉnh kế hoạch, dự toán đợt cuối nên các đơn vị thu phí và Bộ cũng không chủ động đƣợc điều chỉnh số thu phí dẫn đến vƣợt dự toán giao.

Thứ tƣ, cơ chế tài chính chƣa đồng bộ và thiếu thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực của cán bộ nhân viên trong việc quản lý thu chi phí, lệ phí tại Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng còn nhiều hạn chế.

Thứ hai do Bộ giao chức năng, nhiệm thu thu phí, lệ phí cho các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập cùng loại phí dẫn đến cùng nhiệm vụ thu phí nhƣng cơ chế tài chính đƣợc hƣởng khác nhau dẫn đến mâu thuẫn và chênh lệch trong việc quyết toán và chi trả thu nhập cho CBVC.

Thứ ba, do Bộ chƣa quyết liệt rà soát; đánh giá tình hình thực hiện thu chi phí, lệ phí; phù hợp Đề án thu phí so với thực tế. Số dƣ chuyển năm sau từ tiền phí hàng năm tăng dần nhƣng Bộ chƣa có phƣơng án đánh giá, đề xuất để điều chỉnh tỷ lệ thu phí đƣợc để lại làm căn cứ Bộ Tài chính sửa đổi Thông tƣ. Thứ tƣ, Công tác tuyên truyền cho ngƣời dân và doanh nghiệp về việc nộp phí và lệ phí còn nhiều hạn chế, hoạt động này chƣa đƣợc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quan tâm chú trọng đầu tƣ.

Thứ năm, cơ chế sử dụng tiền phí đƣợc để lại của các đơn vị sự nghiệp công lập chƣa thật sự phù hợp với cơ chế quản lý tài chính hiện hành, do đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu chi phí, lệ phí tại bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)