Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc về thu chi phí và lệ phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu chi phí, lệ phí tại bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 43)

Nhân tố thứ nhất “Nhân tố về thể chế tài chính”: Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu - chi phí, lệ phí, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn, phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói tr n đạt đƣợc hiệu quả (ví dụ: đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập).

Nhân tố thứ hai “Nhân tố về bộ máy và cán bộ”. Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý thu - chi ngân sách ngƣời ta thƣờng đề cập đến quy mô nhân sự và cơ cấu tổ chức bộ máy thu - chi phí, lệ phí và các mối quan hệ về phân cấp thu chi phí, lệ phí, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này.

Nhân tố thứ ba “Nhân tố về mức độ phát triển nền kinh tế và mức thu nhập”: Việc quản lý thu - chi ngân sách luôn chịu ảnh hƣởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của ngƣời dân tr n địa bàn. Trƣờng hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu phí, lệ phí còn khó khăn.

Nhân tố thứ tƣ “Nhân tố về tổ chức công khai thu chi phí lệ phí”: Công khai thu nội dung thu và mức thu phí là bắt buộc trong quy định về quản lý thu phí, lệ phí, là nghĩa vụ của ngƣời cung cấp thông tin và là quyền lợi của ngƣời sử dụng thông tin sẽ là điều kiện để công tác quản lý NSNN có sự minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát,... Từ đó, điều chỉnh phƣơng thức quản lý thu phí, lệ phí một cách có hiệu quả.

Nhân tố thứ năm “Nhân tố về hệ thống kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình thu chi phí, lệ phí”. Trong thực tế, không ít các cá nhân và tổ chức có hành vi trục lợi tiền phí, lệ phí làm thất thu NSNN; chi ti u không đúng chế độ quy định ảnh hƣởng đến công tác quản lý NSNN. Vì vậy, hiệu lực của hệ thống thanh tra, kiểm tra càng đƣợc tăng cƣờng, càng đƣợc xem trọng một

cách thực chất hơn thì ngân sách mới tránh khỏi nguy cơ bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, đồng thời giữ nghi m đƣợc kỷ cƣơng, kỷ luật trong công tác quản lý. Và khi đó, hiệu quả công tác QLNSNN mới có thể đƣợc nâng cao.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu

Tài liệu, dữ liệu đƣợc tác giả sƣu tầm và thu thập từ số liệu tổng hợp của Vụ Kế hoạch- Tài chính thuộc Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng, gồm:

- Về số liệu thu chi phí lệ phí từ năm 2017-2019, gồm:

+ Báo cáo xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nƣớc 05 năm (2016-2020); 03 năm (2017-2019);

+ Báo cáo xây dựng dự toán NSNN các năm 2017, 2018, 2019; các Quyết định giao dự toán NSNN các năm từ 2017-2019; các Quyết định điều chỉnh dự toán NSNN trong các năm từ 2017-2019; các báo cáo quyết toán NSNN trong các năm từ 2017-2019.

Ngoài ra, các báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nƣớc về phí, lệ phí.

- Về cơ chế, chính sách: tác giả căn cứ trên trên các tài liệu sau đề phân tích số liệu thực tế về triển khai thu chi phí, lệ phí tại Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

+ Luật ngân sách nhà nƣớc ngày 25 tháng 6 năm 2015;

+ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nƣớc;

+ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nƣớc 03 năm;

+ Thông tƣ số 69/2017/TT-BTC ngày 7/7/2017 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm;

+ Các Thông tƣ hàng năm của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về xây dựng dự toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nƣớc 03 năm: Thông tƣ 71/2017/TT-BTC ngày 13 tháng 7 năm 2017; Thông tƣ

54/2018/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2018; Thông tƣ 38/2019/TT-BTC ngà 28 tháng 6 năm 2019.

+ Các văn bản ban hành quản lý nhà nƣớc về Phí lệ phí nhƣ Luật Phí, lệ phí năm 2017 của Quốc Hội, Nghị định 120/2016/ NĐ-CP hƣớng dẫn Luật phí, Lệ phí của Chính phủ, các Thông tƣ quy định mức thu, chế độ thu nộp phí,lệ phí của Bộ Tài Chính, và các hƣớng dẫn cụ thể của Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng.

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số li u

Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu luận văn Thạc sĩ này. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trƣớc, từ quan sát) là để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra.

Ở Luận văn này, tác giả tận dụng phƣơng pháp thu thập số liệu có sẵn tại cơ quan công tác (các số liệu này đã qua rà soát, tổng hợp, quyết toán và công khai tài chính); đồng thời tác giả sƣu tầm các chế độ chính sách li n quan đến quản lý nhà nƣớc về thu, chi phí lệ phí tại cơ quan Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng. Ngoài ra, còn tổng hợp các kiến nghị, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thu chi phí lệ phí tại các đơn vị thu phí trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

Nhƣ vậy, thu thập số liệu nghiên cứu là một bƣớc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Để có đƣợc số liệu chính xác, đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu, học viên phải lựa chọn cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng sao cho phù hợp với câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và các nguồn lực có đƣợc để thực hiện nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc về thu chi phí, lệ phí.

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích tài li u

Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, tài liệu, các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc thu phí, lệ phí khác

nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu hơn quản lý nhà nƣớc thu phí lệ phí. Tổng hợp là liên kết từng khía cạnh, từng bộ phận thông tin đã đƣợc phân tích để đúc kết lý thuyết một cách đầy đủ và sâu sắc về quản lý nhà nƣớc về thu chi phí, lệ phí.

Phƣơng pháp thống kê mô tả: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tổ, phƣơng pháp đồ thị và bảng thống kê, tổng hợp các chỉ tiêu là số tuyệt đối và số tƣơng đối từ đó đƣa ra các nhận định mô tả thực trạng hiện nay về quá trình quản lý nhà nƣớc thu phí, lệ phí ở Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng.

Phƣơng pháp phân tích hệ thống: Là phƣơng pháp nghi n cứu và xem xét thực tiễn để rút ra kết luận đánh giá thực tiễn một cách khoa học. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phản ánh một cách rõ ràng thực trạng và đề xuất một cách có hệ thống các giải pháp nhằm đẩy mạnh quản lý nhà nƣớc về thu chi phí, lệ phí

Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc thu phí, lệ phí ở Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng, so sánh các chỉ số qua các năm, so sánh chéo với các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, so sánh với mục ti u đặt ra, so sánh giữa các điều kiện và kết quả thực hiện trong quá trình quản lý nhà nƣớc về thu phí, lệ phí đƣợc sử dụng phân tích kết quả thu phí, lệ phí trong chƣơng 3.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU CHI PHÍ VÀ LỆ PHÍ TẠI BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

3.1. Giới thiệu khái quát về cơ cấu tổ chức Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

3.1.1. Giới thi u chung về Bộ Tài ng yên à Môi trường

Quá trình hình thành và phát triển:

Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng đƣợc thành lập tr n cơ sở hợp nhất một số cơ quan, lĩnh vực quản lý chuyên ngành, bao gồm: đất đai; tài nguy n nƣớc; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trƣờng; khí tƣợng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc, bản đồ; và quản lý tổng hợp và thống nhất biển và hải đảo. Các lĩnh vực do Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng quản lý đều gắn liền với sự phát triển của đất nƣớc.

Ngay sau khi giành đƣợc chính quyền, nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã tổ chức chính phủ lâm thời và xác định các lĩnh vực do nhà nƣớc quản lý trong đó có các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về tài nguy n và môi trƣờng, cụ thể nhƣ sau:

- Ngày 25 tháng 9 năm 1945, Phòng Bản đồ thuộc Bộ tổng tham mƣu đƣợc thành lập.

- Ngày 03 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 41/SL, tuyên bố bãi bỏ tất cả các công sở và các cơ quan thuộc Phủ Toàn quyền Đông dƣơng. Chuyển giao toàn vẹn bất động sản, động sản và nhân viên hiện tòng sự sang các Bộ của chính phủ lâm thời Việt Nam. Theo đó, đã thành lập các sở sau: Sở Tổng Thanh tra Khoáng chất và kỹ nghệ đƣợc chuyển sang Bộ Quốc dân Kinh tế; Sở Trƣớc bạ, Văn tƣ, Quản thủ điền thổ và thuế trực thu đƣợc chuyển về Bộ Tài chính; Sở Thi n văn và Đài Thi n văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Công chính và Giao thông.

Đây là cơ sở để thành lập cơ quan quản lý nhà nƣớc về địa chất và khoáng sản cũng nhƣ quản lý nhà nƣớc về đất đai và khí tƣợng thủy văn trong chế độ mới.

Ngày 04 tháng 3 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng (thay thế Nghị định số 25/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008). Theo đó, Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng đã đƣợc kiện toàn tƣơng đối tổng thể từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức. Về chức năng, đã bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nƣớc về biến đổi khí hậu; về nhiệm vụ, đã phân định trách nhiệm vụ thể giữa Bộ với các Bộ ngành khác về việc định giá đất cụ thể, quản lý nƣớc các lƣu vực sông, đa dạng sinh học, sức khỏe môi trƣờng quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; tăng cƣờng nhiệm vụ về địa chất, khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản; quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng trong phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu; bổ sung nhiệm vụ quản lý và phát triển công nghệ viễn thám phục vụ công tác quản lý tài nguy n môi trƣờng, phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ cấu tổ chức, đã thành lập Cục Viễn thám quốc gia tr n cơ sở Trung tâm Viễn thám quốc gia; có cơ cấu tổ chức phòng trong các Vụ trực thuộc Bộ; quy định Cục Quản lý tài nguy n nƣớc có Chi cục tại thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Trung bộ, miền Trung và Tây Nguyên; đổi tên một số đơn vị trực thuộc Bộ: Vụ Thi đua - Khen thƣởng thành Vụ Thi đua, Khen thƣởng và Tuyên truyền; Tổng cục Địa chất và Khoáng sản thành Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguy n nƣớc thành Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguy n nƣớc quốc gia.

Ngày 04 tháng 04 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng (thay thế Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013). Theo Nghị định, Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực đất đai, tài nguy n nƣớc, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trƣờng, khí tƣợng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển và hải đảo, viễn thám, quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Nghị định đã bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nƣớc về viễn thám và chỉnh lý cụm từ "tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng" đối với chức năng quản lý nhà nƣớc về biển và hải đảo để phù hợp với Luật Tài nguy n, môi trƣờng biển và hải đảo. Ngoài các nội dung đƣợc kế thừa của Nghị định số 21/2013/NĐ-CP, Nghị định mới đã bãi bỏ một số nội dung không còn phù hợp, cập nhật bổ sung một số nhiệm vụ để đảm bảo phù hợp với các văn bản pháp luật mới đƣợc ban hành.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức Bộ Tài ng yên à Môi trường:

Cơ cấu tổ chức Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

+ Chức năng nhiệm vụ Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng

Vị trí và chức năng: Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguy n nƣớc; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trƣờng; khí tƣợng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Nhiệm vụ và quyền hạn: Bộ Tài nguy n và Môi trƣờng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01

tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chƣơng trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã đƣợc phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chƣơng trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.

3. Trình Thủ tƣớng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tƣớng Chính phủ.

4. Phê duyệt chiến lƣợc, quy hoạch, chƣơng trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ, các dự án đầu tƣ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ; kiểm tra, hƣớng dẫn việc thực hiện sau khi đƣợc phê duyệt.

5. Ban hành thông tƣ, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nƣớc đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguy n và môi trƣờng; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu chi phí, lệ phí tại bộ tài nguyên và môi trường​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)