Bối cảnh kinh tế hiện nay

Một phần của tài liệu 191 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần quản lý quỹ bông sen (Trang 60 - 62)

Thuận lợi

- Đầu năm 2021 mặc dù dịch Covid có diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, tuy nhiên trước việc kiểm soát dịch tốt của Nhà nước, nền kinh

tế Việt Nam được đánh giá sẽ có sự hồi phục và có thể phát triển theo chiều hướng

ổn định. Trước tình hình dịch bệnh, Việt Nam là một trong những nước có

mức tăng

trưởng kinh tế dương. Ngoài ra, việc Việt Nam còn chú trọng, chủ động tham gia

các hiệp định thương mại song phương, đa phương có thể giúp nền kinh tế

đất nước

phục hồi nhanh.

- Nền kinh tế tăng trưởng cũng sẽ giúp thị trường chứng khoán phát triển hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Thêm vào đó, Việt Nam cũng như nhiều nước

trên thế giới đang dần dần tiến hành tiêm phòng vaccine chống Covid cho

toàn dân

để tạo miễn dịch cộng đồng. Người dân cũng như các doanh nghiệp hoàn toàn có

thể kỳ vọng dịch bệnh được kiểm soát. Từ đó, hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp nói chung và doanh nghiệp niêm yết có thể quay lại tăng trưởng bình thường

như các giai đoạn chưa có dịch bệnh. Mặt bằng lãi suất tại Việt Nam được dự báo

vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2021. Điều này là động lực cho các nhà

quả trên khối tài sản của mình. Họ sẵn sàng trải nghiệm đầu tư với những tổ chức chuyên nghiệp.

Khó khăn

- Tình hình dịch bệnh Covid hiện vẫn khó lường, nguy cơ lây lan dịch luôn luôn tiềm ẩn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình Việt Nam mở cửa với nền

kinh tế trở lại, vẫn còn xu hướng bảo hộ nền thương mại trên thế giới có thể ảnh

hưởng đến các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp niêm yết nói

riêng. Từ đó ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

- Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy ngày càng phát triển nhưng còn non trẻ so với các TTCK đã hoạt động hàng chục, hàng trăm năm trên thế giới. - Về tiềm năng ngành, số lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường quỹ

tuy tăng mạnh nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tiềm năng dân số (do

chưa có

thói quen đầu tư). Ngoài ra nhà đầu tư có tâm lý chung là muốn tự đầu tư thay

vì ủy

thác cho các công ty QLQ chuyên nghiệp, dẫn đến hoạt động ủy thác danh mục

chưa phát triển mạnh.

- Nhà đầu tư còn thiếu thông tin cũng như kiến thức về ngành quỹ. Số lượng quỹ tại Việt Nam còn nhỏ so với các thị trường quốc tế. Tính đến thời điểm hiện

nay, thị trường có 45 công ty QLQ đang hoạt động bình thường, trong đó có 4 công

ty thuộc dạng tái cấu trúc. Tổng vốn điều lệ tại thời điểm hiện tại của các

công ty

đang hoạt động đạt gần 3.500 tỷ đồng. Ngoài ra, vẫn còn nhiều quỹ hoạt động thua

lỗ chưa tạo được sự tin tưởng cho nhà đầu tư.

- Tăng doanh thu nghiệp vụ kinh doanh. Công ty tập trung vào hoạt động chính là cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng cá nhân cũng

như tổ chức và tăng cường hoạt động tư vấn ĐTCK cho khách hàng. Thực hiện

quản lý tốt chi phí đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động

kinh doanh. Từ đó, hướng đến đạt lợi nhuận sau thuế trong năm tới phải tăng

lên tối

thiểu 15% so với năm 2020.

- Không chỉ tăng về số lượng khách hàng cá nhân và tổ chức mà còn tăng cả giá trị của các hợp đồng. Đặt khách hàng làm trung tâm cho mọi sự suy nghĩ và

hành động, từ đó, xây dựng giá trị nguồn nhân lực dựa trên năng lực và văn hóa

doanh nghiệp.

- Rút ngắn quy trình làm thủ tục giấy tờ, chuyển giao giấy tờ. Ưu tiên việc áp dụng các phần mềm, chữ ký số để hỗ trợ công việc. Đào tạo nhân viên để

thực hiện

tốt dịch vụ chăm sóc, tư vấn cho khách hàng. Luôn có kế hoạch tuyển dụng cũng

như dự trù nhân sự. Công ty cần thường xuyên trau dồi, bổ sung kỹ năng cho các

nhân viên, đồng thời việc kiểm tra, đánh giá năng lực của từng nhân viên

cũng phải

thường xuyên. Qua đó, ý thức của nhân viên sẽ tốt hơn và hoàn thành tốt hơn nhiệm

vụ được giao, giúp hoàn thành được mục tiêu chung của công ty.

Một phần của tài liệu 191 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần quản lý quỹ bông sen (Trang 60 - 62)

w