- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp:
+ Trước hết là Ban lãnh đạo doanh nghiệp là những người đưa ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có năng lực quản lý tốt, nhanh nhẹn, năm bắt thời cơ, thận trọng trong việc đưa ra những chính sách, phương hướng phát triển doanh nghiệp. Nếu đưa doanh nghiệp đi đúng hướng có thể lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng rất nhanh trong thời gian ngắn. Ngược lại có thể kiến lợi nhuận giảm, nghiêm trọng hơn là thua lỗ, phá sản.
+ Không chỉ ban lãnh đạo mỗi thành viên trong doanh nghiệp cũng cần làm việc có kỷ cương, chính trực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu thì doanh nghiệp mới phát triển bền vững, lợi nhuận doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp nào càng thu hút được nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao, làm việc hiệu quả sáng tạo thì doanh nghiệp đó sẽ có tiềm năng phát triển.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tình hình tài chính của doanh nghiệp còn đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính lớn sẽ có lợi thế lớn hơn trong việc mở rộng thị trường, khai thác thị trường mới cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ khả năng tài chính bị hạn chế việc mở rộng và khai thác các thị trường mới cũng khó khăn tác động đến sự tăng trưởng lợi nhuận
- Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp:
Trong từng thời kỳ khác nhau doanh nghiệp có thể đặt các mục tiêu khác nhau về lợi nhuận điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ chú trọng vào việc tăng trưởng lợi nhuận. Tuy nhiên tùy từng thời kỳ hoạt động mà
doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu khác nhau như : tối đa hóa doanh thu, phát triển thương hiệu doanh nghiệp, mở rộng hệ thống phân phối,.... làm cho mục tiêu về lợi nhuận có thể không được quan tâm hàng đầu,
- Nhân tố tác động đến chi phí của doanh nghiệp
Quản lý chi phí tốt giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận vì vậy các nhân tố tác động đến chi phí cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận:
+ Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất:
Việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh có thể rút ngắn quy trình sản xuất, nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó có thể giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Cuộc cách mạng công nghê 4.0 đã cho thấy áp dụng khoa học công nghệ hiện đại là bài toán của tất cả doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Công nghệ có thể giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã, phát triển sản phẩm, ngoài ra công nghệ cũng là thay đổi phương thức bán hàng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy việc áp dụng khoa học công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần cân nhắc vì đầu tư các công nghệ mới cần có nguồn lực tài chính lớn và nguồn nhân lực có trình độ cao để có thể vận hành nó.
+ Nâng cao năng suất lao động:
Doanh nghiệp cần sử dụng nguồn nhân lực của mình hiệu quả hơn, cần phân công lao động hợp lý, sử dụng đúng người đúng việc, phát huy được tối đa trình độ của người lao động từ đó nâng cao năng suất lao động giảm chi phí tạo ra sản phẩm. Nhìn nhận đúng người đúng việc không chỉ giúp doanh nghiệp sử dụng con người hiệu quả mà con tránh chảy máu chất xám trong doanh nghiệp. Sử dụng lao động hợp lý giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả hơn.
+ Nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp
Năng lực quản lý của người lãnh đạo doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản lý sản xuất, quản lý bán hàng, quản lý vốn tài chính giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Việc tổ chức quản lý tốt giúp doanh nghiệp tránh được lãng phí khi sử dụng các nguồn lực
tránh được những chi phí phát sinh không đáng có. Vì vậy doanh nghiệp cần tăng cường kiểm tra giám sát các bộ phận, đưa ra các chính sách quản lý, quy định chế tài phù hợp,... để quản lý tốt hoạt động của doanh nghiệp.
- Các nhân tố tác động đến doanh thu của doanh nghiệp
Các nhân tố làm tăng doanh thu cũng là những nhân tố tăng lợi nhuận của doanh nghiệp:
+ Giá bán hàng hóa, dịch vụ:
Giá cả hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ. Doanh nghiệp cần phải xác định giá bán hợp lý để vừa đảm bảo các chi phí doanh nghiệp bỏ ra vừa đảm bảo được lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo nguồn thu cho doanh nghiệp đảm bảo duy trì sản xuất và tái mở rộng sản xuất kinh doanh. Giá bán sản phẩm phải đủ lớn để chi trả hết những chi phí phát sinh thì doanh nghiệp mới có lợi nhuận. Tuy nhiên, giá bán cũng là cơ sở cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nên giá bán phải tương đồng với giá trị sản phẩm, chất lượng sản phẩm dịch vụ mà khách hàng nhận được.
+ Khối lượng hàng hóa dịch vụ tiêu thụ trong kỳ:
Cùng với giá cả khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ cũng là yếu tố trực tiếp tác động đén doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng lớn thì doanh thu của doanh nghiệp càng cao. Muốn khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên doanh nghiệp cần đảm bảo khả năng sản xuất và cung ứng hàng hóa; mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm như marketing, marketing online,.
+ Chất lượng hàng hóa dịch vụ, hình thức mẫu mã sản phẩm
Tăng chất lượng hàng hóa dịch vụ và phát triển mẫu mã sản phẩm là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng. Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm tăng là cơ sở để doanh nghiệp tăng giá thành sản phẩm. Không chỉ vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
+ Ngoài ra còn có nhiều nhân tố khác như: phát triển sản phẩm mới giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần nâng cao vị thế cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp, các cách thức bán hàng và thanh toán,....