Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 217 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần vật tư và xây dựng miền bắc (Trang 29 - 77)

- Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội:

Môi trường kinh tế văn hóa xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Tình hình kinh tế, xã hội ổn định là cơ hội để doanh nghiệp phát triển tăng trưởng, lợi nhuận doanh nghiệp được nâng cao. Các tác động của tình hình kinh tế xã hội đến doanh nghiệp như: chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị sẽ là gián đoạn các hoạt động của doanh nghiệp.

Trong hai năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID19 kinh tế, xã hội có nhiều bất ổn, suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp. Tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp không ổn định nhiều doanh nghiệp sản xuất phải tạm dừng do thiếu nguyên vật liệu, các hoạt động xuất nhập khẩu bị đóng băng dẫn đến thị trường tiêu thụ bị hạn chế, giá thành sản phẩm giảm mạnh trong khi giá thành sản xuất vẫn cao các doanh nghiệp lợi nhuận suy giảm, làm ăn thua lỗ dẫn đến đóng cửa phá sản.

- Thị trường và mức độ cạnh tranh của thị trường

Thị trường cạnh tranh giúp doanh nghiệp có động lực để phát triển những cũng là thách thức đối với doanh nghiệp. Thị trường là nơi tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp nên những biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp, tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp. Việc xác định đúng nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm hữu ích, đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần xác định được khả năng nguồn lực của đối thủ cạnh tranh để có những chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp mình sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. Thị trường càng khắc nghiệt, cơ hội của doanh nghiệp càng lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, cạnh tranh có thể làm lợi nhuận doanh

nghiệp tăng trưởng “nóng” nhưng cũng có thể kiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản.

- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Chính sách quản lý kinh tế Nhà nước ban hàng các chính sách kinh tế xã hội nhằm tạo ra hành lang pháp lý đối với các doanh nghiệp, các chế tài để quản lý các doanh nghiệp. Thông qua pháp luật, các chính sách, luật lệ, Nhà nước định hướng hoạt động của các doanh nghiệp. Chính sách kinh tế ổn định, phù hợp, kích thích sự phát triển của doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh. Một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới khoản lợi nhuận của các doanh nghiệp như: chính sách về thuế và chính sách lãi suất. Thuế và lãi vay phải trả đều là các khoản chi phí của doanh nghiệp vì vậy thuế suất và lãi suất càng cao sẽ làm giảm phần lợi nhuận của doanh nghiệp và ngược lại.

- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu biết tận dụng khoa học công nghê để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cải tiến quy trình sản xuất, phương thức phân phối sản phẩm doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đạt được thành công trong kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không bắt kịp với khoa học công nghệ sẽ dẫn đến tụt hậu,dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.

1.4. Vai trò của việc nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp

Lợi nhuận đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ vậy lợi nhuận của doanh nghiệp còn tác động đến những người lao động trong doanh nghiệp đó và rộng hơn là toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội.

1.4.1. Đối với doanh nghiệp và các chủ đầu tư

Thứ nhất: Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp trong toàn

bộ nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh

nghiệp hoạt động không có hiệu quả, không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì sẽ bị đào thải. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trườn, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt thì lợi nhuận là yếu tố cực kì quan trọng.

Thứ hai:Lợi nhuận tác động tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh

nghiệp làm ăn hiệu quả có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ khi đến hạn, tiềm lực, uy tín và vị thế tăng cao, và ngược lại. Tình hình lợi nhuận trong các năm của doanh nghiệp cũng là cơ sở để các chủ đầu tư đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không. Một doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm tăng trưởng ổn định sẽ rất thuận lợi trong các mối quan hệ kinh tế như có thể huy động thêm vốn dễ dàng, mua được hàng hóa với chiết khấu hấp dẫn,...

Thứ ba: Lợi nhuận là ngồn tài chính quan trọng, là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng

quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện tạo dựng và nâng cao uy tín trên thị trường, thu hút vốn đầu tư, bổ sung vốn kinh doanh, tăng thêm vốn chủ sở hữu, tạo sự vững chắc về mặt tài chính. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp có điều kiện trích lập các quỹ (quỹ đầu tư, quỹ phát triển, quỹ dự phòng tài sản, quỹ khen thưởng phúc lợi,...) để phục vụ cho việc tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng và công tác phúc lợi.

Thứ tư: Lợi nhuận là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của doanh

nghiệp. Một doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao khi tăng được doanh thu đồng thời kiểm soát chi phí và phải đảm bảo được tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí. Và doanh nghiệp chỉ đạt được điều đó khi công tác quản lý kinh doanh hiệu quả, thể hiện trên tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ phân phối sản phẩm. Trong trường hợp lợi nhuận giảm sút, sau khi loại trừ hết tất cả các nhân tố khách quan, có thể đánh giá rằng doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác quản lý kinh doanh.

Thứ năm: Đối với chủ đầu tư, lợi nhuận chính là lãi suất mà chủ đầu tư thu được khi

cao thì khả năng sinh lời của chủ đầu tư càng lớn, việc nâng cao lợi nhuận được các chủ đầu tư ưu tiên hàng đầu trong doanh nghiệp.

1.4.2. Đối với người lao động

Lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp, cải thiện đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao thì trước hết thu nhập của người lao động được đảm bảo, và đây cũng là điều kiện để doanh nghiệp trích lập các quỹ như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các chính sách đãi ngộ đặc biệt cho cán bộ công nhân viên,...Có thể nói chính nhờ lợi nhuận của doanh nghiệp mà người lao động có cuộc sống ổn định, đời sống vật chất và tinh thần được đảm bảo, là đòn bẩy kích thích người lao động tận tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động và hăng say sáng tạo trong công việc cũng như có tinh thần trách nhiệm và gắn bó với công ty. Từ đó gia tăng giá trị cả về chất và lượng cho doanh nghiệp.

1.4.3. Đối với Nhà nước

Lợi nhuận là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là nguồn thu chính, quan trọng nhất góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện công bằng xã hội, tăng cường lực lượng quốc phòng, cải thiện nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường kinh doanh, đầu tư, tài chính,... cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận là lý do phát sinh và là động lực để phát triển nền kinh tế quốc dân, rộng hơn chính là sự phát triển ổn định, vững mạnh của cả quốc gia. Nó thúc đấy quá trình mở cửa của nền kinh tế nhằm mở rộng việc trao đổi hàng hóa, trao đổi khoa học kỹ thuật. Các nước tiến hành mở cửa nền kinh tế nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài và phát huy mạnh mẽ nguồn lực bên trong. Đồng thời thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận cao hơn, điều đó đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường liên doanh liên kết, mởrộng quan hệ hợp tác dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

1.4.4. Đối với xã hội

Doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Từng doanh nghiệp hoạt động tốt, tăng trưởng và phát triển bền vững thì nền kinh tế, tiềm lực tài

chính của toàn quốc gia mới tăng trưởng và phát triển ổn định. Vì vậy nâng cao lợi nhuân doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình ổn định xã hội. Lợi nhuận là ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động là thu nhập của từng cá thể trong toàn xã hội. Lợi nhuận cao giúp nâng cao thu nhập bình quân đầu người, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Khi cuộc sống của người dân được quan tâm người dân sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân.

Lợi nhuận tăng trưởng các doanh nghiệp tăng cường tái sản xuất mở rộng để đảm bảo nhu cầu phát triển và gia tăng lợi nhuận. Các công ty, nhà máy, xưởng sản xuất mới được mở ra sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhân dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Khi tỷ lệ thất nghiệp giảm cũng là cơ sở để giảm các tệ nạn trong xã hội. Như vậy nâng cao lợi nhuận góp phần quan trọng vào công tác quản lý và đảm bảo trật tự xã hội.

Tóm lại, lợi nhuận của doanh nghiệp có một vai trò quan trọng không chỉ đối với

riêng bản thân doanh nghiệp mà còn đối với người lao động và toàn thể xã hội. Nhờ có lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh và tái sản xuất mở rộng. Các nguồn tích lũy cơ bản của doanh nghiệp hình thành từ lợi nhuận sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần cho người lao động. Nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp chính là nền móng xây dựng lên hệ thống kinh tế vững mạnh, nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

1.5. Kinh nghiệm nâng cao lợi nhuận của Doanh nghiệp

1.5.1. Kinh nghiệm

- Công ty Amazon:

Trong những năm vừa qua Thế giới có thể nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của các sàn thương mại điện tử trong đó nổi bật nhất có thể kể đến gã khổng lồ Amazon. Năm 2018 doanh thu của công ty này đạt 232,88 tỷ USD tăng 30,9% so với năm 2017 trong khi đó lợi nhuận năm 2018 đạt 10,07 tỷ đồng tằn 232.1% so với năm trước đó.

Như vậy có thể thấy lợi nhuận của Amazon tăng rất khủng trong năm 2018 không chỉ do sự gia tăng mạnh mẽ về doanh thu bán hàng mà yếu tố quan trọng quyết định hơn cả lại đến từ công tác quản lý các chi phí của doanh nghiệp. Việc đi đầu xu hướng của thế giới về sử dụng sàn thương mại điện tử để phân phối sản phẩm đã giúp Amazon giảm thiếu tối đa các chi phí bán hàng như mặt bằng, nhân công,... mà vẫn đảm bảo phân phối được hàng hóa đến nhiều thị trường khác nhau.

Đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đai dịch COVID19, doanh thu của Amazon tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 75,45 tỷ USD nhưng lợi nhuận lại giảm gần 31% xuống 2,5 tỷ USD (Theo báo cáo tài chính quý I công bố ngày 30/4/2020). Dù số đơn hàng tăng vọt, nhưng chi phí xử lý các đơn hàng trong đại dịch cũng lên cao, gây sức ép lên lợi nhuận. Ngoài ra việc tăng chi phí do số nhân viên tăng, họ còn nâng lương giờ cho các lao động đã dẫn đến lợi nhuận của Amazon giai đoạn này có sự ảnh hưởng.

Tuy vậy, năm 2020 Amazon lại là một trong số những doanh nghiệp hưởng lợi lớn từ đại dịch COVID19. Báo cáo kết quả kinh doanh mà Amazon công bố ngày 29/10/2020 cho thấy doanh thu của hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới này tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 96,1 tỷ USD. Lợi nhuận tăng 197%, đạt 6,3 tỷ USD. Các con số này đều vượt xa kỳ vọng của giới phân tích. Trong đó doanh thu từ các gian hàng trực tuyến trên Website của hãng tăng, doanh thu từ gian hàng của các bên thứ ba tăng, doanh thu tù điện toán đám mây tăng, doanh thu quảng cáo tăng chỉ duy nhất doanh thu từ của hàng thực tế giảm 10%. Như vậy những gián đoạn của đại dịch đã mang lại cho Amazon những lợi ích rất lớn nhưng nguồn gốc của những lợi ích đó vẫn bắt nguồn từ bản thân doanh nghiệp đã nắn bắt được cơ hội trong những khó khăn thách thức của nền kinh tế toàn thế giới.

- Tập đoàn FPT:

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID19 vẫn đang diễn biến phức tạp cả trong nước và thế giới. 87% doanh nghiệp Việt Nam chịu tác động xấu của của đại dịch, nhiều doanh nghiệp đã phá sản. Tập đoàn FPT lại là một trong những tập đoàn vẫn duy trì, tăng trưởng lợi nhuận. Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của FPT đạt 5.261 tỷ đồng, tăng 12,8% ; doanh thu đạt 29.830 tỷ đồng , tăng 7,6% so với cùng kỳ.

Trước đó, năm 2019, doanh thu FPT đạt 27.717 tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ, vượt 4% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT đạt 4.665 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ, vượt 5% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.912 tỷ đồng, tăng 21,0%. Nhiều năm gần đây nhờ việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ FPT đã duy trì được tăng trưởng lợi nhuận hai con số. Như vậy với việc đón đầu công nghệ đã mang đến cho FPT nhiều thành công trong những năm vừa qua đặc biệt là việc duy trì và nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Công ty Cổ phần Vinhome :

Đứng đầu trong lĩnh vực bất động sản trong nước có lẽ là Công ty Cổ phần Vinhome của Tập đoàn Vingroup. Tính riêng Quý 4 năm 2019 lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt là 8.645 tỷ đồng và 5.981 tỷ đồng, tăng tương ứng 78% và 132% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt 24.206 tỷ đồng, tương đương 118% kế hoạch, tăng 64% so với năm 2018 cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp bất động sản ( trung bình ngành khoảng hơn 20%).

Vinhome có lợi nhuận tăng trưởng cực mạnh do việc cải tiến nâng cao sản phẩm, phát triển nhiều dự án mới mang đến cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ thể hiện đẳng cấp, tiện nghi, sang trọng với thiết kế cầu kỳ độc đáo. Vinhome đã khẳng định được thương hiệu và vị thế chiếm lĩnh của mình trên thị trường khi sở hữu những bất động sản ở vị trí đắc địa, đi đầu trong phân khúc bất động sản cao cấp hàng trăm ngôi nhà, căn hộ đã được chào bán mang về doanh số khủng cho công ty này. Bên cạnh đó Vinhome cũng rất chú trọng xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, các dự án bất động sản của Vinhome thường được biết đến từ rất sớm ngay cả khi mới khởi công cùng với những lời đồn về chất lượng, an toàn, sự sang chảnh, hiện đại của nó. Chiến lược marketing này cũng đã thúc đẩy quá trình bán hàng của Vinhome và góp phần mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Không chỉ thế việc thắt chặt chi phí cũng là một khâu rất quan trọng đặc biệt là chi

Một phần của tài liệu 217 giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần vật tư và xây dựng miền bắc (Trang 29 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w