Hiện tại doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu trên thị trường tỉnh Hà Nam quy mô còn rất nhỏ trong khi các khu vực lân cận thị trường rất phát triển. Để nâng cao doanh thu của doanh nghiệp ngoài khai thác tốt thị trường hiện tại việc mở rộng thị trường sang các khu vực xung quanh là hết sức quan trọng.
+ Để tăng doanh thu trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản CTCP VT&XD miền Bắc cần thường xuyên tham dự, đóng góp vào các buổi ký kết hợp đồng, đấu thầu dự án. Tăng cường mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết với nhiều chủ đầu tư khác nhau từ đó sẽ có nhiều hợp đồng, dự án mới. Tham gia đấu thầu vừa mang lại các dự án lớn cho doanh nghiệp vừa có thể khẳng định uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp.
+ Mở rộng hệ thống phân phối bán hàng: Doanh nghiệp nên xem xét mở rộng phát triển thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện khác vừa giúp hoạt động bán hàng phát triển vừa quảng bá hình ảnh công ty.
+ Xây dựng website công ty: sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Website của công ty là sẽ là một kênh giới thiệu hình ảnh doanh nghiệp, quảng cáo hàng hóa dịch vụ, tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là một kênh phân phối online của doanh nghiệp với chi phí thấp, dễ tiếp cận khách hàng. Đặc biệt, trong thời điểm dịch COVID-19 dãn cách xã hội thì các tiếp cận khách hàng qua các kênh online, chính thống càng trở nên cần thiết.
+ Giao lưu, hợp tác, mở rộng các mối quan hệ trong xã hội. Khi doanh nghiệp càng có nhiều mối quan hệ khả năng tiếp cận khách hàng, đối tác của doanh nghiệp càng cao. Mở rộng phát triển các mối quan hệ có thể cho doanh nghiệp thêm nhiều dự án, nhiều thông tin về các BĐS khác nhau hoặc giới thiệu cho doanh nghiệp những khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp có thể khai thác.
- Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp là thước đo về độ hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp, quyết định xem khách hàng đó có sẵn sàng bỏ tiền ra để sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp không. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ giúp
công ty giữ chân được các khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
+ Đối với các BĐS doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề thủ tục pháp lý khi chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng cho người mua nhanh gọn, đúng thủ tục, đúng cam kết mà công ty đã thỏa thuận với khách hàng trước đó. Tránh xảy ra trường hợp tranh chấp ảnh hưởng uy tín, danh tiếng của công ty và quyền lợi của khách hàng.
+ Đối với công trình xây dựng cần nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo độ bền của các công trình như công trình đường bộ, đường sắt, và các công trình công cộng khác. Ngoài ra kiến trúc của công trình cũng cần được cập nhật liên tục theo nhu cầu của khách hàng. Các công trình phải được xây dựng đúng theo tiến độ đã thỏa thuận với khách hàng không để xảy ra tình trạnh chậm tiến độ. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng công trình.
+ Các hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm khác doanh nghiệp cần cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tăng công năng tính ưu việt của sản phẩm. Doanh nghiệp cần cập nhật những vật liệu mới, hiện đại thân thiện với môi trường để phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai.
+Tiến hành kiểm tra chéo giám sát, thẩm định chất lượng sản phẩm, tổ chức các buổi kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ giám sát chất lượng sản phẩm.
+ Lắng nghe nhu cầu, ý kiến, góp ý tích cực và phản ánh từ các khách hàng thân thiết những người đã trực tiếp trải nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Tận dụng các góp ý, nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp sẽ tiến hành cải thiện, phát triển các sản phẩm để đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng, mang lại cho khách hàng trải nghiệm sản phẩm tốt nhất, hài lòng nhất.
- Thứ ba, nâng cao uy tín, vị thế cạnh tranh:
Uy tín, danh tiếng doanh nghiệp rất quan trọng, là cầu nối doanh nghiệp với các đối tác và khách hàng. Doanh nghiệp có tín nhiệm cao sẽ được đối tác, khách hàng ưu tiên, tin tưởng hợp tác. Để nâng cao tên tuổi, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, doanh nghiệp nên:
+ Doanh nghiệp cần thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng phục vụ khách hàng, đối tác. Doanh nghiệp luôn thể hiện tác phong chuyên nghiệp, chỉnh chu trong khi làm việc để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, đối tác.
+ Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, hoàn thiện nhất . Doanh nghiệp cần chú trọng phát triển chất lượng sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng. Các công trình hay các sản phẩm khác doanh nghiệp cung cấp phải được giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm đảm bảo đạt yêu cầu trước khi được người tiêu dùng sử dụng. Hạn chế tối đa các khoản giảm trừ doanh thu do khách hàng không hải lòng với sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Các thủ tục hành chính pháp lý gọn gàng đúng quy đinh, chính xác, loại bỏ thủ tục hành chính không cần thiết rườm rà gây mất thời gian cho cả hai bên. Các thủ tục nên được xử lý phù hợp để thuận lợi cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và lợi ích của doanh nghiệp.
-Thứ tư, nắm bắt thông tin thị trường:
Nắm bắt các thông tin của thị trường, nắm bắt thông tin đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định được thị trường, xác định được vị thế của doanh nghiệp, nắm rõ các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết sách phù hợp với tình hình chung, tận dụng cơ hội tăng doanh thu, cải thiện lợi nhuận của công ty.
+ Như vậy doanh nghiệp cần có những phân tích, nghiên cứu thị trường, thường xuyên theo dõi cập nhật những biến động của toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như những thay đổi của thị trường bất động sản. Doanh nghiệp cũng cần chỉ ra những biến động của thị trường trong ngắn hạn, trung hạn cũng như trong dài hạn. Đồng thời xem xét ảnh hưởng của nó tới tình hình kinh doanh của doanh nhiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược phát triển thị trường, phát triển sản phẩm phù hợp.
+ Theo thống kê hàng năm nước ta vẫn có hàng trăm doanh nghiệp BĐS mới được thành lập trong khi nguồn tài nguyên đất là hữu hạn và ngày càng khan hiếm. Các công ty BĐS lớn thể hiện sự “bành chướng” của mình bằng các dự án phủ khắp
lãnh thổ Việt Nam. Tình hình cạnh tranh đang ngày càng gay gắt. Nghiên cứu, nhận định chính xác về các đối thủ cạnh tranh sẽ giúp công ty có những hướng đi tốt nhất trong giai đoạn tiếp theo.
- Thứ năm, phát triển doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu, thu nhập khác của doanh nghiệp
Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chưa tương xứng với những tiềm năng doanh nghiệp hiện có. Doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp cải thiện doanh thu HĐTC như:
+ Tận dụng nguồn tiền nhàn dỗi của doanh nghiệp cho vay hoặc gửi tiết kiệm để tăng tiền lãi của doanh nghiệp không để tiền chết trong công ty.
+ Nguồn vốn chưa sư dụng, nhàn dỗi có thể đầu tư mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn, dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu.
+ Tận dụng tối đa nguồn tiền từ chiết khấu thanh toán được hưởng từ đối tác khi mua hàng, đàm phán thỏa thuận hợp đồng khéo léo, linh hoạt hơn với đối tác đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.
-Thu nhập khác:
+ Doanh nghiệp cần tận dụng tối đa các nguồn lực như theo dõi quản lý các tài sản cố định đã qua sử dụng của doanh nghiệp cần thanh lý, nhượng bán.
+ Theo dõi, xử lý thu hồi các khoản nợ đã xóa sổ như liên lạc, thúc giục đối tượng vay nợ, có các biện pháp mạnh như khởi kiện với các khoản nợ lớn, lâu năm.
+ Theo dõi, thống kê quản lý các khoản thuế doanh nghiệp sẽ được hoàn lại để không bị sai sót, gian lận, biển thủ
+ Quản lý thống kê, các khoản thu phát sinh khác của doanh nghiệp.