Thứ nhất, giảm giá vốn hàng bán :
Là khoản tiền gần như cố định không thể thay đổi về con số tuyệt đối do lương của người lao động gần như không thể thay đổi. Tuy nhiên, nếu năng suất lao động tăng thì chi phí nhân công bình quân trên mỗi sản phẩm sẽ giảm. Vì vậy, một số giải pháp tăng năng suất lao động của công nhân như:
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của người lao động, đảm bảo người lao động làm việc nghiêm túc hiệu quả không làm việc riêng, trao đổi không liên quan đến công việc nói chuyện riêng , có quá nhiều thời gian rảnh trong giờ làm việc.
+ Quản lý, giám sát người lao động thường xuyên để hạn chế những sai phạm trong quá trình làm việc. Thành lập các đội nhóm kiểm tra thường xuyên theo tuần theo tháng và kiểm tra đột xuất để phát hiện, răn đe, xử lý kịp thời.
+ Nâng cao trình độ, chuyên môn của người lao động tăng năng suất làm việc và chất lượng công việc.
+ Áp dụng các công nghệ mới, hiện đại giảm sức người như trong quá trình khai thác khoáng sản hay trong các công trình xây dựng tăng năng suất lao động
- Chi phí sản xuất chung :
Tuyên truyền người lao động sử dụng nguồn nguyên liệu tiết kiệm, hợp lý. Tiến hành thanh tra kiểm tra đột xuất, giám sát thực tế xử phạt các trường hợp tư lợi, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên của công ty. Đưa ra những quy định, chế tài để có những hình thức răn đe, kỷ luật để làm gương trong doanh nghiệp.
- Chi phí NVL đầu vào:
Do nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm nên giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào cũng thay đổi và trở nên đắt đỏ hơn. Doanh nghiệp cần mở rộng tìm kiếm, khai thác các vùng nguyên liệu mới, liên doanh, liên kết hợp tác với các đối tác khác để tăng nguồn cung nguyên liệu tránh bị các đối tác ép giá, gây bất lợi cho doanh nghiệp.
Thứ hai, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp:
- Chi phí công cụ dụng cụ văn phòng: bút bi, giấy in, mực,... cần được sử dụng hợp lý hơn tránh trường hợp sử dụng bừa bãi không đúng mục đích gây thất thoát cho công ty. Tuyên truyền nâng cao ý thức của cán bộ, nhân viên để từng cá nhân có
trách nhiệm sử dụng tài sản hợp lý, không đê xuất hiện tình trạng “cha chung không
ai khóc” hao phí nguồn lực.
- Theo dõi, giám sát, đưa ra các quy định chế tài để xử phạt đối với các đối tượng cố ý không tuân thủ quy định của doanh nghiệp, sử dụng lãng phí tài sản nguồn lực, hoặc dùng với mục đích cá nhân.
- Tổ chức sát nhập, giảm trừ một số phòng ban hoạt động không có hiệu quả để tinh gọn bộ máy quản lý
- Chi phí thuê văn phòng: khảo sát tham khảo giá cả phù hợp với giá cả thị trường, đàm phán hợp đồng thuê nhà linh hoạt, chắc chắn, tránh trường hợp bị chủ nhà ép giá, tăng giá.
- Các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý như tiền điện, tiền nước,... cần được sử dụng đúng mục đích.
Thứ ba, kiểm soát tốt các chi phí khác:
- Đối với các khoản chi phí phát sinh như thuế, phí, lệ phí và các khoản tiền lãi trả chậm trả góp doanh nghiệp cần theo dõi, thống kê dự báo các khoản chi phí phát sinh này để hạn chế tối đa các chi phí này.
- Các khoản chi phí phát sinh từ thanh lý nhượng bán TSCĐ doanh nghiệp cần cân nhắc phù hợp với nguồn thu nhập từ thanh lý, nhượng bán sao cho phù hợp không để chi phí cao hơn doanh thu.
- Chi phí do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm hành chính và các tiền chi phạt bồi thường khác là các khoản chi phí không đáng có trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần làm việc có quy trình, tuân thủ hợp đồng kinh tế đã ký kết đối với các đối tác, khách hàng. Chỉ ra, khắc phục những sai phạm đã mắc phải trong những hợp đồng trước. Nếu là vi phạm của cá nhân có thể đưa ra những hình thức kỷ luật, bồi thường thiệt hại để không ảnh hưởng đến công ty.