II. Lưới điện phân phối:
a) Về đầu tư cung cấp điện về nông thôn: Đầu tư đưa điện về nông
thôn đã tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Điện đã góp phần vào thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập quán canh tác, qui mô sản xuất tạo điều kiện tăng năng suất lao động, tăng sản lượng thu hoạch; cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao dân
trí. Đưa điện về nông thôn chính là tạo điều kiện để thực hiện yêu cầu của sự phát triển đồng bộ, đồng đều của từng vùng, trong đósự phát triển ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng cao, hải đảo càng có ý nghĩa quan trọng, góp phần đem lại những lợi ích cơ bản và lâu dài là:
- Nâng cao dân trí, trình độ văn hoá giáo dục, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
- Tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế ngành nghề ở nông thôn.
- Kinh tế nông thôn phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp và đồng thời tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp.
- Cùng với sự phát triển giao thông, cung cấp nước sạch, điện sẽ thúc đẩy sự tập trung dân cưở nông thôn, vùng cao.
- Góp phần giảm bớt sự gia tăng dân số và giảm sức ép di dân vào các đôthị.
Lưới điện nông thôn, miền núi và hải đảo là kết cấu hạ tầng, trong những năm qua được đầu tư theo phương châm "Nhà nước và nhân dân; trung ương và địa phương cùng làm" đa dạng hoá đầu tư và quản lý cung ứng điện được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
Đường dây tải điện trung áp và trạm biến áp hạ áp do EVN đầu tư và
quản lý, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác; đường dây trục hạ áp được đầu tư bằng các nguồn vốn huy động của địa phương.
Nhánh rẽ từ đường trục hạ áp đến địa điểm sử dụng điện do tổ chức, cá nhận sử dụng điện đầu tư. Nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây dựng đường trục hạ áp và nhánh rẽ vào nhà dân hoặc xây dựng nguồn điện tại chỗ (ở những khu vực khó có khả năng đưa điện lưới quốc gia tới) cho vùng miền núi, vùng xa (trong danh mục các xã đặc biệt khó khăn theo các quyết định của Chính phủ và Ủy ban dân tộc miền núi), các xã biên giới, các gia đình thuộc diện
chính sách theo quy định của pháp luật.
Trong những năm qua, mặc dù phải tập trung vốn đầu tư cho nguồn điện và lưới điện truyền tải, lại không được ngân sách cấp vốn đầu tư điện nông thôn nhưng EVN đã dành trên 1.500 tỷ đồng vốn của mình và vay tín dụng trong nước đầu tư đưa điện về trung tâm 55 huyện và gần 800 xã; đồng thời, EVN cũng đã tích cực tổ chức thực hiện Dự án Năng lượng nông thôn Việt Nam, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) 150 triệu USD, đầu tư cho trên
1.000 xã trong đó có trên 500 xã nghèo thuộc chương trình 135 của Chính phủ thuộc 34 tỉnh, cấp điện cho trên 450.000 hộ dân và dự án điện khí hoá
nông thôn miền nam vay vốn Cơ quan phát triển Pháp (AFD) 19 triệu EURO mở rộng cấp điện cho khoảng 138 xã thuộc 15 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ cấp điện cho khoảng 86.000 hộ dân; v.v.... để thựchiện mục
tiêu đưa điện về nông thôn của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, bằng vốn ngân sách địa phương và phụ thu tiền điện một số tỉnh có chương trình đầu tư của mình như chương trình phủ điện nông thôn của tỉnh Khánh Hoà, chương trình điện khí hoá của Quảng Nam vay vốn OPEC, chương trình điện khí hoá nông thôn ngoại thành phố Hồ Chí Minh, .... các chương trình đó đã góp phần tăng nhanh tốc độ đưa điện về nông thôn. Và sau khi hoàn thành chương trình, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo EVN hoàn trả vốn cho các địa phương gần 1.000 tỷ đồng.
Thực hiện các chương trình đưa điện về nông thôn trên đây đến nay, cả nước đã có 525/536 huyện có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 97,95% (còn 10 huyện đảo và 1 huyện đất liền có nguồn điện tại chỗ); số xã có điện 8.524/9.008 xã đạt tỷ lệ 94,63% (tính cả các phường và thị trấn thì tỷ lệ có điện lưới đạt 95,27%). Số hộ dân nông thôn có điện lưới là 11.513.687/13.088.174 hộ đạt tỷ lệ 87,97% (tính cả thành phố, thị xã thì toàn quốc có 16.315.512/17.943.820 hộ dùng điện lưới quốc gia, chiếm tỷ lệ
90,93%). Nhiệm vụ đầu tư đưa điện về hoặc đầu tư để có điện tại chỗ với 484 xã còn lại (gần 5% số xã) là nhiệm vụ hết sức nặng nề, cần lượng vốn đầu tư lớn, có suất đầu tư rất cao và không hiệu quả đề nghị Nhà nước hỗ trợ, bố trí vốn ngân sách để thực hiện.
Do vậy, kinh phí để thực hiện đầu tư các công trình đưa điện về nông thôn, miền núi đề nghị được ngân sách cấp và đưa vào quản lý trong Quỹ công ích.
Qua xem xét số liệu kết quả kinh doanh, thành phần phụ tải ánh sáng sinh hoạt ở nông thôn hiện nay đang chiếm khoản từ 16-17% tổng sản lượng điện thương phẩm của EVN. Với giá bán buôn tại công tơ tổng (390 đồng/kWh) so với giá thành bình quân, (theo bảng số liệu của năm 2002 và
2003 là thời điểm Chính phủ điều chỉnh giá bán buôn điện sinh hoạt tiêu dùng
ở nông thôn lên 390 đồng/kWh ) cho thấy phần EVN phải bù lỗ do chênh lệch
giá bán điện cho nông thônđược tổng hợp ở Bảng 2.4. dưới đây:
Biểu 2.4. Bù lỗ do chênh lệch giá bán điện cho nông thôn.
Giá bán điện Điện thương phẩm Doanh thu Giá thành b.quân Doanh thu theo giá thành Chênh lệch D.thu (đ/kWh) (kWh) (10P 6 P đồng) (đ/kWh) (10P 6 P đồng) (10P 6 P đồng) 2003 390 5.561.134.751 2.168.842 675 3.753.766 1 584 923 2002 360 4.992.944.119 1.797.460 632,5 3.158.037 1 306 577 Nguồn: (EVN - 2005)
Trong thời gian qua để cấp điện cho các vùng nông thôn, EVN bình quân hàng năm đầu tư trên 300 tỷ đồng theo mức độ khác nhau: Đầu tư lưới điện trung áp; đầu tư cả lưới điện trung và hạ áp; đầu tư cải tạo tiếp nhận lưới điện hạ áp bán điện đến tận hộ. Tuy nhiên cho dù dưới hình thức nào thì vấn đề đầu tư cho điện nông thôn với giá bán điện do Chính phủ quy định hiện
nay chỉ mang lại về mặt phát triển kinh tế - xã hội, còn đối với doanh nghiệp thì không mang lại hiệu quả về mặt tài chính mà luôn luôn phải bù lỗ.
Việc đưa điện về nông thôn kém hiệu quả bởi nguyên nhân là do chi
phí đầu tư rất lớn nhưng lượng điện sử dụng trong mỗi hộ nông dân rất nhỏ.
Theo tính toán của Công ty Điện lực 2 tại 78 xã điện khí hoá thuộc 15 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ (vốn vay AFD), thì số tiền đầu
313 triệu đồng/năm. Như vậy chỉ tính riêng doanh thu tiền điện cũng phải sau
12 năm mới bằng vốn đầu tư. Giá bán điện bình quân là 570 đồng/kWh, so với chi phí sản xuất toàn ngành điện năm 2004 là 675 đồng/kWh thì mỗi kWh bị lỗ 105 đồng. Riêng đối với mỗi xã miền núi thường có mức đầu tư cao hơn.
Ví dụ xã Phi Liêng, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng có 931 hộ gia đình với 6.319 nhân khẩu, đầu tư với số vốn là 4,5 tỷ đồng (bình quân 4,8 triệu đồng/hộ), giá bán điện bình quân 536,8 đồng/kWh, doanh thu 228 triệu đồng/năm. Như vậy phải sau 21 năm thì doanh thu mới bằng vốn đầu tư. Nếu so với dự kiến chi phí sản xuất bình quân ngành điện thì năm 2004 lỗ 138,2 đồng/kWh.
Đặc biệt, tại một số xã vùng sâu, vùng xa vốn đầu tư cho một hộ đến trên 30 triệu đồng nhưng doanh thu tiền điện một tháng chỉ được dưới 10.000 đồng, chưa đủ trả lãi vay Ngân hàng. Công trình đưa điện về xã Vầy Nưa 1,
huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình với tổng chi phí vốn đầu tư 5.224 triệu đồng, cấp điện cho 374 công tơ, bình quân một công tơ gần 14 triệu đồng. Nếu tính lãi suất vay 8,5% năm thì một tháng tiền lãi phải trả là 99.000 đồng. Trong
khi đó điện thương phẩm 1 tháng năm 2004 là 6.458 kWh, doanh thu
3.642.312 đồng, tiền bình quân một hộ gia đình là 9.700 đồng/tháng, riêng tiền trả lãi vay hàng tháng đã gấp 10 lần doanh thu tiền điện!
Sau đây là một số điển hình về thực tế đầu tư cho điện nông thôn:
- Đầu tư lưới điện trung, hạ áp và bán điện đến hộ dân (Dự án WB),
theo tính toán của Ngân hàng Thế giới cho dự án: tổng vốn đầu tư là 2.700 tỷ
VNĐ, trong đó vay WB 150 triệu USD; điều kiện cho vay: lãi suất 1%/năm
trong thời gian 20 năm có 8 năm ân hạn; đầu tư cho 902 xã, cấp điện cho hơn
sau đầu tư EVN quản lý bán điện đến các hộ tiêu thụ điện theo Biểu giá bậc thang Chính phủ quy định; và sau dự án EVN lỗ 50 triệu USD.
Tại Biểu 2.5. tổng hợp một số xã hoàn thành đóng điện đã vận hành của
Dự án WB (*) Mới chỉ tính phần doanh thu bù chi phí xây dựng; chưa tính
các khoản chi phí quản lý, chi phí khấu hao, chi phí trả lãi vay, sửa chữa, ....
trong quá trình vận hành) cho thấy thời gian tối thiểu để thu hồi vốn đầu tư nếu với giá bán điện bậc thang (550 đồng/kWh cho 100 kWh đầu tiên); đối với 2 xã Bình Đông (Quảng Ngãi) và Nam Yên (Kiên Giang) mới chỉ tính phần đầu tư thêm, chưa tính phần giá trị còn lại của lưới điện hiện có đang
cung cấp cho các hộ dân.
Biểu 2.5. Bảng thời gian tối thiểu để thu hồi vốn đầu tư
Nội dung Đơn vị Tuyên Quang Xã Bằng Cốc Xã Bình Quảng NgãiĐông Xã Nam Yên Kiên Giang
Tổng đầu tư 10P 6 P đồng 4.283 4.012 7.218 Điện thương phẩm b.quân kWh/tháng 8.552 67.673 105.016 Giá bán điện đồng/kWh 550 550 550 D.thu b.quân đồng/tháng 4.756.246 37,549,040 57.978.073 Mức tiêu thụ b.quân hộ/tháng kWh 23 39,83 19,9 Tỷ lệ ASSH % 96,6 97,3 98,8 Số hộ SDĐ hộ 386 1.699 2.104 Doanh thu b.quân/năm đồng/năm 57.074.953 450.588.489 695.736.880 Vốn đầu tư/ doanh thu (*) năm 75 9 10 Nguồn: (EVN - 2005)
- EVN thí điểm tiếp nhận lưới điện hạ áp, đầu tư cải tạo tối thiểu để bán điện trực tiếp đến hộ dân: Qua tính toán cho thấy, trong trường hợp giá bán điện tại công tơ tổng là 390 đồng/kWh là giá thành hợp lý, để cân bằng
thu chi giá thành bình quân của các xã đều lớn hơn giá bán điện bình quân rất nhiều từ 123 đồng/kWh đến hơn 2.000 đồng/kWh (xin xem phụ lụcsố 1).
- EVN đầu tư lưới điện trung áp, bán buôn cho các tổ chức bán điện tại công tơ tổng theo giá 390 đồng/kWh (Biểu 2.6.): Qua đây cho thấy rằng với giá bán điện hiện tại áp dụng bán điện cho các hộ dân nông thôn cho dù
bán tổng, hay bán lẻ đến hộ nông thôn đều làm cho doanh nghiệp đầu tưphần chịu một khoản lỗ rất lớn. Nếu chỉ để thu hồi vốn đầu tư giá bán điện đã phải lớn hơn giá hiện tại rất nhiều và cần phải có bài toán tính đầy đủ các yếu tố tạo nên giá bán điện cho nông thôn.
Bảng 2.6.
Nội dung Đơn vị X.ChiềngBôm Sơn La X.Phong Mỹ TT-Huế X.ThạchĐông Kiên Giang Tổng vốn đầu tư 10P 6 P đồng 1.135,9 2.577 1.354 Điện thương phẩm bình quân kWh/tháng 6.480 13.021 154.660 Giá bán điện đồng/kWh 390 390 390 Doanh thu b.quân đồng/năm 2.527.200 8.978.190 60.317.400
Tỷ lệ ASSH % 100 97 100
Vốn đầu tư/doanh
thu năm năm 449 287 22
Nguồn: (EVN - 2005)