TRONG NGÀNH ĐIỆN LỰC NƯỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về cơ chế hoạt động công ích của ngành điện lực (Trang 35 - 40)

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH 2.1.1. Khái quát một số thông tin về ngành Điện lực hiện nay: 2.1.1. Khái quát một số thông tin về ngành Điện lực hiện nay:

Về cơ bản hiện nay chúng ta đáp ứng nhu cầu điện năng cho nhu cầu

phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân cả nước, sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp với ngân sách Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, xây dựng được cơ chế quản lý phù hợp đối với các đơn vị thành viên trong nội bộ EVN theo hướng phân cấp mạnh, do đó đã tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển.

Điện năng sản xuất bình quân hiện nay tăng 15,8%/năm, sản lượng điện thương phẩm hiện đạt trên 44 tỷ kWh/năm 2005 (bình quân tăng 14-16%/năm 2000 - 2005), doanh thu tiền điện đạt trên 38.000 tỷ đồng/năm 2005, tỷ lệ điện dùng truyền tải và phân phối điện đạt dưới 12% (minh hoạ tại các đồ thị 2.1.- 2.2. - và 2.3.).

Nhiều vùng sâu, vùng xa, hải đảo đã được cung cấp điện. ĐKHNT đã

góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và giữ vững an ninh vùng biên giới, hải đảo. Hiện nay, số huyện đã có điện lưới

và điện tại chỗ đạt 100%, số xã có điện đạt 94,63% (8.524/9.008 xã), số hộ

nông thôn có điện đạt 88% (11.513.687/13.088.174 hộ). Tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện ở nước ta đã cao hơn một số nước trong khu vực như Philippin (64%), Inđônesia (40%), Bănglađét (57%), Srilanka (44%), Ấn Độ (39%),

Hình 2.1. đến 2.3. Đồ thị minh hoạ một số chỉ tiêu kinh doanh điện năng

Nguồn: (EVN - 2005)

Nguồn: (EVN - 2005) Hình 2.4. Đồ thị minh hoạ tỷ lệ điện khí hóa nông thôn Việt Nam

EVN hiện có 54 đơn vị trực thuộc, trong đó có 41 đơn vị thành viên và 13 Ban quản lý đầu tư xây dựng. Tổng công ty thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp, bao gồm:

- Khối hạch toán phụ thuộc gồm: 14 nhà máy phát điện, 04 công ty truyền tải điện, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và Trung tâm Công nghệ thông tin.

- Khối hạch toán độc lập gồm: 07 Công ty Điện lực, 04 Công ty tư vấn xây dựng điện, 02 Công ty sản xuất thiết bị điện và Công ty Thông tin viễn thông Điệnlực.

- Khối sự nghiệp gồm: Viện Năng lượng, Trung tâm thông tin và dịch vụ khoa học kỹ thuật ngành điện, Trường Đại học Điện lực, Trường Cao đẳng Điện lực, Trường Trung học Điện lực và Trường Đào tạo nghề Điện.

- Khối Quản lý dự án đầu tư & xây dựng gồm: 13 Ban quản lý dự án nguồn và lưới điện.

2.1.2. Về quản lý tài sản hệ thống điện:

Hiện nay, EVN đang quản lý một khối lượng tài sản hệ thống điện với nguyên giá tài sản cố định là 96.306.678 triệu đồng, cụ thể như sau:

- Tổng Công suất lắp đặt của các nhà máy điện toàn hệ thống điện Việt

Nam mà EVN đang quản lý vận hành và khai thác là 11.340 MW, trong đó

EVN quản lý trực tiếp là 8.822 MW và ngoài EVN là 2.318 MW (Đồ thị hình 2.4.; Bảng 2.1. giới thiệu công suất thiết kế các nhà máy điện);

- Lưới truyền tải điện: Tổng chiều dài các đường dây cao áp từ 110 kV đến 500 kV đạt 17.083 km, với tổng dung lượng các trạm biến áp (TBA) từ

Bảng 2.1.

Tên

loạinhà máy điện Công suất thiết kế (MW)

Nhà máy thuỷ điện 4.155

Nhà máy nhiệt điện than 1.245

Nhà máy nhiệt điện dầu (FO) 198

Tua bin khí (khí + dầu) 2.939

Công suất lắp đặt của các IPP 2.518

Tổng công suất phát toàn bộ, trong đó:

công suất các nhà máy điện thuộc EVN là

11.340

8.822

Nguồn: (EVN - 2005)

- Lưới điện phân phối: Tổng chiều dài đường dây trung áp là 115.308

km, với tổng dung lượng các TBA trung gian là 3.663 MVA; và tổng chiều dài đường dây hạ áp là 109.199 km, với tổng dung lượng TBA phân phối là 24.941 MVA (Bảng 2.2.);

Bảng 2.2. Khối lượng hệ thống truyền tải và phân phối điện hiện nay

TT Lưới điện Đơn vị Khốilượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về cơ chế hoạt động công ích của ngành điện lực (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)