Theo Li-Tzang (Jane) Hsu, Soo Cheong (Shawn) Jang và Deborah D. Canter (2010, tr.451), một thương hiệu kinh doanh nhà hàng muốn tiến hành nhượng quyền cần chú trọng xem xét đến các yếu tố chi phí kiểm soát, nguồn nhân lực doanh nghiệp và nền tảng kiến thức trong lĩnh vực nhượng quyền. Từ đó ta có thể chia các yếu tố nguồn lực bên trong ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại thành hai nội dung như sau:
* hất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhượng quyền thương mại
Khi tiến hành nhượng quyền thương mại, bên chủ thương hiệu sẽ phải thực hiện các bước xây dựng nền tảng nhượng quyền, cung cấp cho bên nhận quyền cả các dịch vụ hỗ trợ như đào tạo, marketing,... Ngoài ra các dịch vụ này còn phải được duy trì trong suốt quá trình hoạt động của bên nhận quyền, song song với công tác kiểm tra, giám sát từ phía chủ thương hiệu. Do đó, để đảm bảo được tính hiệu quả việc phát triển toàn hệ thống thì việc xây dựng đội ngũ nhân lực cho việc kinh doanh nhượng quyền là một bước không thể bỏ qua. Như vậy, doanh nghiệp chỉ có thể thành công phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại khi sở hữu một đội ngũ nguồn nhân lực mạnh, tài năng, và có nghiệp vụ chuyên môn tốt, đặc biệt về nhượng quyền thương mại. Nếu yếu tố nguồn nhân lực không đủ mạnh, doanh nghiệp nhượng quyền sẽ rất dễ rơi vào tình trạng quá tải và không thể vận hành, triển khai phát triển hệ thống một cách bài bản và trên phạm vi rộng.
* Yếu tố tài chính
Cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế, vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Hoạt động nhượng quyền kinh doanh cũng chính là hoạt động của doanh nghiệp và việc phân tích tác động của nguồn lực tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa tương đồng với hoạt động nhượng quyền thương mại. Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nhượng quyền thương mại nói riêng. Do đó tất cả các hoạt động phát triển hệ thống nhượng quyền đều có ảnh hưởng đến vấn đề tài chính và ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình phát triển hệ thống nhượng quyền. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền.
Nhượng quyền kinh doanh cần nhiều phí hơn nhiều loại hình kinh doanh khác. Trước khi tiến hành quá trình nhượng quyền, nên chắc chắn rằng ý tưởng đó sẽ đem lại lợi nhuận tương xứng. Nếu chắc chắn việc kinh doanh theo kiểu nhượng quyền sẽ đem lại đủ lợi nhuận thì tiếp theo nên cân nhắc thực tế là quá trình khởi động ban đầu sẽ cần đến một khoản tiền khá lớn. Bạn sẽ phải trả tiền cho luật sư xử lí các văn kiện pháp luật và đăng kí quyền kinh doanh của bạn. Một số chi phí thêm nữa gồm trả công kế toán, làm tài liệu tiếp thị và thực hiện chương trình quảng cáo để quảng bá thương hiệu cho người mua tiềm năng. Đừng quên rằng đào tạo nhân viên và phát triển tài liệu hướng dẫn và các hệ thống khác mà bạn cần để vận hành kinh doanh nhượng quyền.
Qua đó cho thấy, phân tích tình hình tài chính bên nhượng quyền và bên nhận quyền là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động nhượng quyền và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại.
* Yếu tố văn hoá tổ chức
Văn hóa của tổ chức được xem là một nhận thức chỉ tồn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cá nhân. Vì vậy, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau, ở những vị trí làm việc khác nhau trong một tổ chức, có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung.
Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó.
Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất của tổ chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Hình ảnh đó có thể do nhiều yếu tố cấu thành nên. Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, thì về lý thuyết, hình ảnh về tổ chức đó sẽ bị khác đi. Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu luận văn
2.1.1. Các bước nghiên cứu của luận văn
Mỗi tác giả sẽ đưa ra quy trình khác nhau, ở luận văn này, tác giả đi theo quy trình nghiên cứu với các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu,tìm hiểu cơ sở lý thuyết về phát triển hệ thống nhượng quyền trong lĩnh vực F&B. Dựa vào cơ sở lý thuyết, nghiên cứu 02 chuỗi mô hình nhượng quyền trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam.
Bước 2: Thu thập dữ liệu thông tin thứ cấp từ các sách, báo khoa học, các bài nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành, các thống kê, báo cáo từ các tổ chức uy tín và quan sát trực tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn. Từ các thông tin thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá và xác định vấn đề còn tồn tại.
Bước 3: Căn cứ đánh giá và kết quả phân tích, đưa ra các giải pháp để giải quyết những tồn tại đã tổng kết ở bước 3.
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu đề xuất)
Phương pháp định tính
Đề xuất kiến nghị giải pháp Phân tích, xử lý dữ liệu
Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Thu thập dữ liệu thứ cấp Xác định vấn đề nghiên cứu
Bước 1:
Bước 2:
2.1.2. Thu thập tài liệu thực tế
Các quy định của pháp luật về Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam bao gồm nghị định số 35/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, thông tư số 09/2006/TT-BTM của Bộ thương mại về hướng dẫn đăng ký Nhượng quyền thương mại.
Tác giả nghiên cứu tài liệu Nhượng quyền khỏi nghiệp: Con đường ngắn nhất bước ra thế giới của tác giả Nguyễn Phi Vân năm 2015 để làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài của mình.
Ngoài ra, qua trao đổi, phỏng vấn, tài liệu trong và ngoài nước, các tài liệu trên mạng, tác giả có cái nhìn đa chiều về vấn đề đang nghiên cứu để đưa ra các ưu điểm cũng như các điểm đang còn tồn tại để từ đó đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện.
Kết quả việc thu thập dữ liệu lý thuyết và thực tế giúp tác giả có những lý luận và thực tế để hoàn thành bài luận văn của mình.
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu
Trong bài luận văn, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp thu thập thứ cấp để hoàn thành nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập thông tin tại 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH Cổng Vàng và Highlands Coffee.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu từ các nguồn thông tin có sẵn được công bố chính thức từ các nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến việc nghiên cứu phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B thông qua việc phát triển nhượng quyền thương mại của 02 chuỗi cửa hàng điển hình trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam.
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài chủ yếu là kết quả nghiên cứu và được công bố chính thức
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau như: Các công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước và quốc tế liên quan đến nhượng quyền thương mại như đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Một số giải pháp phát triển
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam năm 2005” của Lê Thị Thu Thuỷ, Đại học Ngoại thương hoặc Nhượng quyền khỏi nghiệp của Nguyễn Phi Vân, năm 2015….
Nội dung thu thập dữ liệu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Cách thức thu thập dữ liệu Dữ liệu cần
thu thập Mục đích Nguồn thu thập
Phƣơng pháp thu thập
Lý luận chung về phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B
Tìm hiểu về khung lý thuyết về nhượng
quyền, hệ thống nhượng quyền trong
lĩnh vực F&B, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống nhượng quyền Sách chuyên khảo tiếng Việt và tiếng Anh, Luật thương
mại 2005, các tài liệu khác trên mạng
Tra cứu tài liệu trong thư viện, tài
liệu số hoá trên mạng…
Giới thiệu khái quát về việc phát triển hệ
thống nhượng quyền của 2 thương
hiệu điển hình: Công ty TNHH Cổng Vàng và Highland coffee Tìm hiểu cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển của 2 thương hiệu và hệ thống nhượng quyền của 2 thượng
hiệu
Thông tin trên website chính thức của các thương hiệu
nhượng quyền Các tài liệu liên quan đến 2 thương
hiệu
Tra cứu tài liệu trong thư viện, tài
liệu số hoá trên mạng…
Thực trạng của việc phát triển hệ thống
nhượng quyền thương mại của 2
thương hiệu điển hình là công ty TNHH Cổng Vàng và Highland coffee Đánh giá tình hình phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của 2
thương hiệu điển hình là công ty TNHH Cổng Vàng và Highland coffee. Từ đó rút ra những thành công và hạn chế của việc phát triển nhượng quyền
Các tài liệu nội bộ của 2 thượng hiệu. Các tài liệu tổng
hợp ở các bài nghiên cứu trên các bài báo mạng trong và ngoài nước….
Tra cứu tài liệu trong thư viện, tài
liệu số hoá trên mạng…
Dữ liệu cần
thu thập Mục đích Nguồn thu thập
Phƣơng pháp thu thập
thương mại.
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu đề xuất)
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu là sử dụng bảng câu hỏi đã chuẩn bị để tiến hành phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các câu trả lời. Mục đích để thu thập thông tin về hoạt động nhượng quyền thương mại của 2 doanh nghiệp là Công ty TNHH Cổng Vàng và Highlands Coffee
Thiết kế bảng câu hỏi: Câu hỏi phỏng vấn bao gồm 2 phần bao gồm: phần thông tin
của người trả lời phỏng vấn, và phần câu hỏi phỏng vấn về hoạt động nhượng quyền thương mại (8 câu hỏi – phụ lục 1).
Đối tượng phỏng vấn: chủ các cửa hàng nhận nhượng quyền thương mại của Công
ty TNHH Cổng Vàng và Highlands Coffee, cụ thể:
Công ty TNHH Cổng Vàng: 3 cửa hàng (Isushi Nguyễn Chí Thanh, Sumo BBQ Huỳnh Thúc Kháng, Gogi Trần Thái Tông)
Công ty TNHH Highlands Coffee: 3cửa hàng (Highlands coffee Kim Mã, Highlands Coffee Vincom Trần Duy Hưng, Highlands Coffee Pullman Giảng Võ) Tác giả liên hệ với các chủ cửa hàng và xin hẹn gặp phỏng vấn tại các cửa hàng nói trên, tiến hàng phỏng vấn trong khoảng 30 – 60 phút.
2.3. Các phƣơng pháp xử lý dữ liệu
2.3.1. Phương pháp thông kê, mô tả
Thống kê mô tả là một chuỗi các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, phân tích bằng các phép toán trên đối tượng nghiên cứu từ đó để đưa ra các phân tích, dự báo, dự đoán và nhận định trong quá trình nghiên cứu khoa học. Thống kê và so sánh là hai phương pháp được tác giả sử dụng nhiều trong quá trình phân tích để có được những nhận định đánh giá các vấn đề nêu ra trong luận văn. Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng trong việc tổng hợp số liệu liên quan đến phát triển hệ thống nhượng quyền của 02 thương hiệu điển hình trong lĩnh vực F&B.
các năm và giữa các thương hiệu nhượng quyền với nhau. Từ đó, đưa ra những nhận định về việc phát triển nhượng quyền thương mại của các thương hiệu trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam
2.3.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích bắt đầu từ việc phân chia nội dung nghiên cứu thành các phần nhỏ hơn để phân tích trên các khía cạnh, góc độ khác nhau với mục đích làm sáng tỏ vấn đề cần được nghiên cứu, làm rõ.
Từ những dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích để đưa ra các nhận xét, kết luận về vấn đề nghiên cứu phục vụ trong việc xác định thực trạng phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B (điển hình là 02 thương hiệu công ty TNHH Cổng Vàng và Highlands coffee).
Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để ở chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận liên quan đến phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B từ đó làm cơ sở, tiền đề trong quá trình phân tích thực trạng về việc phát triển nhượng quyền thương mại (điển hình là 02 thương hiệu công ty TNHH Cổng Vàng và Highland coffee) trong chương III.
Từ việc phân tích thực trạng trên, tác giả rút ra được những cơ hội và thách thức cho việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B (điển hình là 02 thương hiệu công ty TNHH Cổng Vàng và Highland coffee) để làm cơ sở cho việc phân tích tìm ra giải pháp cho sự phát triển hệ thống nhượng quyền trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam
2.3.3. Phương pháp tổng hợp
Là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các thông tin đã thu thập được thành một chỉnh thể tạo ra một hệ thống dữ liệu mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp bao gồm những nội dung sau: - Lựa chọn tài liệu sao cho vừa đủ để xây dựng luận cứ - Sắp xếp tài liệu theo mục đích nghiên cứu
- Giải thích vấn đề
Các kết quả thu được từ việc thống kê, phân tích và so sánh sẽ được liên kết lại với nhau, tạo thành một chỉnh thể để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này nhằm mục đích cung cấp cái nhìn tổng quan từ những khía cạnh cụ thể để từ đó tạo cơ sở cho những đề xuất, cải thiện phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam.
2.3.4. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khoa học, có thể so sánh giữa các đối tượng nghiên cứu, so sánh cùng đối tượng nghiên cứu ở nhiều thời điểm khác nhau… Việc so sánh giúp cho người nghiên cứu có thể đánh giá kết quả nghiên cứu theo nhiều cách nhìn khác nhau.
Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng nhiều trong chương III khi nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B (điển hình là 02 thương hiệu công ty TNHH Cổng Vàng và Highland coffee). Cụ thể so sánh hệ thống phát triển nhượng quyền của các thương hiệu với nhau và sự phát triển nhượng quyền qua từng giai đoạn phát triển….
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP KINH DOANH
CHUỖI CỬA HÀNG F&B TẠI VIỆT NAM
3.1. Hoạt động phát triển hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại của công ty Cổng Vàng
3.1.1. Giới thiệu chung về công ty