Thâm hụt thương mại là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc lớn trên thế giới. Cán cân thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc liên tục thâm hụt mạnh kể từ năm 2000. Đặc biệt, mức độ thâm hụt tăng mạnh từ khi Trung Quốc gia nhập WTO. Theo số liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ - U.S Bureau of the Census (2017) về cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ năm 2017, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng mạnh lên 375 tỷ USD. Do đó, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh áp thuế nhập khẩu lên các mặt hàng của Trung Quốc khiến cho các mặt hàng của Trung Quốc khi nhập khẩu vào Mỹ sẽ mất đi những lợi thế cạnh tranh vốn có. Điều này giúp Mỹ có thể đạt được mức cân bằng thương mại với Trung Quốc. Dưới đây là biểu đồ thể hiện cán cân thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ trước khi xảy ra chiến tranh thương mại.
■ Mỹ XK sang TQ ■ My nhập khẩu từ TQ Tỷ USD
600
Hình 3.1: Cán cân thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trước khi chiến tranh thương mại xảy ra
(Nguồn: U.S Bureau of the Census, 2017)
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ tăng mạnh đó là các công ty đa quốc gia dần chuyển dịch nhà máy sản xuất về Trung
Quốc trong những năm gần đây. Theo báo cáo chuyên đề “Toàn cảnh chiến tranh thương
mại Mỹ Trung” (2018) của công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, việc áp thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc của Mỹ sẽ khiến cho các doanh nghiệp đa quốc gia xem xét di dời công xuởng sản xuất về Mỹ hoặc các quốc gia khác, góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc.
Theo báo cáo của McKinsey Global Institute (2019) về mối quan hệ của nền kinh tế Trung Quốc so với toàn cầu, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn nhất
thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP) vào năm 2014 và tính theo GDP, Trung Quốc
là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Nguyên nhân chính dẫn đến sự trỗi dậy mạnh mẽ này là mạng lưới cơ sở vật chất và nhân lực có thể sản xuất được rất nhiều mặt
hàng cung ứng cho thị trường hàng hóa trên thế giới. Với những lợi thế đó, Trung Quốc đang trở thành trung tâm giao thương lớn nhất thế giới. Cụ thể, bài báo cáo của McKinsey
chỉ ra Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của 33 nền kinh tế và là nhà cung cấp
hàng hóa lớn nhất của 65 nền kinh tế dựa trên dữ liệu nghiên cứu về kinh tế 186 quốc gia của McKinsey. Ngoài thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một yếu tố giúp cho nền kinh tế của Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ trong những năm gần đây. Cũng
theo báo cáo của McKinsey (2019), Trung Quốc là quốc gia đứng thứ hai thế giới về hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 2015
đến 2017.
Theo báo cáo của công ty chứng khoán Bảo Việt (2018), một trong những nguyên nhân khiến tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại là tham vọng trở thành cường quốc công nghệ toàn cầu của Trung Quốc. Cụ thể, theo báo cáo, Trung Quốc đã ban hành kế hoạch kéo dài 15 năm (2006-2020) để phát triển khoa học công nghệ và thông tin. Kế hoạch này được thực hiện nhằm mục đích đưa Trung Quốc từ trung tâm sản xuất với kỹ thuật thấp vươn lên dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ
trong năm 2050. Kế hoạch “made in China 2025” là một trong những kế hoạch cho thấy rõ tham vọng của Trung Quốc. Kế hoạch này ưu tiên phát triển các lĩnh vực như công nghệ thông tin thế hệ mới, công nghệ vũ trụ bao gồm các sản phẩm như trí tuệ nhân nhân
doanh nghiệp của Trung Quốc sẽ có nhiều khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh và đe dọa vị trí của các doanh nghiệp Mỹ hiện nay. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ lại cho rằng Trung Quốc đang cạnh tranh kém lành mạnh khi liên tục sử dụng những sáng chế công nghệ cốt lõi của Mỹ. Cụ thể, Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài phải thực hiện chuyển giao công nghệ khi hợp tác với các doanh nghiệp nội địa nếu muốn hoạt động tại
thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, vấn đề yếu kém trong luật sở hữu trí tuệ đã dẫn đến
việc vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc. Chính quyền Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc ăn cắp bí mật thương mại của các công ty công nghệ Mỹ, gây tổn thất hàng tỷ USD mỗi năm.
Tóm lại, nguyên nhân chính dẫn đến việc chiến tranh thương mại bắt đầu và ngày một leo thang là thâm hụt thương mại lớn của Mỹ đối với Trung Quốc, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và tham vọng trở thành cường quốc công nghệ lớn
nhất thế giới của Trung Quốc