Diễn biến sự kiện và tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu 010 ảnh hưởng của chiến tranh thương mại mỹ trung đến thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 42)

Thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ đầu năm 2018, khi đó, Mỹ thông

báo sẽ đánh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng nhôm và thép từ tất cả các quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Trước đó, Mỹ đã đề cập đến vấn đề Trung Quốc đang chiếm lĩnh nguồn cung cầu hàng hóa trên thế giới là một trở ngại. Bài nghiên cứu “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Nguyên nhân và phương thức các nước áp dụng” của Lê Quốc Phương được đăng trên tạp chí tài chính kỳ 1- tháng 8/2018 đã chỉ ra các cách thức áp dụng chiến tranh thương mại của mỗi bên dựa trên những lợi thế và điểm yếu:

- Phương thức áp dụng chiến tranh thương mại của Mỹ

Biện pháp thương mại: Mỹ áp các thuế quan nhập khẩu lên hàng hóa của Trung

Quốc.

Sau động thái áp thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa đầu tiên vào ngày 22/3/2018, Mỹ

tiếp tục áp thuế thêm 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Do không đạt được tiếng nói chung tại cuộc gặp G20, tổng thống Donald Trump tiếp tục

Biện pháp phi thương mại: Chính quyền Hoa Kỳ đã thực hiện một số biện pháp

nhằm

kiểm soát đầu tư của Trung Quốc vào những ngành công nghiệp cốt lõi của họ và tăng cường siết chặt hoạt động giao thương của Trung Quốc nhằm ngăn chặn hành vi mua lại công nghệ của Mỹ

- Phương thức áp dụng chiến tranh thương mại của Trung Quốc

Biện pháp thương mại: Để đáp trả lại thuế quan thương mại của Mỹ, Trung Quốc đã

ban hành thuế quan trả đũa lên hàng hóa của Mỹ. Tuy nhiên, tác dụng của thuế quan trả đũa khá hạn chế do trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu, năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu 131 tỷ USD từ Mỹ, thấp hơn nhiều so với 506 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc (U.S Bureau of the Census, 2017)

Biện pháp phi thương mại: Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp phi thương

mại nhằm hạn chế tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại lên nền kinh tế. Chính quyền Trung Quốc đã chủ động giảm giá đồng Nhân Dân Tệ để hỗ trợ xuất khẩu trước tình hình tiêu cực của chiến tranh thương mại. Điều này khiến cho chính quyền Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ. Theo số liệu từ Investing.com, vào ngày 5/8/2019, tỷ giá CNY/USD đã chính thức vượt ngưỡng 7 kể từ năm 2009, khiến cho quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng.

Với lợi thế nắm giữ số lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ, Trung Quốc có thể gây sức ép lớn lên chính quyền Mỹ bằng cách bán số lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ. Tuy

nhiên, điều này cũng làm kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh mà chỉ có thể gây tác động ngắn hạn lên nền kinh tế Mỹ.

Về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam, trong ngắn hạn, Việt Nam có thể tận dụng một số lợi thế từ chiến tranh thương mại do có cơ hội cung cấp hàng hóa vào chuỗi cung ứng bị thiếu hụt cho Mỹ thay Trung Quốc. Tuy nhiên, các nguyên liệu và thành phẩm đầu vào chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc nên gây nhiều khó khăn cho Việt Nam. Về dài hạn, thương chiến Mỹ - Trung sẽ đem lại những rủi ro tiềm tàng cho nền kinh tế Việt Nam

- Tác động tích cực

Đầu tiên, việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa của Trung Quốc khiến các mặt hàng này giảm khả năng cạnh tranh, tạo ra sự chuyển dịch trong cung ứng hàng hóa. Mỹ

sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa của những thị trường khác thay thế cho Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, các mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đều tăng mạnh trong năm 2019. Cụ thể, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt trị giá 8,9 tỷ USD, tăng 64,3%, máy tính và sản phẩm điện tử,

linh kiện đạt 6,05 tỷ USD, tăng 110,9%, hàng dệt may đạt 14,85 tỷ USD, tăng 8,4%, các sản phẩm gỗ đạt 5,33 tỷ USD, tăng 36,9%. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 61,35 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ (Tổng cục Hải quan, 2019)

Thứ hai, Việt Nam có cơ hội đón nhận dòng đầu tư, chuyển dịch sản xuất mới. Trước tình hình leo thang của chiến tranh thương mại, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc phương án chuyển dịch địa điểm sản xuất khỏi Trung Quốc nhằm tránh việc bị áp thuế lên các mặt hàng. Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ sự chuyển dịch FDI, đặc biệt đối với nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp. Với lợi

thế chi phí nhân công giá rẻ, sở hữu nhiều hiệp định thương mại FTA, chính phủ Việt Nam đã tận dụng cơ hội này để thu hút dòng vốn FDI. Theo số liệu thống kê từ Cục đầu tư và nước ngoài về tình hình thu hút đầu tư, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của Việt Nam trong năm 2019 đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với

cùng kỳ. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến với 64,6% tổng số vốn, đứng thứ hai là lĩnh vực bất động sản chiếm 10,2% tổng số vốn. (Cục đầu tư và nước ngoài, 2019)

- Tác động tiêu cực

Thứ nhất, nền kinh tế toàn cầu suy giảm do diễn biến leo thang của chiến tranh thương mại, kéo theo nhu cầu về xuất khẩu giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Thực tế, tại thời điểm căng thẳng thương mại leo thang, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại Việt Nam đã ghi nhận mức thâm hụt gần 1,3 tỷ USD vào tháng 5/2019. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập siêu 548 triệu USD,

Thời gian Nhà đầu tư trong nước Nhà đầu tư nước ngoài Tổng

trong đó, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 16,2 tỷ USD, tăng 45,9% so với cùng kỳ

(Tổng cục hải quan, 2019)

Thứ hai, việc tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ sẽ đem lại một số rủi ro. Trong báo cáo “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ" vào tháng 5/2019, Mỹ đã xếp Việt Nam cùng 8 quốc gia khác vào danh sách giám sát thao túng tiền tệ do thặng dư thương mại với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai

(The U.S. Treasury Department, 2019) Trong 9 quốc gia bị xếp vào danh sách giám sát

thao túng tiền tệ, Việt Nam là quốc gia có nhiều khả năng bị chuyển sang trạng thái thao túng tiền tệ nếu chính phủ không có biện pháp can thiệp kịp thời vì đã chạm 2 ngưỡng đánh giá quốc gia thao túng tiền tệ trên tổng số 3 ngưỡng được đưa ra bởi Bộ Tài Chính Hoa Kỳ. Hơn nữa, hoạt động mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khá mạnh trong thời gian gần đây. (Tạp chí tài chính, 2019)

Một phần của tài liệu 010 ảnh hưởng của chiến tranh thương mại mỹ trung đến thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 42)