Hoa Kỳ. Hơn nữa, hoạt động mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khá mạnh trong thời gian gần đây. (Tạp chí tài chính, 2019)
3.3. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam trước và sau khi chiến tranhthương mại xảy ra thương mại xảy ra
3.3.1. Thị trường chứng khoán năm 2017 - trước khi chiến tranh thương mại xảyra ra
- Chỉ số thị trường
Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2017), VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối năm ở mức 984,2 điểm, tăng 48% và chỉ số HNX-Index tăng 46% lên 116,9 điểm
- Quy mô vốn hóa thị trường, quy mô giao dịch
Năm 2017 là một năm thành công của thị trường chứng khoán Việt Nam với nhiều
“kỷ lục” mới. Mức vốn hóa thị trường tại thời điểm cuối năm đạt 3.514 nghìn tỷ đồng, tương đương với 70,18% GDP (Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, 2018). Vốn hóa thị trường tăng mạnh là nhờ các cổ phiếu lớn thuộc nhóm ngân hàng lên sàn giao dịch.
Quy mô giao dịch tăng mạnh trên hai sàn HOSE và HNX. Tại sàn HOSE, tổng KLGD năm 2017 đạt 48.070 triệu cổ phiếu tương ứng với GTGD đạt 1.061.183 tỷ đồng tăng lần lượt 48,2% và 73% so với cùng kỳ (Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh, 2017). Tại sàn HNX, tổng KLGD năm 2017 đạt 13.911 triệu cổ phiếu tương
ứng với GTGD đạt 161.054 tỷ đồng tăng lần lượt 20,2% và 24.7% so với cùng kỳ (Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội, 2017).
TỶ ĐỒNG
Hình 3.2: Vốn hóa TTCK Việt Nam năm 2017
(Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, 2017) - Cấu trúc nhà đầu tư
Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư tiếp tục tăng mạnh. Tính đến hết quý
IV/2017, số lượng tài khoản giao dịch đạt hơn 1,9 triệu tài khoản, trong đó tài khoản của
nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,561 tài khoản (Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, 2017)
Cá nhân Tổ chức Cá nhân Tổ chức
Q2/2017 1.781.880 7.877 17.880 2.684 1.810.321
Q3/2017 1.837.142 8.139 18.587 2.766 1.866.634
Bảng 3.1: Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư năm 2017
(Nguồn: Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, 2017)