Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lựa chọn điểm nghiên cứu là vấn đề rất quan trọng bởi điểm nghiên cứu ảnh hƣởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu.

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên là một trong những ngân hàng lớn và có uy tín trên địa bàn. Mặc dù sự hiện diện của BIDV Thái Nguyên chƣa đƣợc rộng khắp nhƣ một số ngân

hàng khác TTTMQT lại rất

lớn. Mặt khác, với nhiệm vụ hội nhập và phát triển, việc lựa chọn các sản phẩm chủ đạo để đẩy mạnh song song với kiểm soát rủi ro có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của nhiệm vụ đó. Vì vậy, luận văn sẽ tập

trung nghiên cứu, đánh giá để đ TTTMQT

tại ngân hàng này.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá đƣợc thu thập từ hai nguồn: (i) số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu,

các số liệu đã đƣợc công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức; các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo, luận văn, các website; (ii) số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng bảng hỏi.

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp thu đƣợc trên cơ sở thu thập thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu tại tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2012-2014 của BIDV Thái Nguyên, các tài liệu do Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên với các số liệu và đánh giá tình hình hoạt động của ngành ngân hàng và các vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ TTTMQT của NHTM.

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp thu đƣợc trên cơ sở điều tra, khảo sát theo phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn. Phiếu điều tra đƣợc phát cho khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng.

- Mẫu điều tra: Khảo sát đƣợc thực hiện điều tra khảo sát những khách hàng có sử dụng dịch vụ TTTMQT tại BIDV Thái Nguyên từ năm 2012 đến 2014 (75 khách hàng có giao dịch trong cả 3 năm). Việc chọn mẫu nhƣ vậy nhằm mục đích nhận đƣợc những đánh giá, nhận xét tổng quan trong cả quá trình giao dịch lâu dài với ngân hàng.

- Mục tiêu của cuộc khảo sát: Cuộc khảo sát nhằm đánh giá khách quan về dịch vụ TTTMQT của BIDV Thái Nguyên, đồng thời đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và những nhân tố tác động, chi phối đến việc phát triển dịch vụ này. Từ đó nghiên cứu, tìm ra giải pháp để phát triển hoạt động TTTMQT tại BIDV Thái Nguyên.

- Phƣơng pháp thực hiện:

Chọn mẫu điều tra: Tiến hành lựa chọn các khách hàng có sử dụng dịch vụ TTTMQT của BIDV Thái Nguyên trong cả 3 năm từ 2012 đến 2014: 75 khách

hàng. Trong đó, toàn bộ là khách hàng doanh nghiệp với số lƣợng và tỷ lệ cơ cấu nhƣ sau:

Bảng 2.1: Phân loại doanh nghiệp điều tra theo lĩnh vực hoạt động và thời gian sử dụng dịch vụ

Tiêu chí

Lĩnh vực hoạt động Thời gian sử dụng dịch vụ Nhập

khẩu Xuất khẩu

Xuất nhập khẩu < 1 năm 1 - 3 năm > 3 năm Số phiếu 48 22 5 9 24 42 Tỷ lệ (%) 64,0 29,3 6,7 12,0 32,0 56,0

Nguồn: Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra

- Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhƣ: (i) Phần thông tin chung với các câu hỏi nhằm phân loại đối tƣợng khách hàng, thời gian giao dịch với BIDV; (ii) Phần đánh giá của khách hàng với các câu hỏi nhằm đánh giá về tính đa dạng của sản phẩm, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm TTTMQT tại BIDV Thái Nguyên, cũng nhƣ đánh giá của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của BIDV Thái Nguyên, (iii) Kiến nghị, góp ý của khách hàng.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

- Từ các số liệu thu thập đƣợc ta tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.

- Các phƣơng pháp tổng hợp:

Phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu đƣợc tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm ứng dụng liên quan.

...

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.

- Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tƣơng đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tƣợng, sự vật theo thời gian và không gian. Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm, giữa các NHTM trên địa bàn với nhau từ đó đƣa ra đƣợc số liệu để đánh giá chất lƣợng dịch vụ của BIDV Thái Nguyên.

- Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Sử dụng và tra cứu các tài liệu có liên quan, lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình phân tích đánh giá để tìm ra đƣợc những kết luận chính xác và khoa học.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nhóm chỉ tiêu đánh giá nhƣ sau:

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quy mô dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế

+ Số dƣ tài trợ thƣơng mại quốc tế: Số dƣ TTTMQT là tổng giá trị các khoản TTTMQT của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm. Sự gia tăng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của dịch vụ TTTMQT tại ngân hàng so với thời điểm so sánh.

So sánh số dƣ này qua các năm chúng ta có thể thấy đƣợc mức tăng trƣởng hay sụt giảm đối với dịch vụ này.

+ Doanh số tài trợ thƣơng mại quốc tế: Doanh số TTTMQT là tổng giá trị các khoản TTTMQT phát sinh trong một thời kỳ nhất định. Đây là chỉ tiêu

phản ánh tình hình hoạt động TTTMQT của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định.

Chỉ tiêu này phản ảnh rõ hơn quy mô của dịch vụ này, so so sánh qua các năm chúng ta thấy đƣợc rõ hơn mức tăng trƣởng hay sụt giảm.

+ Số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế: Số lƣợng khách hàng có sử dụng dịch vụ TTTMQT trong một thời kỳ nhất định.

+ Số giao dịch tài trợ thƣơng mại quốc tế: Số lƣợng giao dịch TTTMQT trong một thời kỳ nhất định.

+ Dƣ nợ tài trợ thƣơng mại quốc tế/Tổng dƣ nợ tín dụng: Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng số dƣ TTTMQT trong tổng dƣ nợ tín dụng của ngân hàng, thể hiện quy mô hoạt động TTTMQT so với quy mô của các hoạt động tín dụng nói chung của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao, chứng tỏ ngân hàng đang chú trọng vào mở rộng TTTMQT.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế

Thu nhập từ dịch vụ TTTMQT phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động này. Nguồn thu này đến từ phí và lãi mà bên đƣợc TTTMQT phải trả cho NHTM khi sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh việc phản ánh tình hình hoạt động TTTMQT, chỉ tiêu này còn phản ánh chính sách phí và lãi suất của ngân hàng đối với dịch vụ này.

Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện, ngoài số liệu tuyệt đối còn phải xem xét thu nhập từ hoạt động TTTMQT trong mối quan hệ tƣơng quan với thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng.

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế trên tổng thu dịch

vụ (%)

=

Thu nhập từ hoạt động thƣơng mại quốc tế

× 100 Tổng thu dịch vụ

Chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động TTTMQT trong toàn bộ các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Tỷ trọng này càng lớn càng chứng tỏ tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng.

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá thị phần tài trợ thương mại quốc tế

Chỉ tiêu rõ ràng nhất để đánh giá thị phần dịch vụ là thị phần doanh số TTTMQT tại BIDV Thái Nguyên trong năm:

Thị phần TTTMQT của BIDV Thái Nguyên (%) =

Doanh số TT TMQT tại BIDV TN

× 100% Kim ngạch xuất nhập khẩu

của tỉnh

Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ chiếm lĩnh thị trƣờng trong việc cung cấp sản phẩm TTTMQT.

2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự đa dạng hóa các sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế

- Các loại hình TTTMQT cung cấp cho khách hàng phản ánh mức độ đa dạng về sản phẩm. Điều này thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển hoạt động TTTMQT của NHTM. Các sản phẩm TTTMQT cung cấp càng phong phú, hoạt động TTTMQT càng phát triển và ngƣợc lại.

- Tính đa dạng của sản phẩm TTTMQT còn đƣợc thể hiện qua sự đánh giá của khách hàng qua kết quả điều tra.

2.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài trợ thương mại quốc tế

Các chỉ tiêu này đƣợc thể hiện qua kết quả điều tra khảo sát

+ Hồ sơ, thủ tục TTTMQT: đƣợc đánh giá theo các mức độ quá phức tạp, phức tạp, bình thƣờng, đơn giản, rất đơn giản.

+ Thời gian xử lý công việc: đƣợc đánh giá theo các mức độ rất nhanh, nhanh, nhanh, bình thƣờng, chậm, rất chậm.

+ Khả năng tƣ vấn của cán bộ ngân hàng: đƣợc đánh giá theo các mức độ rất tốt, tốt, bình thƣờng, có tƣ vấn nhƣng chƣa thỏa mãn, chƣa tƣ vấn

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu của dịch vụ: đƣợc đánh giá theo các mức độ rất tốt, tốt, bình thƣờng, chƣa đáp ứng.

+ Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ: đƣợc đánh giá theo các mức độ rất hài lòng, hài lòng, bình thƣờng, chƣa hài lòng

+ Đầu tƣ ứng dụng công nghệ: đƣợc đánh giá theo các mức độ rất hiện đại, hiện đại, bình thƣờng, lạc hậu.

2.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế mại quốc tế

- Khả năng kiểm soát rủi ro tác nghiệp: Rủi ro tác nghiệp xảy ra trong quá trình thao tác, cung cấp dịch vụ, mang tính chủ quan, do trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của các cán bộ tại ngân hàng. Khả năng kiểm soát rủi ro tác nghiệp đƣợc thể hiện bằng số lỗi tác nghiệp.

- Khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng không có khả năng hoàn trả các khoản vay, chiết khấu cho ngân hàng khi đến hạn. Rủi ro tín dụng có thể do khách quan nhƣ khách hàng bị lừa đảo, bị thiên tai, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh, nhƣng cũng có thể do chủ quan trong quá trình thẩm định của ngân hàng nhƣ không tìm hiểu kỹ thông tin về khách hàng, hợp đồng ngoại thƣơng, sai sót trong xử lý bộ chứng từ… Chỉ tiêu để đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng chính là chất lƣợng tín dụng: tỷ lệ nợ xấu, dƣ nợ xấu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Khả năng kiểm soát rủi ro pháp lý: Rủi ro này liên quan đến quy định pháp luật tại mỗi quốc gia và thƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến uy tín của ngân hàng thực hiện giao dịch nhƣ rủi ro rửa tiềnrủi ro cấm vận, tranh chấp… Nguồn luật điều chỉnh quan hệ mua bán theo hợp đồng ngoại thƣơng cũng rất phức tạp, thời gian xử lý các sự việc phát sinh cũng có khi kéo dài hàng năm, từ đó tác động không nhỏ đến việc thực hiện các cam kết của ngân hàng, làm ảnh hƣởng tới uy tín trên thị trƣờng quốc tế. Chỉ tiêu phản ảnh khả năng kiểm soát rủi ro này chính là số lƣợng các sự việc rủi ro diễn ra và đƣợc giải quyết.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI BIDV THÁI NGUYÊN

3.1. Tổng quan về BIDV Thái Nguyên

3.1.1. Giới thiệu về BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tƣớng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc. Là một NHTM quốc doanh có bề dày hoạt động 58 năm, đến nay, BIDV đã trở thành một trong những NHTM Nhà nƣớc hàng đầu Việt Nam và chính thức chuyển sang hình thức ngân hàng TMCP từ tháng 5/2012.

BIDV, với phƣơng châm “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động”, “Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công”, “Chất lƣợng - Tăng trƣởng bền vững - Hiệu quả, an toàn”, đang từng bƣớc thực hiện mục tiêu của mình: “Xây dựng Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam thành Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực với các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tƣ tài chính - tài sản - bất động sản ngang tầm các tập đoàn tài chính ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á”.

Qua hơn 58 năm hình thành và phát triển, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, BIDV đã nhận đƣợc rất nhiều giải thƣởng quốc tế cao quý nhƣ: “Ngân hàng nội địa cung cấp sản phẩm tài trợ thƣơng mại tốt nhất Việt Nam năm 2012” do Tạp chí Euromoney bình chọn, “House of the year, Vietnam - Ngân hàng Việt Nam xuất sắc của năm” do tạp chí Asia Risk trao tặng cho ngân hàng cung ứng các sản phẩm phái sinh và quản trị rủi ro tốt nhất trên thị trƣờng Việt Nam, “Ngân hàng bán

3.1.2. Giới thiệu về BIDV Thái Nguyên

3.1.2.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên) là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, đƣợc thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC- TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết. Qua hơn 55 năm hoạt động, BIDV Thái Nguyên mang các tên gọi khác nhau cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và địa giới hành chính: Chi hàng Kiến thiết Bắc Thái (1957 - 1981); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Bắc Thái (1981- 1990); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Bắc Thái (1990- 1996); Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Thái Nguyên (từ 1997 đến 4/2012). Tháng 5/2012, với việc cổ phần hoá, BIDV chính thức chuyển đổi sang loại hình ngân hàng TMCP và từ đó đến nay, Chi nhánh mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

BIDV Thái Nguyên thực hiện xong dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng từ năm 2005 và trở thành ngân hàng đầu tiên tại địa bàn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào phục vụ hoạt động của mình. Tất cả các giao dịch tại Hội sở chính, các điểm giao dịch đều đƣợc thực hiện trên hệ thống máy tính và các trang thiết bị chuyên dụng hiện đại và đƣợc quản lý tập trung tại Hội sở chính. Hiện nay, BIDV Thái Nguyên là Ngân hàng có mạng lƣới ATM lớn nhất tỉnh, tham gia kết nối thanh toán thẻ trên hệ thống Banknet, Smartlink. Chi nhánh cũng là Ngân hàng đầu tiên triển khai lắp đặt và vận hành máy chấp nhận thẻ (POS) tại các cửa hàng, siêu thị lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)