5. Bố cục của luận văn
2.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát rủi ro trong hoạt động tài trợ
mại quốc tế
- Khả năng kiểm soát rủi ro tác nghiệp: Rủi ro tác nghiệp xảy ra trong quá trình thao tác, cung cấp dịch vụ, mang tính chủ quan, do trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của các cán bộ tại ngân hàng. Khả năng kiểm soát rủi ro tác nghiệp đƣợc thể hiện bằng số lỗi tác nghiệp.
- Khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng không có khả năng hoàn trả các khoản vay, chiết khấu cho ngân hàng khi đến hạn. Rủi ro tín dụng có thể do khách quan nhƣ khách hàng bị lừa đảo, bị thiên tai, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh, nhƣng cũng có thể do chủ quan trong quá trình thẩm định của ngân hàng nhƣ không tìm hiểu kỹ thông tin về khách hàng, hợp đồng ngoại thƣơng, sai sót trong xử lý bộ chứng từ… Chỉ tiêu để đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng chính là chất lƣợng tín dụng: tỷ lệ nợ xấu, dƣ nợ xấu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Khả năng kiểm soát rủi ro pháp lý: Rủi ro này liên quan đến quy định pháp luật tại mỗi quốc gia và thƣờng ảnh hƣởng trực tiếp đến uy tín của ngân hàng thực hiện giao dịch nhƣ rủi ro rửa tiềnrủi ro cấm vận, tranh chấp… Nguồn luật điều chỉnh quan hệ mua bán theo hợp đồng ngoại thƣơng cũng rất phức tạp, thời gian xử lý các sự việc phát sinh cũng có khi kéo dài hàng năm, từ đó tác động không nhỏ đến việc thực hiện các cam kết của ngân hàng, làm ảnh hƣởng tới uy tín trên thị trƣờng quốc tế. Chỉ tiêu phản ảnh khả năng kiểm soát rủi ro này chính là số lƣợng các sự việc rủi ro diễn ra và đƣợc giải quyết.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI BIDV THÁI NGUYÊN