7. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Tác động của tai biến thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế xã hội
Tai biến thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam là tác nhân gây cản trở trực tiếp tới sự phát triển kinh tế, phát triển bền vững, gia tăng đói nghèo; là trở lực lớn trong quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển.
* Về kinh tế
Tai biến thiên nhiên xảy ra và đã làm mất đi nhiều thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước. Chỉ tính riêng trong 12 năm qua (1995 - 2006) thiên tai đã làm khoảng 9.416 người chết và mất tích, bị thương 7.622 người, thiệt hại vật chất ước tính khoảng 61.479 tỷ đồng.
Trong các ngành kinh tế, thì nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão lũ, trong đó, thuỷ sản là ngành chịu rủi ro thiên tai cao nhất, mỗi năm bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng, trong đó bao gồm tàu thuyền bị bão đánh chìm, nuôi trồng thuỷ sản bị nước biển dâng cao cuốn trôi. Như vậy có thể thấy tai biến thiên nhiên đã làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.
* Về xã hội
- Tai biến thiên nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục: Bão, lũ đã phá huỷ hàng trăm ngôi trường, hàng nghìn thiết bị giáo cụ giảng dạy. Làm gián đoạn việc dạy và học. Học sinh và giáo viên thường phải nghỉ học hàng tuần, thậm chí hàng tháng sau bão lũ. Làm sang chấn tâm lý học sinh khi có người
thân bị chết, hoặc thậm chí hàng năm đã có nhiều học sinh bị nước lũ cuốn trôi, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Tai biến thiên nhiên đã làm tăng sự tụt hậu của các tỉnh miền núi, miền trung và đồng bằng sông Cửu Long về giáo dục.
- Tai biến thiên nhiên làm gia tăng sự phân hoá mức sống dân cư, làm cản trở và làm chậm quá trình xoá đói giảm nghèo, đặc biệt ở những vùng thường xuyên phải đối mặt với tai biến. Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt người cần cứu trợ do bị tai biến tự nhiên gây ra. Nhiều người trong số họ vừa mới thoát khỏi nghèo đói thì lại bị tái nghèo bởi tai biến thiên nhiên.
- Tai biến thiên nhiên ảnh hưởng đến ngành du lịch và văn hoá: Tai biến thiên nhiên phá huỷ các công trình di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh, làm giảm lượng khách du lịch vào Việt Nam vào mùa mưa bão.
Các công trình di tích lịch sử sau mỗi mùa mưa bão xuống cấp nghiêm trọng và số tiền cần cho việc tôn tạo lại là rất lớn.
Tai biến thiên nhiên còn gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương như người già, yếu, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em. Tai biến thiên nhiên làm gia tăng dịch bệnh, và chi phí cho khám chữa bệng cũng như điều trị các bệnh do ô nhiễm nguồn nước ngày càng nhiều hơn. Trong vòng 5 năm 2000 - 2005, theo cơ sở dữ liệu của Văn phòng hỗ trợ quốc tế về thảm hoạ thiên tai/Trung tâm nghiên cứu dịch tễ về thảm hoạ, số người bị ảnh hưởng do thiên tai là 11.135.497. Có tới 1.815 người chết, 594 người bị thương. Có tới 76.045 người mất nhà cửa. Mặc dù thiên tai bão lũ, lốc xoáy có chiều hướng ác liệt hơn, nhưng thiệt hại đã giảm do những nỗ lực của công tác phòng chống và giảm nhẹ, như dự báo, khắc phục hậu quả tốt hơn.
* Hậu quả về quốc phòng, an ninh:
- Phá huỷ các công trình quốc phòng, an ninh - Suy giảm nguồn dự trữ của quốc gia
- Mất ổn định đời sống xã hội
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở các nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, liên hệ các kiến thức khoa học, công nghệ, đề tài đã nêu lên các khái niệm về tai biến thiên nhiên, lũ lụt, hạn hán, bão và áp thấp nhiệt đới, lũ quét, trượt lở đất; tác động của tai biến thiên nhiên đến môi trường sinh thái và sự phát triển kinh tế - xã hội. Vận dụng các nội dung nêu trên có thể làm cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu về tai biến thiên nhiên cho một khu vực cụ thể, trong đó có tỉnh Thái Nguyên.
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG VÀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN