Hiện trạng tai biến thiên nhiê nở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống ngọc trại thuộc hệ thống thủy lợi bắc hưng hải​ (Trang 47 - 52)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Hiện trạng tai biến thiên nhiê nở tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Lũ lụt

Mùa lũ ở tỉnh Thái Nguyên bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, trùng với thời kì mùa mưa của tỉnh. Tuy vậy, các năm có thể có lũ sớm hơn và kéo dài

hơn. Tổng lượng dòng chảy trong mùa mưa lũ chiếm trên 60% tổng lượng dòng chảy cả năm. Tháng 8 là tháng có dòng chảy sông ngòi lớn nhất. Mùa kiệt nước tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng dòng chảy của năm.

Bảng 2.8. Những trận lũ lớn ở tỉnh Thái Nguyên [29]

Năm Vị trí Thời gian Mô tả

2015 Sông Cầu Ngày 06, 17; 26/7; 03 - 04/8; và 04, 08, 21/9 Xảy ra 06 trận lũ.

Tại trạm thủy văn Gia Bẩy có 01 trận lũ có đỉnh lũ cao hơn cấp báo động I vào đêm ngày 04/8 với mực nước cao nhất đo được là 25.61m (cao hơn mức báo động cấp I là 61cm).

Đỉnh lũ tại trạm thủy văn Chã là 816 cm, thấp hơn 34 cm so với báo động cấp I. Tại Hồ Núi Cốc, mực nước cao nhất là 46.27 m, cao hơn 27 cm so với báo động cấp I, kéo dài từ ngày 20 - 24/10/2015.

2016 Sông Cầu,

Định Hóa Tháng 7

Trên sông Cầu có 4 trận lũ, ít hơn 6 trận so với trung bình nhiều năm, lũ xuất hiện nhỏ, đỉnh lũ thấp; đỉnh lũ cao nhất đo được tại Gia Bẩy là 2428 cm (thấp hơn 72 cm so với báo động cấp I), tại Chã là 589 cm (thấp hơn 261 cm so với báo động cấp I), tại hồ Núi Cốc là 4650 cm (cao hơn 50 cm so với mức báo động cấp I). Trên sông Cầu có 4 trận lũ, ít hơn 6 trận so với trung bình nhiều năm, lũ xuất hiện nhỏ, đỉnh lũ thấp; đỉnh lũ cao nhất đo được tại Gia Bẩy là 2428 cm (thấp hơn 72 cm so với báo động cấp I), tại Chã là 589 cm (thấp hơn 261 cm so với báo động cấp I), tại hồ Núi Cốc là 4650 cm (cao hơn 50 cm so với mức báo động cấp I).

2017 Tháng 7, tháng 8

Trên sông Cầu xuất hiện 15 trận lũ nhỏ; mực nước đỉnh lũ cao nhất tại trạm thủy văn Gia Bẩy là 2.547cm (cao hơn 47cm so với mức báo động cấp I), tại trạm thủy văn Chã là 666cm (thấp hơn 184cm so với mức báo động cấp I).

2018

Sông Cầu

Tháng 8

Trên sông Cầu xuất hiện 11 trận lũ, nhiều hơn 01 trận so với TBNN; Mực nước đỉnh lũ cao nhất tại trạm thủy văn Gia Bẩy là 2553 cm, cao hơn 53 cm so với báo động cấp I (BĐI: 2500cm), xuất hiện ngày 29/8/2018, cao hơn 07 cm so với đỉnh lũ năm 2017; tại trạm thủy văn Chã là 768 cm, thấp hơn 82 cm so với báo động cấp I (BĐI: 850 cm) và cao hơn 102 cm so với đỉnh lũ năm 2017 Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình Cuối tháng 8, đầu tháng 9

Xảy ra mưa lớn gây ra lũ, ngập úng, sạt lở đất trên địa bàn huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Bình.

2019 Sông Cầu Tháng 8, tháng 9

Trên sông Cầu xuất hiện 11 trận lũ, nhiều hơn 01 trận so với TBNN. Mực nước đỉnh lũ cao nhất tại trạm thủy văn Gia Bẩy là 2643 cm, cao hơn 43 cm so với báo động cấp II (BĐII: 2600 cm), cao hơn 64cm so với TBNN (TBNN: 2579 cm) và cao hơn 90cm so với đỉnh lũ năm 2018 là 2553 cm.

Qua thống kê cho thấy, lũ lụt ở Thái Nguyên chủ yếu xảy ra trên sông Cầu, mùa lũ trùng với thời kì mưa nhiều trên địa bàn tỉnh. Số trận lũ tính trung bình hàng năm trên lưu vực sông Cầu thường xuất hiện từ 8 - 10 trận lũ. Trong

đó có khoảng 3 - 4 trận lũ lớn, đặc biệt có những trận kèm theo lũ quét. Các trận lũ diễn ra trong thời gian ngắn từ 2 - 3 ngày và gây thiệt hại không đáng kể.

2.2.2. Bão và áp thấp nhiệt đới

Bảng 2.9. Các cơn bão ở tỉnh Thái Nguyên [29]

Năm

Tên bão và áp

thấp nhiệt đới

Thời gian Mô tả

2015 Bão số 1 Tháng 6 Xuất hiện 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có cơn bão số 1 ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thái Nguyên.

2016 Bão số 1 Tháng 7 - Theo số liệu từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tổng lượng mưa đo được từ 19h ngày 27/7 đến 13h ngày 29/7 tại Điềm Mạc - Định Hóa (308mm), Định Hóa (216mm), Đại Từ (213mm), Phú Bình (197mm), Thái Nguyên (94mm), Thác Bưởi - Đồng Hỷ (162mm), Đu - Phú Lương (87mm), Giang Tiên - Phú Lương (213mm) … Tại huyện Võ Nhai hồi 17h30’ ngày 27/7 mưa giông làm cây gẫy, tường nhà đổ và làm ngã người đi đường. Ngập úng xảy ra tại huyện Phú Bình, Định Hóa và Phú Lương. Mưa lớn gây sạt lở đất tại huyện Đồng Hỷ, Định Hóa; làm sập nhà dân tại TP Thái Nguyên.

Bão số 2 Tháng 8 Trên địa bàn huyện Võ Nhai đã xảy giông, lốc; tại thời điểm đó lượng mưa không lớn nhưng đến 13h00’ ngày 03/8 lượng mưa đo được tại trạm Võ Nhai là 121mm. Hồi 13h15’ ngày 04/8 xảy ra mưa giông trong thời gian ngắn tại TP. Thái Nguyên gây thiệt hại về tài sản. Bão số 3 Tháng 9 Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa đo được tại Định Hoá: 73 mm, Đại Từ: 96 mm, Yên Lãng (Đại Từ): 116 mm, Núi Cốc: 121 cm, Ký Phú (Đại Từ): 144 cm. Mưa giông

ảnh hưởng đến tài sản của các hộ dân trên địa bàn các huyện Đại Từ, Phú Lương và Thị xã Phổ Yên; gây sạt lở đất tại huyện Đại Từ.

2017 - Bão số 2 - Bão số 6 - Áp thấp nhiệt đới Ngày 17/7 - 18/7; 24/8 - 25/8 Và 25/9 - 26/9

Mưa lớn trên địa bàn tỉnh, gây ngập lụt, cuốn trôi gia súc, gia cầm, nhà dân bị tốc mái, làm hư hỏng đường xá, cầu cống. 2018 - Bão số 3 - Bão số 4 - Áp thấp nhiệt đới Ngày 19 - 20/7; 16 - 17/8 và 18 - 19/9

Mưa lớn trên địa bàn tỉnh, gây ngập lụt, cuốn trôi gia súc, gia cầm, nhà dân bị tốc mái, làm hư hỏng đường xá, cầu cống. 2019 - Bão số 2 - Bão số 3 - Bão số 4 Ngày 02 - 04/7; 31/7 - 03/8 và 28 - 30/8

Mưa lớn trên địa bàn tỉnh, gây ngập lụt, cuốn trôi gia súc, gia cầm, nhà dân bị tốc mái, làm hư hỏng đường xá, cầu cống.

Hàng năm, có 8 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Trong số đó, có 2 - 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Thái Nguyên, gây ra các hiện tượng mưa lớn kéo dài. Các cơn bão kèm theo mưa lớn thường gây ra các hiện tượng như sạt lở đất, sập nhà, tốc mái, sập đổ các công trình… gây thiệt hại về người và của tại địa phương có bão.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống ngọc trại thuộc hệ thống thủy lợi bắc hưng hải​ (Trang 47 - 52)