Các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống ngọc trại thuộc hệ thống thủy lợi bắc hưng hải​ (Trang 74 - 77)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Các nhân tố kinh tế xã hội

2.3.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Những năm gần đây, hoạt động của con người đang là một trong những nguyên nhân làm cho tai biến thiên nhiên có chiều hướng gia tăng và nguy hiểm hơn.

Việc tàn phá rừng tự nhiên đã làm mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Mất rừng đã làm giảm khả năng điều hòa dòng chảy tự nhiên, làm cho dòng chảy lũ vốn đã nguy hiểm do độ dốc lớn nay lại thiếu sự che chắn của cây rừng càng trở nên nguy hiểm hơn. Không còn cây rừng thì chỉ sau khi kết thúc mưa một thời gian đất đai lại trở nên khô cằn, dòng chảy cạn kiệt.

Trên thực tế, ngày càng nhiều những khu rừng bị khai thác quá mức, hoặc bị lâm tặc tàn phá như ở rừng Khuôn Mánh (Võ Nhai), rừng Ngàn Me (Đồng Hỷ), rừng đặc dụng ở Thần Sa (Võ Nhai), rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc (Đại Từ),…

Con người là tác nhân quan trọng, làm thay đổi các điều kiện tự nhiên, làm cho tai biến trượt lở được kích hoạt và mạnh lên ở một số khu vực. Đáng kể nhất là nạn phá rừng đầu nguồn, các hoạt động kinh tế như làm đường, xây dựng hồ, đập dâng, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng...Đặc biệt, việc khai thác vàng trái phép trên địa bàn các xã Thần Sa và xã Cây Thị,…

2.3.2.2. Các ngành kinh tế

Hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp ngày càng tăng cả về diện tích lẫn sản lượng, kéo theo đó là mở rộng diện tích đất canh tác, đất trống đồi trọc tăng dẫn đến gia tăng lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô; các loại đất sử dụng cho mục đích đất khác bị glây hóa, bạc màu, xói mòn và ô nhiễm.

Hoạt động sản xuất công nghiệp - xây dựng đặc biệt là hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng. Ví dụ như hoạt động của các mỏ khai thác đá ở trên địa bàn tỉnh đã tác động xấu đến môi trường, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 100 mỏ khai thác đá được phép hoạt động (Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ,…), tuy nhiên những mỏ này đã được khai thác lâu dài, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và gây ra các hiện tượng như sạt lở, ô nhiễm môi trường,…

Việc xây dựng các hồ chứa nước và các công trình thủy điện, sự xuất hiện của các công trình giao thông với taluy dốc cũng là yếu tốc dẫn đến các hiện tượng sạt lở đất khi có mưa lớn kéo dài như ở ven tỉnh lộ 261, ven Quốc lộ 1,…

Tiểu kết chương 2

Các tai biến thiên nhiên ở tỉnh Thái Nguyên (lũ lụt, hạn hán, bão và áp thấp nhiệt đới, sạt lở đất, các hiện tượng thời tiết cực đoan) xảy ra với diễn biến phức tạp của nó đã và đang gây tổn thất lớn đến người dân, không chỉ tính mạng mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và suy giảm chất lượng môi trường tự nhiên.

Các nhân tố tác động gây tai biến thiên nhiên tỉnh Thái Nguyên bao gồm: điều kiện địa chất, địa hình, chế độ mưa; các hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới, chế độ thủy văn phân hóa sâu sắc theo mùa; lớp phủ thổ nhưỡng, sinh vật đang ngày càng xuống cấp; sự thiếu hiểu biết của con người trong việc bảo vê môi trường sinh thái và các hoạt động kinh tế - xã hội chưa chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH TAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế đến khả năng lấy nước của cống ngọc trại thuộc hệ thống thủy lợi bắc hưng hải​ (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)